Một số tiêu chí đánh giá hiệu quả huy động vốn của NHTM

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần quốc tế Việt Nam chi nhánh Vĩnh Phúc (Trang 32 - 114)

6. Kết cấu của luận văn

1.2.2.Một số tiêu chí đánh giá hiệu quả huy động vốn của NHTM

Hoạt động của các ngân hàng là hoạt động với mục đích có lãi và trong điều kiện nguồn lực ngày càng khan hiếm thì buộc các ngân hàng phải quan tâm đến hiệu quả hoạt động. Nâng cao hiệu quả trong hoạt động là cơ sở vật

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ chất để đảm bảo sự tồn tại và phát triển của các ngân hàng nói riêng và cho nền kinh tế nói chung. Huy động vốn là một hoạt động quan trọng của ngân hàng thương mại, vì vậy muốn nâng cao hiệu quả hoạt động thì phải nâng cao hiệu quả huy động vốn. Hiệu quả huy động vốn là phạm trù phức tạp, phản ánh trình độ huy động nguồn lực nhằm đạt được các mục tiêu kinh doanh (Frediric S. Mishkin, 1995). [3]

Do vậy, khi xem xét hiệu quả huy động vốn, xét cả về mặt định tính và định lượng có thể đánh giá dựa trên các tiêu thức chính sau:

• Quy mô và cơ cấu vốn huy động. • Chi phí huy động vốn.

• Sự phù hợp giữa mục đích huy động với yêu cầu sử dụng vốn.

1.2.2.1. Quy mô và cơ cấu vốn huy động * Quy mô vốn huy động

Các ngân hàng luôn kiểm soát chặt chẽ nguồn vốn huy động, để đảm bảo khả năng chi trả và khi có nhu cầu vốn bất ngờ ( để không phải huy động từ các nguồn với chi phí cao). Thông thường, ngay từ đầu năm tài chính các ngân hàng đều lập kế hoạch huy động vốn, và tiến hành huy động trong năm để có được lượng huy động thực tế. Và các ngân hàng thương mại thường dùng tỷ lệ hoàn thành kế hoạch huy động (TLHTKHHĐ) để đánh giá quy mô vốn huy động được.

TLHTKH =

Tổng vốn huy động

(%) = A Kế hoạch huy động

Nếu tỷ lệ hoàn thành kế hoạch huy động ( A > 100%), tức là lượng vốn huy động thực tế lớn hơn kế hoạch. Khi đó ngân hàng phải cố gắng sử dụng hợp lý số vốn thừa (theo kế hoạch), nếu không chi phí sẽ tăng do không sinh lời mà vẫn phải trả lãi và các chi phí huy dộng khác. Ngược lại, nếu tỷ lệ này nhỏ hơn 100%, điều đó nghĩa là, ngân hàng sẽ phải huy động từ các nguồn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ khác (nếu cần) để bổ sung vốn hoạt động. Khi đó, có thể ngân hàng sẽ mất thêm chi phí hoặc mất cơ hội tăng thu nhập, làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh ngân hàng. Tuy vậy tỷ lệ này không phải bằng 100% là tốt nhất, mà phải căn cứ vào nhu cầu sử dụng vốn thực tế.

Ngoài ra để đánh giá hiệu quả huy động vốn dựa vào quy mô vốn huy động, người ta còn dùng chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng vốn huy động. Chỉ tiêu này được xác định như sau:

Tốc độ tăng trưởng vốn huy động (%) = Tổng vốn huy động năm “t” x 100 = B Tổng vốn huy động năm “t -1”

Nếu B >100% cho thấy vốn huy động năm t lớn hơn năm t -1, hay chứng tỏ vốn huy động vốn có tăng tưởng và là chỉ dấu cho thấy hoạt động huy động vốn có hiệu quả. Ngược lại nếu B < hoặc bằng 100% cho thấy vốn huy động giữ nguyên hoặc giảm so với năm trước hay nói cách khác vốn huy động không tăng trưởng và NHTM cần tăng cường các giải pháp để tăng cường huy động vốn cho các kỳ tiếp theo.

* Cơ cấu nguồn vốn

Cơ cấu nguồn vốn huy động có vai trò quan trọng trong hoạt động ngân hàng. Khi xem xét cơ cấu nguồn vốn, người ta thường xét tỷ lệ vốn huy động từ các nguồn trên tổng vốn huy động. Đây là việc làm cần thiết khi ngân hàng xem xét hiệu quả huy động vốn, bởi vì, kỳ hạn , lãi suất, sự ổn định của từng nguồn vốn cụ thể sẽ ảnh hưởng đến kỳ hạn , lãi suất, sự ổn định của tổng nguồn vốn huy động. Tỷ lệ này được thể hiện qua công thức:

Lượng vốn huy động từ nguồn cụ thể

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Tỷ lệ huy động từ

các nguồn

=

Tổng vốn huy động

x 100 = C

Việc huy động, điều chỉnh tỷ lệ này sẽ do nhu cầu sử dụng vốn thực tế của từng nguồn cụ thể. Cơ cấu nguồn vốn là hợp lý khi cơ cấu đó phù hợp với kế hoạch sử dụng vốn, và có chi phí huy động thấp.

Khi xác định quy mô và cơ cấu nguồn vốn cũng cần tính đến tính thanh khoản của nguồn vốn. Tính thanh khoản của nguồn vốn được đo bằng khả năng tìm kiếm nguồn vốn mới với chi phí và thời gian ít nhất.

1.2.2.2. Chi phí huy động vốn

Do chi phí huy động vốn tác động trực tiếp đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng nên khi xét hiệu quả huy động vốn, ta phải xét đến chi phí huy động vốn. Chi phí huy động vốn được tính như sau:

Chi phí huy động vốn = Lãi trả cho nguồn huy động + Chi phí khác. Trong đó, lãi trả cho nguồn huy động là thành phần quan trọng ảnh hưởng đến quy mô và hiệu quả huy động: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

● Lãi trả nguồn huy động = Quy mô huy động x Lãi suất huy động ● Chi phí huy động khác trong huy động vốn rất đa dạng, và không ngừng gia tăng trong điều kiện các ngân hàng gia tăng cạnh tranh phi lãi suất. Nó bao gồm chi phí trả trực tiếp cho người gửi tiền (quà tặng, quay số trúng thưởng, kèm bảo hiểm…), chi phí tăng tính tiện ích cho người gửi tiền (mở chi nhánh, quầy phòng, điểm huy động, trang bị máy đếm, soi tiền cho khách kiểm tra, huy động tại nhà, tại cơ quan…), chi phí lương cán bộ phòng nguồn vốn, chi phí bảo hiểm tiền gửi…Một số chi phí khác được tính chung vào chi phí quản lý và rất khó phân bổ cho hoạt động huy động vốn.

Việc xác định chi phí huy động vốn là công việc phức tạp và khó khăn, quyết định tới hiệu quả huy động vốn của ngân hàng thương mại. Vì vậy, huy

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ động vốn được coi là hiệu quả xét trên phương diện chi phí khi:

● Ngân hàng huy động được vốn với chi phí thấp để sử dụng, trong khi vẫn đạt được yêu cầu về sự phù hợp giữa huy động và sử dụng vốn.

● Ngân hàng quản lý chi phí thường xuyên, coi đây là công việc quan trọng, vì khi có thay đổi cơ cấu nguồn hay lãi suất đều làm thay đổi chi phí trả lãi.

Thông thường các ngân hàng chịu chi phí thấp với nguồn có thời hạn ngắn do tính ổn định không cao, và ngược lại chịu chi phí cao với nguồn có thời hạn dài do tính ổn định của nó.

Việc chi phí vốn huy động sẽ tác động đến thu nhập của việc sử dụng nguồn vốn huy động, vì thế các ngân hàng luôn tìm cách giảm tối đa chi phí để tăng lợi nhuận. Thu nhập sẽ là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá hiệu quả huy động vốn.

Chỉ tiêu này được tính như sau:

Thu nhập từ sử dụng vốn = Doanh thu từ lãi sử dụng vốn - Chi phí huy động vốn .

Ngoài ra, để xem xét hiệu quả huy động vốn, người ta cũng thường sử dụng thêm chỉ tiêu: Tỷ suất lợi nhuận vốn huy động (TSLNVHĐ). Chỉ tiêu này được tính theo công thức sau:

TSLNVHĐ =

Thu nhập sau thuế vốn huy động

(%) = D Chi phí vốn huy động

Tỷ suất này càng cao thì hiệu quả huy động vốn càng cao.

Ngoài ra dựa vào chi phí sử dụng vốn người ta còn sử dụng chỉ tiêu tỷ lệ chi phí huy động vốn để đánh giá hiệu quả hoạt động huy động vốn. Chỉ tiêu này được xác định như sau:

Tỷ lệ chi phí vốn =

Tổng chi phí huy động vốn trong năm

x 100 = E Tổng vốn huy động trong năm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ huy động (%)

Với chỉ tiêu này thì E càng thấp chứng tỏ hiệu quả huy động vốn càng cao và ngược lại.

1.2.2.3. Tính cân đối của cơ cấu nguồn vốn huy động

Hoạt động chính của ngân hàng thương mại là huy động vốn để sử dụng nhằm thu lợi nhuận. Theo đó ngân hàng sẽ chuyển hóa nguồn vốn - tiền gửi, tiền vay, vốn của chủ - thành các loại tài sản như ngân quỹ, tín dụng, chứng khoán, các tài sản khác theo một phương thức thích hợp, nhằm thỏa mãn các mục tiêu mà ngân hàng đặt ra (Frediric S. Mishkin, 1995) .

Tài sản mang lại thu nhập chủ yếu cho ngân hàng còn nguồn vốn liên quan tới chi phí chủ yếu của ngân hàng, chi phí trả lãi. Quy mô huy động càng tăng, tài sản càng tăng, khả năng sinh lời có thể càng lớn hơn hoặc ngược lại. Nếu dùng chỉ tiêu chênh lệch thu chi từ lãi ( thu nhập từ lãi - chi phí trả lãi) để đo mối liên hệ sinh lời giữa nguồn vốn và tài sản, thì sinh lời tăng khi lãi suất bình quân của tài sản phải lớn hơn lãi suất bình quân của nguồn vốn, hoặc lãi suất biên của tài sản phải lớn hơn lãi suất biên của nguồn vốn. Điều này có nghĩa là nguồn vốn và sự gia tăng nguồn vốn với quy mô và cấu trúc nhất định, cần được phân bổ (tạo thành) các tài sản sinh lời thích hợp.

Quy mô và cấu trúc tiền gửi liên quan chặt chẽ đến ngân quỹ và chứng khoán thanh khoản cũng như kỳ hạn nợ của các khoản tín dụng. Một số ngân hàng từ cấu trúc, tính ổn định và thanh khoản của nguồn, sẽ quyết định cấu trúc, tính thanh khoản của tài sản. Nguồn tiền suy giảm nhanh và mạnh sẽ đẩy ngân hàng đến phá sản. Ngược lại, một danh mục tài sản nếu bao gồm phần lớn các tài sản rủi ro thấp sẽ hạn chế thu nhập của ngân hàng, hạn chế ngân hàng mở rộng quy mô trong môi trường kinh doanh đầy biến động. Khả năng mở rộng thị trường nguồn vốn của ngân hàng sẽ bị giảm sút.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ của nguồn vốn huy động, chỉ tiêu được sử dụng là tỷ lệ vốn được sử dụng (cho vay, đầu tư). Chỉ tiêu này được xác định như sau:

Tỷ lệ vốn được sử dụng (cho vay, đầu tư) =

Tổng vốn được sử dụng (cho vay, đầu tư) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

= H Tổng vốn huy động

Nếu H càng cao chứng tỏ hoạt động huy động vốn càng có hiệu quả và hoạt động huy động vốn chỉ đạt hiệu quả tối đa khi H = 1, khi đó vốn sử dụng cho vay, đầu tư được tài trợ hoàn toàn toàn bằng lượng vốn huy động trong kỳ.

Nếu H > 1, khi đó tổng vốn được sử dụng cho vay đầu tư vượt quá lượng vốn huy động do đó NHTM phải huy động thêm vốn trên thị trường liên ngân hàng để bổ sung cho lượng thiếu hụt đó.

1.3. Các yếu tố ảnh hƣởng đến hiệu quả huy động vốn của NHTM

1.3.1. Các nhân tố chủ quan

* Các hình thức huy động vốn: Hình thức huy động vốn của ngân hàng ngày càng phong phú, linh hoạt bao nhiêu thì khả năng thu hút vốn từ nền kinh tế càng lớn bấy nhiêu. Điều này xuất phát từ sự khác nhau trong nhu cầu và tâm lí của các tầng lớp dân cư. Mức độ đa dạng các hình thức huy động càng cao thì dễ dàng đáp ứng một cách tối đa nhu cầu của dân cư, vì họ đều tìm thấy cho mình một hình thức gửi tiền phù hợp mà lại an toàn.

* Năng lực và trình độ cán bộ ngân hàng: Về phương diện quản lí, nếu

ngân hàng có trình độ quản lí tốt sẽ có khả năng tư vấn phù hợp cho khách hàng đem lại hiệu quả cao thì sẽ thu hút được khách hàng đến với mình. Mặt khác, quản lí tốt sẽ đảm bảo được an toàn vốn, tăng uy tín, tạo điều kiện tốt cho công tác huy động vốn của ngân hàng.

Về trình độ nghiệp vụ: Trình độ của cán bộ ngân hàng ảnh hưởng lớn tới chất lượng phục vụ, chi phí dịch vụ làm ảnh hưởng tới việc thu hút vốn của ngân hàng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

* Chính sách huy động vốn của ngân hàng: Lãi suất là nhân tố quan

trọng khi khách hàng gửi tiền. Lãi suất cũng là một chính sách quan trọng trong hoạt động ngân hàng. Chính sách lãi suất của ngân hàng phải thể hiện được sự linh hoạt, hấp dẫn khách hàng đồng thời đem lại lợi nhuận cho ngân hàng. Hiện nay, các ngân hàng thường sử dụng công cụ lãi suất để cạnh tranh thu hút tiền gửi.

* Uy tín của ngân hàng: Uy tín của ngân hàng thể hiện qua quá trình

hoạt động của ngân hàng, loại hình ngân hàng, quy mô vốn, trình độ cán bộ ngân hàng, gia trị thương hiệu, hay kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Các ngân hàng có thể tạo uy tín cho mình bằng cách làm cho người gửi tiền tin tưởng về phong cách phục vụ, khoản tiền gửi phải được trả lại cả gốc và lãi đúng hạn.

* Các dịch vụ do ngân hàng cung cấp: Ngoài cạnh tranh về lãi suất, thì

việc cung cấp đa dạng các dịch vụ cũng đóng vai trò quan trọng, bởi vì việc duy trì lãi suất huy động cao trong thời gian dài là rất khó thực hiện (điều này làm tăng chi phí hoạt động, làm giảm lợi nhuận). Bên cạnh dó, trong điều kiện cạnh tranh như hiện nay, lãi suất của các ngân hàng là tương đối đồng đều, thì việc đa dạng và nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng là giải pháp cần được chú trọng. Do vậy, sự đa dạng trong các sản phẩm huy động vốn như: đa dạng về kỳ hạn tiền gửi, đa dạng về loại tiền gửi, đa dạng về lãi suất…nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người gửi tiền cũng là nhân tố quan trọng trong việc thu hút khách hàng.

* Công nghệ ngân hàng: Nếu ngân hàng cung ứng dịch vụ một cách

chuyên nghiệp, đơn giản, thuận tiện, áp dụng công nghệ hiện đại vào dịch vụ ngân hàng, thì sẽ dạt hiệu quả cao hơn. Với mức sống và nhận thức ngày càng cao như hiện nay, khách hàng ngày càng yêu cầu phải nâng cao chất lượng các dịch vụ ngân hàng. Để có thể đáp ứng được nhu cầu đó, đòi hỏi ngân hàng phải không ngừng nâng cấp công nghệ ngân hàng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

* Hoạt động Marketing ngân hàng : Marketing đã trở thành hoạt động

không thể thiếu trong các doanh nghiệp nói chung và trong các NHTM nói riêng. Marketing ngân hàng là một hệ thống tổ chức quản lý của một ngân hàng để đạt được mục tiêu đặt ra là thỏa mãn tốt nhất nhu cầu về vốn, về các dịch vụ khác của ngân hàng đối với nhóm khách hàng lựa chọn bằng các chính sách, các biện pháp hướng tới mục tiêu cuối cùng là tối đa hóa lợi nhuận. Nếu một ngân hàng có hoạt động Marketing bài bản thì không chỉ hoạt động huy động vốn mà các dịch vụ khác của ngân hàng cũng có hiệu quả hơn.

* Mức độ thâm niên của một ngân hàng: Đối với các khách hàng

khi cần giao dịch với một ngân hàng thì bao giờ họ cũng dành phần ưu ái đối với một ngân hàng có thâm niên hơn là một ngân hàng mới thành lập. Bởi vì, theo họ thì một ngân hàng thâm niên là một ngân hàng có uy tín, vững vàng trong nghiệp vụ, có nguồn vốn và có khả năng thanh toán cao. Do vậy, mức độ thâm niên về một khía cạnh nào đó cũng tạo ra được lòng tin đối với khách hàng.

* Mạng lưới phục vụ cho việc huy động vốn: Mạng lưới huy động vốn

của các ngân hàng thường biểu hiện qua việc tổ chức các quĩ tiết kiệm. Mạng lưới huy động không chỉ được mở rộng tạo điều kiện thuận lợi cho người gửi

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần quốc tế Việt Nam chi nhánh Vĩnh Phúc (Trang 32 - 114)