6. Kết cấu của luận văn
2.6. Hệ thống các tiêu chí nghiên cứu
- Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch huy động vốn
TLHTKH = Tổng vốn huy động (%) Kế hoạch huy động
Nếu tỷ lệ hoàn thành kế hoạch huy động ( A > 100%), tức là lượng vốn huy động thực tế lớn hơn kế hoạch. Khi đó ngân hàng phải cố gắng sử dụng hợp lý số vốn thừa (theo kế hoạch), nếu không chi phí sẽ tăng do không sinh lời mà vẫn phải trả lãi và các chi phí huy dộng khác. Ngược lại, nếu tỷ lệ này nhỏ hơn 100%, điều đó nghĩa là, ngân hàng sẽ phải huy động từ các nguồn khác (nếu cần) để bổ sung vốn hoạt động. Khi đó, có thể ngân hàng sẽ mất thêm chi phí hoặc mất cơ hội tăng thu nhập, làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh ngân hàng. Tuy vậy tỷ lệ này không phải bằng 100% là tốt nhất, mà phải căn cứ vào nhu cầu sử dụng vốn thực tế.
- Cơ cấu nguồn vốn huy động theo tốc độ tăng trưởng và tỷ trọng.
Tỷ lệ huy động từ các nguồn =
Lượng vốn huy động từ
nguồn cụ thể x 100 Tổng vốn huy động
Việc huy động, điều chỉnh tỷ lệ này sẽ do nhu cầu sử dụng vốn thực tế của từng nguồn cụ thể. Cơ cấu nguồn vốn là hợp lý khi cơ cấu đó phù hợp với kế hoạch sử dụng vốn, và có chi phí huy động thấp.
- Tốc độ tăng trưởng vốn huy động
Tốc độ tăng trưởng vốn huy động (%) = Tổng vốn huy động năm “t” x 100
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Tổng vốn huy động
năm “t -1”
Nếu B >100% cho thấy vốn huy động năm t lớn hơn năm t -1, hay chứng tỏ vốn huy động vốn có tăng tưởng và là chỉ dấu cho thấy hoạt động huy động vốn có hiệu quả. Ngược lại nếu B < hoặc bằng 100% cho thấy vốn huy động giữa nguyên hoặc giảm so với năm trước hay nói cách khác vốn huy động không tăng trưởng và NHTM cần tăng cường các giải pháp để tăng cường huy động vốn cho các kỳ tiếp theo.
- Tỷ lệ chi phí huy động vốn Tỷ lệ chi phí vốn huy động (%) = Tổng chi phí huy động vốn trong năm x 100 Tổng vốn huy động trong năm
Với chỉ tiêu này thì E càng thấp chứng tỏ hiệu quả huy động vốn càng cao và ngược lại.
- Tỷ lệ vốn được sử dụng (cho vay và đầu tư) trên tổng vốn huy động
Tỷ lệ vốn được sử dụng (cho vay, đầu tư) =
Tổng vốn được sử dụng (cho vay, đầu tư)
Tổng vốn huy động
Nếu H càng cao chứng tỏ hoạt động huy động vốn càng có hiệu quả và hoạt động huy động vốn chỉ đạt hiệu quả tối đa khi H = 1, khi đó vốn sử dụng cho vay, đầu tư được tài trợ hoàn toàn toàn bằng lượng vốn huy động trong kỳ.
Nếu H > 1, khi đó tổng vốn được sử dụng cho vay đầu tư vượt quá lượng vốn huy động do đó NHTM phải huy động thêm vốn trên thị trường liên ngân hàng để bổ sung cho lượng thiếu hụt đó.
- Lãi suất huy động vốn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Quy mô vốn huy động
Lãi suất huy động là chỉ tiêu quan trọng đánh giá hiệu quả huy động vốn của NHTM. Nếu lãi suất huy động thấp qua đó làm chênh lệch giữa lãi suất huy động với lãi suất cho vay lớn chứng tỏ hoạt động huy động vốn có hiệu quả và ngược lại.
- Thu nhập từ sử dụng vốn
Thu nhập từ sử dụng vốn = Doanh thu từ lãi sử dụng vốn – Chi phí huy động vốn .
Việc chi phí vốn huy động sẽ tác động đến thu nhập của việc sử dụng nguồn vốn huy động, vì thế các ngân hàng luôn tìm cách giảm tối đa chi phí để tăng lợi nhuận. Thu nhập sẽ là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá hiệu quả huy động vốn.
- Tỷ suất lợi nhuận vốn huy động
TSLNVHĐ =
Thu nhập sau thuế vốn huy động
(%) Chi phí vốn huy động
Tỷ suất này càng cao thì hiệu quả huy động vốn càng cao.
Kết luận chƣơng 2
Để có thể tiến hành các phân tích, đánh giá hiệu quả hoạt động huy động vốn thì phương pháp nghiên cứu là rất cần thiết. Trong chương này tác giả đã đề xuất các câu hỏi nghiên cứu, các phương pháp thu thập số liệu và các phương pháp phân tích số liệu. Đặc biệt tác giả hệ thống lại các chỉ tiêu liên quan đến hoạt động huy động vốn và hiệu quả hoạt động huy động vốn làm cơ sở cho việc phân tích và đánh giá ở chương 3.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Chƣơng 3
THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN VÀ HIỆU QUẢ
HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN QUỐC TẾ VIỆT NAM - CHI NHÁNH VĨNH PHÚC