Các hoạt động kinh doanh chủ yếu của Chi nhánh

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần quốc tế Việt Nam chi nhánh Vĩnh Phúc (Trang 62 - 69)

6. Kết cấu của luận văn

3.1.3. Các hoạt động kinh doanh chủ yếu của Chi nhánh

3.1.3.1. Hoạt động huy động vốn

Vốn là điều kiện tiền đề đối với bất kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh nào. Đối với hoạt động của ngân hàng thì vốn là nguồn lực chủ yếu giúp ngân hàng có thể hoạt động được. Thời gian qua, Chi nhánh đã áp dụng nhiều chính sách nhằm tăng cường hoạt động huy động vốn.

Giai đoạn 2011 - 2013 là giai đoạn nền kinh tế vẫn còn gặp nhiều khó khăn tuy nhiên đây là giai đoạn đánh dấu quá trình phục hồi của nền kinh tế do đó hoạt động kinh doanh nói chung, hoạt động huy động vốn nói riêng của Chi nhánh cũng đạt được những kết quả tích cực.

3.1.3.2. Hoạt động cho vay

Đối với Việt Nam, năm 2011 - 2012 nền kinh tế tài chính dường như vẫn đang trong thời kỳ gánh chịu những tác động đỉnh điểm của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Những bất ổn của nền kinh tế vĩ mô (tình trạng nợ xấu, phá sản...), cùng chính sách thắt chặt tiền tệ đã tác động mạnh đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nói chung và các ngân hàng nói riêng. Trong bối cảnh đó, thực hiện các chiến lược kinh doanh chung cho toàn hệ thống do HĐQT và Ban Điều hành đề ra; Ban giám đốc Chi nhánh đã xác định cho mình định hướng phát triển và tăng trưởng thận trọng để phù hợp

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ với diễn biến của thị trường, đảm bảo phát triển an toàn cho Chi nhánh và cả hệ thống và duy trì nền tảng vững chắc cho ngân hàng. Tam giác chiến lược Quản trị Tăng trưởng - Quản trị Rủi ro - Quản trị Hiệu quả đã được Chi nhánh thực hiện sâu sắc hóa trong mọi nỗ lực giúp Chi nhánh tối ưu hoá hoạt động kinh doanh, tạo sự khác biệt mà vẫn đảm bảo tăng trưởng và lợi nhuận trong bối cảnh khó khăn. Tam giác chiến lược này đã được xây dựng thành những chương trình hành động, xuyên suốt và được truyền thông một cách liên tục tới các cấp quản lý của ngân hàng nhằm đảm bảo sự thực thi được đồng nhất và đem lại kết quả hết sức đáng khích lệ cho Chi nhánh.

Năm 2013 được đánh giá là một năm tiếp tục khó khăn của nền kinh tế. Chính phủ vẫn kiên trì thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt, ưu tiên ổn định vĩ mô, lạm phát được kiềm chế mức thấp hợp lý. Việc giải quyết được nợ xấu ngân hàng, khơi thông thị trường bất động sản và thực hiện tái cấu trúc doanh nghiệp Nhà nước là động lực quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2013. Đối với ngân hàng và các tổ chức tín dụng, năm 2013 tiếp tục là một năm nhiều thách thức nhưng được kỳ vọng sẽ không tác động tiêu cực hơn năm 2012 vừa qua. Việc giải quyết nợ xấu và tái cấu trúc ngân hàng vẫn là những vấn đề được quan tâm hàng đầu đối với ngành ngân hàng. Cải thiện tình hình tăng trưởng tín dụng được hầu hết các ngân hàng ưu tiên, trong đó các ngân hàng tiếp tục tập trung vốn cho các lĩnh vực, ngành quan trọng nhằm thúc đẩy nền kinh tế phát triển (nông nghiệp, nông thôn; xuất khẩu; công nghiệp phụ trợ) và hạn chế cấp tín dụng để đầu tư kinh doanh bất động sản và kinh doanh chứng khoán.Với bối cảnh đó, Chi nhánh đã duy trì một chính sách kinh doanh thận trọng, tăng trưởng có chọn lọc hướng tới một phân khúc khách hàng tập trung hơn, chú trọng đầu tư cho các sản phẩm phi tín dụng, ưu tiên bổ sung nguồn lực vào địa bàn có tỉ trọng đóng góp cao cho nền kinh tế,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ quản lý chặt chẽ hiệu quả chi phí trên từng đồng thu nhập, tiếp tục quá trình hoàn thiện bộ máy quản lý rủi ro theo tiêu chuẩn quốc tế. Định hướng kinh doanh này đã được hỗ trợ bởi các nỗ lực trong việc duy trì và củng cố hệ thống quản trị doanh nghiệp chuẩn mực, cũng như trong việc phát triển nguồn lực con người với văn hóa hướng tới khách hàng, hướng tới hiệu quả với độ liêm chính cao. Nhờ các chính sách đó, hoạt động kinh doanh nói chung, hoạt động cho vay nói riêng đã đạt được kết quả quan trọng. [16]

Bảng 3.1. Hoạt động cho vay của VIB chi nhánh Vĩnh Phúc giai đoạn 2011 - 2013 Đơn vị: Triệu đồng Năm Tiêu chí 2011 2012 2013 Tốc độ phát triển (%) 2012/2011 2013/2012 BQ 2013/2011 1. Tổng dƣ nợ 258.899 302.574 365.020 116,87 120,64 118,75

2. Phân theo loại tiền

- Nội tệ 234.045 263.845 337.643 112,73 127,97 120,35 - Ngoại tệ 24.854 38.729 27.376 155,83 70,69 113,26 3. Phân theo kỳ hạn - Ngắn hạn 115.728 130.712 160.974 112,95 123,15 118,05 - Trung và dài hạn 143.171 171.862 204.046 120,04 118,73 119,38 4. Theo T/p kinh tế - DNNQD 154.045 128.291 140.898 83,28 109,83 96,55 - Hộ cá thể 104.845 174.283 224.122 166,23 128,60 147,41

Nguồn: Báo cáo tổng kết của VIB chi nhánh Vĩnh Phúc năm 2011, 2012, 2013

Qua bảng 2.1 có thể thấy tổng dư nợ năm 2012 tăng so với năm 2011 là 116,87%; năm 2013 tăng so với năm 2012 là 120,64% qua đó tốc độ tăng trưởng cho vay bình quân cả giai đoạn 2011 - 2013 là 118,75%

Tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay của Chi nhánh được thể hiện qua biểu đồ dưới đây:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Biểu đồ 3.1. Tổng dư nợ tại VIB chi nhánh Vĩnh Phúc

Nguồn: VIB chi nhánh Vĩnh Phúc

Giai đoạn 2011 - 2013, với bối cảnh bất động sản đóng băng và nợ xấu tiếp tục tăng, tình hình công tác QTRR được Chi nhánh đặt lên ưu tiên hàng đầu trong năm qua.

Bảng 3.2. Chất lƣợng tín dụng tại VIB chi nhánh Vĩnh Phúc giai đoạn 2011 - 2013 Đơn vị tính: triệu đồng Năm Tiêu chí 2011 2012 2013 Tốc độ phát triển (%) 2012/ 2011 2013/ 2012 BQ 2013/2011 1. Tổng dƣ nợ 258.899 302.574 365.020 116,87 120,64 140,99 2. Nợ quá hạn 55.818 41.574 30.552 74,48 73,49 73,98 - Nợ cần chú ý 28.634 29.471 21.974 102,92 74,56 88,74 - Nợ xấu 27.184 12.103 8.578 44,52 70,87 57,69 3.Tỷ lệ nợ quá hạn/ Tổng dƣ nợ (%) 21,56 13,74 8,37 63,73 60,92 62,32

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Dưới sự hỗ trợ từ phía VIB Việt Nam trong đó có sự giúp đỡ của đối tác chiến lược Ngân hàng Commomwealth Bank of Australia (CBA) - Top ngân hàng an toàn hàng đầu thế giới, Chi nhánh đã thực hiện điều chỉnh khẩu vị rủi ro tín dụng phù hợp với tình hình thị trường, nhằm kiểm soát nợ xấu, nâng cao chất lượng danh mục nợ.

Do đó tình hình nợ qua hạn của Chi nhánh liên tục giảm qua các năm; cụ thể nợ quá hạn năm 2011 là 55.818 triệu đồng thì năm 2012 chỉ còn 41.574 triệu đồng (tức là giảm 25,52%); năm 2013 chỉ còn 30.552 triệu đồng (giảm 26,51% so với năm 2012); và bình quân giai đoạn 2011 - 2013 nợ quá hạn đã giảm 73,98%. Trong tổng nợ quá hạn thì nợ cần chú ý chiếm tỷ trọng cao hơn nợ xấu.

Biểu đồ 3.2. Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ tại VIB chi nhánh Vĩnh Phúc

Nguồn: VIB chi nhánh Vĩnh Phúc 3.1.3.3. Các hoạt động dịch vụ

Bên cạnh hoạt động huy động vốn va cho vay thì các NHTM còn chú trọng phát triển các hoạt động dịch vụ nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng trên địa bàn và giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh. Đối với VIB chi nhánh Vĩnh Phúc thì thời gian qua hoạt động dịch vụ được chú trọng phát

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ triển nhằm giảm thiểu rui ro, gia tăng lợi nhuận kinh doanh đồng thời quảng bá hình ảnh của Chi nhánh tới khách hàng.

Bảng 3.3. Cơ cấu doanh thu dịch vụ tại VIB chi nhánh Vĩnh Phúc

Đơn vị tính: Triệu đồng Năm Tiêu chí 2011 2012 2013 Tốc độ phát triển (%) 2012/ 2011 2013/ 2012 BQ 2013/2011 I. Thu nhập dịch vụ 1.915 3.221 3.671 168,20 113,97 141,08

1. Dịch vụ thanh toán, chuyển tiền 306,4 579,78 624,07 189,22 107,64 148,43 3. Kinh doanh ngoại tệ 670,25 1.223,9 1.541,8 182,60 125,97 154,28 4. Bảo lãnh 478,75 740,83 770,91 154,74 104,06 129,4 5. Các dịch vụ khác 459,6 676,49 734,22 147,19 108,53 127,86

II. Tỷ lệ thu nhập dịch vụ/ tổng

thu nhập (%) 3,52 4,66 4,94 132,39 106,00 119,19

Nguồn: Báo cáo tổng kết của VIB chi nhánh Vĩnh Phúc năm 2011, 2012, 2013

Thu nhập từ hoạt động dịch vụ của VIB chi nhánh Vĩnh Phúc giai đoạn 2011 - 2013 tăng bình quân 141,08%, trong đó tốc độ tăng lớn nhất là từ kinh doanh ngoại tề với tốc độ tăng bình quân 154,28%.

Tỷ lệ thu nhập dịch vụ trên tổng thu nhập cũng tăng dần qua các năm, năm 2011 tỷ lệ này là 3,52%; năm 2012 tăng lên là 4,66%; năm 2013 tỷ lệ này là 4,94%.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Biểu đồ 3.3. Tỷ lệ thu nhập dịch vụ/ Tổng thu nhập tại VIB chi nhánh Vĩnh Phúc

Nguồn: VIB chi nhánh Vĩnh Phúc 3.1.3.4. Kết quả hoạt động kinh doanh

Giai đoạn 2011 - 2013 Chi nhánh đã duy trì thực hiện chính sách kinh doanh thận trọng, tăng trưởng có chọn lọc hướng tới một phân khúc khách hàng tập trung hơn, chú trọng đầu tư cho các sản phẩm phi tín dụng, ưu tiên bổ sung nguồn lực vào địa bàn có tỉ trọng đóng góp cao cho nền kinh tế, quản lý chặt chẽ hiệu quả chi phí trên từng đồng thu nhập, tiếp tục quá trình hoàn thiện bộ máy quản lý rủi ro theo tiêu chuẩn quốc tế. Do đó giai đoạn này mặc dù hoạt động kinh doanh của toàn hệ thống còn gặp nhiều khó khăn, nhưng hoạt động kinh doanh của Chi nhánh vẫn đạt hiệu quả cao. [17]

Bảng 3.4. Kết quả kinh doanh của VIB chi nhánh Vĩnh Phúc giai đoạn 2011 - 2013

Đơn vị tính: Triệu đồng

Năm

2011 2012 2013 Tốc độ phát triển (%)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Tiêu chí

2013/2011

1. Tổng thu nhập 54.409 69.131 74.311 127,06 107,49 117,27

2. Tổng chi phí 45.477 59.418 62.763 130,66 105,63 118,14

3. Lợi nhuận trƣớc thuế 8.932 9.713 11.548 108,74 118,89 113,81

Nguồn: Báo cáo tổng kết của VIB chi nhánh Vĩnh Phúc năm 2011, 2012, 2013

Tổng thu nhập của Chi nhánh giai đoạn 2011 - 2013 có mức tăng trưởng khá, bình quân giai đoạn này tăng 117,27%; mức tăng tổng chi phí qua 3 năm bình quân là 118,14%. Mặc dù tốc độ tăng bình quân chi phí cao hơn tăng doanh thu nhưng cả giai đoạn 2011 - 2013 lợi nhuận trước thuế của Chi nhánh vẫn tăng bình quân là 113,81%.

3.2. Thực trạng huy động vốn và hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam - Chi nhánh Vĩnh Phúc năm 2010 - 2013

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần quốc tế Việt Nam chi nhánh Vĩnh Phúc (Trang 62 - 69)