6. Kết cấu của luận văn
3.2.2. Phân tích hiệu quả huy động vốn tại VIB Chi nhánhVĩnh Phúc
3.2.2.1. Quy mô vốn huy động
Quy mô huy động vốn là một chỉ tiêu quan trọng đánh giá hiệu quả hoạt động huy động vốn của ngân hàng. Đây là chỉ tiêu đầu tiên khi đánh giá hiệu quả quy mô nguồn vốn bởi quy mô vốn đóng vai trò quan trọng đối với mỗi Ngân hàng. Quy mô của nguồn vốn được đánh giá là hiệu quả và phù hợp phải đáp ứng được nhu cầu vốn cho hoạt động của Ngân hàng và bảo đảm được lợi nhuận cho Ngân hàng.
Quy mô nguồn vốn quyết định quy mô hoạt động của Ngân hàng, quyết định khả năng thanh toán cũng như năng lực cạnh tranh và uy tín của Ngân hàng. Do đó khi đánh hiệu quả nguồn vốn về mặt quy mô, trước tiên Ngân hàng phải đáp ứng đủ vốn để phục vụ cho các nhu cầu hoạt động kinh doanh của mình, đó là nhu cầu tín dụng, thanh toán, đầu tư,....Một trong các
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ chỉ tiêu được dùng để đánh giá là xem xét mức độ hoàn thành kế hoạch huy động vốn hay tỷ lệ hoàn thành kế hoạch huy động vốn.
Tình hình thực hiện kế hoạch huy động vốn của VIB chi nhánh Vĩnh Phúc được thể hiện tại bảng dưới đây.
Năm 2011, kế hoạch huy động vốn là 300.000 triệu đồng, thực hiện đạt 331.073 triệu đồng tức đạt 110,36% so với kế hoạch. Năm 2012 kế hoạch huy động vốn của Chi nhánh là 370.000 triệu đồng trong khi thực hiện đạt 393.977 triệu đồng đạt 106,48% so với kế hoạch đề ra. Năm 2013 thì chỉ tiêu kế hoạch huy động vốn là 401.000 triệu đồng và thực hiện đạt 429.435 triệu đồng đạt 104,75% so với kế hoạch.
Bảng 3.5. Tình hình thực hiện kế hoạch huy động vốn của VIB chi nhánh Vĩnh Phúc giai đoạn 2011 - 2013
Đơn vị tính: Triệu đồng Năm Tiêu chí 2011 2012 2013 Tốc độ phát triển (%) 2012/ 2011 2013/ 2012 BQ 2013/2011 1. Kế hoạch 300.000 370.000 410.000 123,33 110,81 117,07 2. Thực hiện 331.073 393.977 429.435 119,00 109,00 114,00 3.TLHTKHHĐV(%) 110,36 106,48 104,75 96,48 98,38 97,43
Nguồn: Báo cáo tổng kết của VIB chi nhánh Vĩnh Phúc 2011, 2012, 2013
Như vậy giai đoạn 2011 - 2013 mặc dù hoạt động chung của hệ thống gặp khó khăn và huy động vốn có xu hướng giảm, nhưng với VIB Chi nhánh Vĩnh Phúc hoạt động huy động vốn vẫn đạt hiệu quả về mặt quy mô được thể hiện bằng chỉ tiêu tỷ lệ hoàn thành kế hoạch huy động vốn.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Biểu đồ 3.4. Tình hình thực hiện kế hoạch huy động vốn tại VIB chi nhánhVĩnh Phúc giai đoạn 2011 - 2013
Nguồn: VIB chi nhánh Vĩnh Phúc 3.2.2.2. Cơ cấu vốn huy động
Ngoài chỉ tiêu quy mô vốn huy động, chỉ tiêu cơ cấu vốn huy động cũng là chỉ tiêu quan trọng đánh giá hiệu qua hoạt động huy động vốn. Khi đánh giá hiệu quả huy động vốn dựa vào cơ cấu vốn, người ta đánh giá theo hai khía cạnh:
Một là cơ cấu vốn huy động theo tốc độ tăng trưởng, tức là xem xét các đối tượng huy động vốn tăng trưởng qua các năm và tốc độ tăng bình quân như thế nào. Hai là cơ cấu vốn huy động theo tỷ trọng, tức là xem xét các đối tượng huy động vốn thay đổi về mặt tỷ trọng các năm như thê nào.
Đối tượng huy động vốn ở đây bao gồm: Theo kỳ hạn (tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn), theo thành phần kinh tế (tiền gửi các tổ chức kinh tế, tiền gửi dân cư), theo loại tiền (nội tệ, ngoại tệ).
* Cơ cấu vốn huy động theo tốc độ tăng trưởng
Bảng 3.6 dưới đây cho biết tốc độ tăng trưởng cơ cấu vốn huy động theo đối tượng; cụ thể:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ - Đối với tiền gửi theo kỳ hạn
Năm 2012 tiền gửi không kỳ hạn tăng 137,59% so với năm 2011 (năm 2011 là 50.475 triệu đồng, năm 2012 là 69.423 triệu đồng). Năm 2013 tiền gửi không kỳ hạn là 86.322 triệu đồng tăng 124,34% so với năm 2012. Tốc độ tăng bình quân của tiền gửi không kỳ hạn giai đoạn 2011 - 2013 là 130.96%.
Tiền gửi có kỳ hạn trên 12 tháng năm 2012 là 125.911 triệu đồng tăng 106,48% so với năm 2011, tuy nhiên năm 2013 chỉ huy động được 124.550 triệu đồng tức là giảm so với năm 2012 và chỉ đạt 98,92% nhưng bình quân cả giai đoạn 2011 - 2013 tiền gửi kỳ hạn trên 12 tháng vẫn tăng trưởng đạt 102,7%
Tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng năm 2012 là 198.643 triệu đồng tăng 121,72% so với năm 2011, năm 2013 loại tiền gửi này chỉ tăng 110,03% so với năm 2012 và bình quân cả giai đoạn 2011 - 2013 vẫn tăng trưởng bình quân đạt 115,85%.
Đối với các ngân hàng thì nguồn vốn đảm bảo tình hình thanh toán và kinh doanh tốt nhất là tiền gửi có kỳ hạn dài. Tuy nhiên qua phân tích ở trên ta thấy ở VIB chi nhánh Vĩnh Phúc thì tiền gửi có kỳ hạn trên 12 tháng tăng trưởng chậm và đang có xu hướng giảm, điều này là do năm 2013 kinh tế vẫn còn chưa hồi phục hẳn, tình hình lãi suất biến động liên tục do đó khách hàng chưa yên tâm để gửi tiền vào chi nhánh với kỳ hạn dài hơn. Đây là một khó khăn đối với Chi nhánh nếu như không cân đối được các khoản tiền gửi kỳ hạn dài với các khoản cho vay trung và dài hạn.
- Theo thành phần kinh tế
Tiền gửi các tổ chức kinh tế năm 2012 giảm chỉ đạt 66,45% so với năm 2011, tuy nhiên năm 2013 lại tăng vọt và đạt 271,51% so với năm 2012 và tốc độ tăng bình quân của loại tiền này qua ba năm là 168,98%.
Tiền gửi dân cư thì lại có xu hướng ngược lại, năm 2012 tăng mạnh và đạt 131,89% so với năm 2011; tuy nhiên năm 2013 lại giảm và chị đạt
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 88,91% so với năm 2012; mặc dù vậy tốc độ tăng bình quân qua ba năm vẫn đạt 110,4%
Chiến lược kinh doanh của VIB thời gian qua là phân khúc lại thị trường theo hướng tập trung vào khách hàng cá nhân, trên thực tế thì năm 2013 đang có xu hướng giảm so với năm 2012 điều này là do đây là giai đoạn Chi nhánh đang thực hiện theo chiến lược của VIB Việt Nam lad đánh giá sự hài long của khách hàng và đang trong quá trình thử nghiệm một số sản phẩm mới và điều này nếu Chi nhánh kiên trì áp dụng thì có thể sẽ mang lại hiệu quả trong tương lai.
Bảng 3.6. Cơ cấu nguồn vốn huy động của VIB chi nhánh Vĩnh Phúc giai đoạn 2011 - 2013 theo tốc độ tăng trƣởng
Đơn vị tính: Triệu đồng Năm Tiêu chí 2011 2012 2013 Tốc độ phát triển (%) 2012/ 2011 2013/ 2012 BQ 2013/ 2011 I. Phân theo kỳ hạn
- Tiền gửi không kỳ hạn 50.457 69.423 86.322 137,59 124,34 130,96
- Tiền gửi có kỳ hạn
+ Kỳ hạn trên 12 tháng 118.243 125.911 124.550 106,48 98,92 102,7
+ Kỳ hạn dưới 12 tháng 162.373 198.643 218.563 121,72 110,03 115,85
II. Phân theo thành phần kinh tế
- Tiền gửi các tổ chức kinh tế 65.221 43.337 117.665 66,45 271,51 168,98
- Tiền gửi dân cư 265.852 350.639 311.770 131,89 88,91 110,4
III. Phân theo nội tệ, ngoại tệ
- VNĐ 308.891 358.519 393.792 116,07 109,84 112,95
- Ngoại tệ quy đổi 22.182 35.458 35.643 159,85 100,52 130,18
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Nguồn: Báo cáo tổng kết của VIB chi nhánh Vĩnh Phúc 2011, 2012, 2013
- Theo nội tệ, ngoại tệ
Tiền gửi bằng nội tệ (VNĐ) liên tục tăng qua các năm; năm 2012 tăng đạt 116,07% so với năm 2011 và năm 2013 tăng đạt 109,84% so với năm 2012 và tốc độ tăng bình quân giai đoạn này là 112,95%.
Tiền gửi bằng ngoại tề (quy đổi ra đồng Việt Nam) cũng đang có xu hướng tăng qua các năm, năm 2012 tăng mạnh đạt 159,85%, năm 2013 lại tăng không đáng kể chỉ đạt 100,52% và tốc độ tăng bình quân giai đoạn này vẫn rất cao đạt 130,18%
Đối với Chi nhánh thì hoạt động cho vay chủ yếu là bằng đồng nội tệ và các hoạt động cho vay hay tài trợ nhập khẩu còn không đáng kể do đó tiền gửi bằng nội tệ có xu hướng tăng là dấu hiệu tốt với Chi nhánh.
* Cơ cấu vốn huy động theo tỷ trọng
Tại bảng 3.7 thể hiện cơ cấu nguồn vốn huy động theo tỷ trọng: - Đối với tiền gửi theo kỳ hạn
Tỷ trọng tiền gửi không kỳ hạn trong tổng vốn huy động tăng dần qua các năm. Tiền gửi không kỳ hạn năm 2011 chiếm 15,24%, năm 2012 chiếm 17,62% và năm 2013 chiếm tỷ lệ 20,10%
Tỷ trọng tiền gửi kỳ hạn trên 12 tháng trong tổng vốn huy động đang có xu hướng giảm qua các năm, năm 2011 chiếm 35,72%, năm 2012 chiếm 31,96% và năm 2013 chiếm 29%. Ngược lại tiền gửi kỳ hạn dưới 12 tháng lại đang có xu hướng tăng dần mặc dù tăng không nhiều, năm 2011 loại tiền này chiếm 49,04%, năm 2012 chiếm 50,42% và năm 2013 chiếm 50,90%.
Như vậy đối với VIB chi nhánh Vĩnh Phúc, loại tiền gửi có thời hạn trên 12 tháng chiếm tỷ trọng nhỏ hơn nhiều so với tiền gửi không kỳ hạn và tiền gửi kỳ hạn dưới 12 tháng và lại đang có xu hướng giảm. Điều này ảnh hướng đến việc cân đối nguồn vốn phục vụ hoạt động kinh doanh của Chi
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ nhánh. Thời gian tới Chi nhánh phải tập trung hơn nữa để gia tăng tỷ trọng loại tiền này trong tổng vốn huy động.
- Đối với tiền gửi theo thành phần kinh tế
Tiền gửi các tổ chức kinh tế biến động không đều và đang có xu hướng tăng qua các năm; cụ thể năm 2011 chiếm 19,70% trong tổng vốn huy động, năm 2012 giảm và chỉ chiếm 11,00%, năm 2013 chiếm 27,40%.
Tiền gửi dân cư năm 2011 chiếm tỷ trọng 80,30% tổng vốn huy động, năm 2012 chiếm 89% và năm 2013 chiếm 72,6%
Mặc dù tỷ trọng của tiền gửi các tổ chức kinh tế và tiền gửi dân cư biến động không đều nhau nhưng tỷ trọng của tiền gửi dân cư vẫn chiếm tỷ trọng lớn điều này cho thấy các chiến lược của Chi nhánh đang hướng tới phân khúc khách hàng cá nhân.
Bảng 3.7. Cơ cấu nguồn vốn huy động của VIB chi nhánh Vĩnh Phúc giai đoạn 2011 - 2013 theo tỷ trọng
Năm Tiêu chí 2011 2012 2013 Giá trị (tr.đ) Tỷ trọng (%) Giá trị (tr.đ) Tỷ trọng (%) Giá trị (tr.đ) Tỷ trọng (%) I. Phân theo kỳ hạn
- Tiền gửi không kỳ hạn 50.457 15,24 69.423 17,62 86.322 20,10
- Tiền gửi có kỳ hạn
+ Kỳ hạn trên 12 tháng 118.243 35,72 125.911 31,96 124.550 29,00
+ Kỳ hạn dưới 12 tháng 162.373 49,04 198.643 50,42 218.563 50,90
II. Phân theo thành phần kinh tế
- Tiền gửi các tổ chức kinh tế 65.221 19,70 43.337 11,00 117.665 27,40
- Tiền gửi dân cư 265.852 80,30 350.639 89,00 311.770 72,60
III. Phân theo nội tệ, ngoại tệ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
- Ngoại tệ quy đổi 22.182 6,70 35.458 9,00 35.643 8,30
Tổng 331.073 393.977 429.435
Nguồn: Báo cáo tổng kết của VIB chi nhánh Vĩnh Phúc 2011, 2012, 2013
- Đối với tiền gửi theo nội tệ, ngoại tệ
Tiền gửi bằng nội tệ vẫn chiếm tỷ trọng lớn trông tổng vốn huy động. Mặc dù trên địa bàn Vĩnh Phúc có tập trung nhiều doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài nhưng trong thời gian qua việc huy động tiền gửi bằng ngoại tệ vẫn còn chiếm tỷ trọng nhỏ. Các hoạt động sử dụng vốn của Chi nhánh vẫn chủ yếu là bằng đồng nội tệ, trong thời gian tới khi các hoạt động dịch vụ phát triển thì Chi nhánh cần chú trọng gia tăng lượng tiền gửi bằng ngoại tệ để giảm thiểu chi phí thay vì phải mua bán ngoại tệ trên thị trường khi có nhu cầu cần đến ngoại tệ.
Đồng nội tệ năm 2011 chiếm 93,3%, năm 2012 chiếm 91% và năm 2013 chiếm 91,7%
3.2.2.3 .Chi phí huy động vốn
Chi phí huy động vốn là một chỉ tiêu quan trọng đánh giá hiệu quả hoạt động huy động vốn của ngân hàng, đó là toàn bộ số tiền ngân hàng phải bỏ ra để có được số vốn đó, bao gồm chi phí trả lãi và các chi phí khác. Chi phí huy động vốn sẽ là căn cứ để ngân hàng ra quyết định lựa chọn nguồn huy động. Vốn có chi phí thấp thường được lựa chọn sử dụng hơn, tuy nhiên còn phụ thuộc vào nhiều tố khác như độ an toàn, tính thanh khoản khi sử dụng nguồn vốn đó.
Khi phân tích chi phí huy động vốn, người ta thường nhắc đến lãi suất huy động vốn. Lãi suất có vai trò quan trọng trong việc huy động vốn của ngân hàng, đặc biệt là huy động tiền gửi. Thường thì lãi suất huy động càng cao, vốn huy động được càng lớn. Tuy nhiên, không phải ngân hàng muốn quy định lãi suất bao nhiêu tuỳ ý. Việc quy định lãi suất phụ thuộc
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ vào chính sách lãi suất của Ngân hàng nhà nước, lãi suất cho vay của ngân hàng, kết quả tài chính của hoạt động ngân hàng. Tuỳ từng thời kỳ, với sự tính toán kỹ lưỡng, ngân hàng đưa ra những chính sách lãi suất phù hợp.
Qua bảng 3.8 có thể thấy lãi suất huy động vốn bình quân đang có xu hướng giảm qua các năm, năm 2011 là 9,45%, năm 2012 là 8,62% và năm 2013 là 7,35%. Điều này là do giai đoạn này nền kinh tế dần đi vào ổn định, Ngân hàng nhà nước liên tục thay đổi chính sách tiền tệ theo đó lãi suất huy động liên tục giảm và giảm mạnh vào năm 2013.
Bảng 3.8. Chi phí và thu nhập từ huy động vốn của VIB chi nhánh Vĩnh Phúc giai đoạn 2011 - 2013
Năm Tiêu chí
ĐVT 2011 2012 2013
1. Lãi suất huy động vốn bình quân % 9,45 8,62 7,35
2. Chi phí khác % 0,14 0,02 0,025
3. Tổng chi phí huy động vốn % 9,59 8,64 7,37
4. Lãi suất cho vay bình quân % 11,21 10,32 9,48
5. Chênh lệch lãi từ sử dụng vốn huy động % 1,62 1,68 2,11
Nguồn: Báo cáo tổng kết của VIB chi nhánh Vĩnh Phúc 2011, 2012, 2013
Các chi phí khác cũng tăng dần qua đó làm tổng chi phí huy động vốn giai đoạn 2011 - 2013 lần lượt là 9,59%, 8,64% và 7,37%.
Trong đó lãi suất cho vay bình quân ba năm cũng có xu hướng giảm dần, năm 2011 là 11,21%, năm 2012 là 10,32% và năm 2013 là 9,48%. Điều này làm cho chênh lệch lãi suất từ sử dụng vốn huy động cũng tăng dần qua các năm, năm 2011 là 1,62%, năm 2012 là 1,68% và năm 2013 chênh lệch là 2,11%. Như vậy có thể thấy hoạt động huy động vốn của Chi nhánh đạt hiệu quả ngày càng cao.