6. Kết cấu của luận văn
1.5.2. Bài học kinh nghiệm từ ngân hàng Australia (ANZ Bank)
Trong giai đoạn những năm 2001-2004 là giai đoạn khó khăn của ngành ngân hàng thế giới : suy giảm kinh tế thế giới, áp lực cạnh tranh gay gắt trên thị trường trong nước và quốc tế, giá cả trên thị trường cũng không ổn định, sự kiện chiến tranh tại Irac,..Tất cả những yếu tố trên đã tác động tiêu cực đến hoạt động kinh doanh của các hệ thống ngân hàng trên thế giới. ANZ bank cũng không tránh khỏi ảnh hưởng xấu của tình hình trên.
Cũng trong giai đoạn này, sự sụt giảm của lãi suất thế giới dưới tác động của Cục dự trữ liên bang Mỹ với trên 11 lần cắt giảm lãi suất nhằm ngăn chặn đà suy thoái của nền kinh tế đã ảnh hưởng lớn đến hoạt động huy động vốn của ANZ Bank nói riêng và hệ thống ngân hàng thế giới nói chung. Điều này đã khiến ANZ Bank phải điều chỉnh giảm lãi suất huy động ngoại tệ. Trong bối cảnh tỷ giá đola Mỹ so với đồng đola Australia tương đối ổn định, ANZ đã nhận định rằng giảm lãi suất tất yếu sẽ kéo theo giảm nguồn vốn huy động
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ ngoại tệ. Trong khi đó, cạnh tranh trên thị trường ngân hàng Australia nói riêng và thị trường thế giới nói chung lại hết sức gay gắt, khiến cho chênh lệch lãi suất đầu vào, đầu ra bị thu hẹp. Để đối phó với những khó khăn này, ANZ đã đẩy mạnh việc đa dạng hóa các loại hình huy động vốn cũng như phát triển, bổ sung nhiều tiện ích đi kèm cho khách hàng gửi tiền. Việc điều chỉnh lãi suất tiền gửi đôla Mỹ của ANZ Bank hoàn toàn phụ thuộc vào diễn biến cung cầu ngoại tệ trên thị trường trên cơ sở đảm bảo sự cạnh tranh lành mạnh cũng như duy trì được lợi nhuận của Ngân hàng.
Không chỉ trên hoạt động huy động vốn, sự cạnh tranh giữa các ngân hàng trên thế giới rất mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực hoạt động khác. Nhận thấy những thế mạnh của các ngân hàng khác về quy mô hoạt động toàn cầu, về vốn, công nghệ thông tin, các sản phẩm dịch vụ tài chính đa dạng,..đã và đang chứng tỏ sẽ là đối thủ cạnh tranh của ANZ trong hiện tại và tương lai. Để đối phó với những khó khăn, thách thức trên, ANZ đã đề ra các chiến lược kinh doanh tức thì, điển hình là chiến lược tái cơ cấu ANZ Bank đến năm 2010 và được thực hiện ngay khi chiến lược được thông qua. Ngoài ra, ANZ cũng không ngừng nghiên cứu đưa ra các sản phẩm dịch vụ mới.
Vị thế vững chắc của ANZ như hiện nay là minh chứng cho những nỗ lực trên. Qua đó cho ta thấy, trong thời buổi khó khăn và cạnh tranh mạnh mẽ, ngân hàng nào có chiến lược đúng đắn, biết tận dụng cơ hội và biết cách đối phó với những thách thức sẽ thắng cuộc.
Hiện nay, các ngân hàng nước ta cũng đang đứng trước những khó khăn bao gồm những ảnh hưởng từ biến động của nền kinh tế Việt Nam và thế giới cũng như áp lực cạnh tranh trong ngành ngân hàng. Để đứng vững và ngày càng phát triển, gia tăng thị phần huy động vốn đòi hỏi các ngân hàng phải không ngừng động não, nhận ra được những hạn chế cũng như lợi thế cạnh tranh của ngân hàng mình, cơ cấu lại ngân hàng theo hướng hoàn thiện hơn nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh. Đồng thời, luôn tìm hiểu và tiên đoán
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ trước về các nhu cầu thị trường để phát triển sản phẩm dịch vụ ngày càng đa dạng và hiệu quả, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường. Các ngân hàng cũng cần học cách thích nghi và thay đổi linh hoạt với mọi sự biến động của thị trường
Kết luận chƣơng 1
Chương này tác giả đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về huy động vốn và hiệu quả huy động vốn của NHTM. Đồng thời tổng hợp các nguyên nhân ảnh hưởng tới hoạt động huy động vốn nói chung, hiệu quả hoạt động huy động vốn nói riêng. Ngoài ra tác giả tổng hợp một số kinh nghiệm về huy động vốn của một số ngân hàng trên thế giới từ đó rút ra những bài học đối với hoạt động huy động vốn của các NHTM Việt Nam nói chung, VIB chi nhánh Vĩnh Phúc nói riêng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Chƣơng 2
PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Câu hỏi nghiên cứu
Câu hỏi 01. Hoạt động huy động vốn của Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam- Chi nhánh Vĩnh Phúc đã được đạt được những kết quả gì ? Còn có những tồn tại nào?
Câu hỏi 02: Những nhân tố nào ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam- Chi nhánh Vĩnh Phúc?
Câu hỏi 03: Cần có những giải pháp nào để nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn của Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam- Chi nhánh Vĩnh Phúc trong thời gian tới?
2.2. Đối tƣợng tiếp cận
Nghiên cứu được tiếp cận 2 chiều từ trên xuống và từ dưới lên, thông qua việc sử dụng các công cụ định tính là chủ yếu nhằm đánh giá thực trạng công tác huy động vốn của ngân hàng những điểm mạnh, yếu và những hạn chế cần khắc phục. Kết hợp cả 2 nguồn dữ liệu trong đó các dữ liệu thứ cấp sẽ cung cấp cái nhìn tổng quan và các dữ liệu sơ cấp cho biết những đánh giá làm cơ sở cho phân tích và đưa ra những giải pháp mang tính khả thi và thiết thực.
Để có thể đánh giá được thực trạng và hiệu quả của công tác huy động vốn thì đối tượng tiếp cận để thu thập thông tin chia ra 2 nhóm:
- Nhóm 1: Các nhà quản lý và nhân viên của Chi nhánh
- Nhóm 2: là các khách hàng của Chi nhánh như các doanh nghiệp, người gửi tiền, người dân…
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Nghiên cứu được triển khai tại Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam- Chi nhánh Vĩnh Phúc.
2.4. Phƣơng pháp thu thập thông tin
2.4.1. Số liệu thứ cấp
Số liệu thứ cấp được thu thập thông qua các ấn phẩm, các tài liệu, báo cáo của các địa phương, các đối tượng vay vốn của ngân hàng, các báo cáo hoạt động kinh doanh và báo cáo tài chính trong các năm từ 2011 tới 2013 của Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam- Chi nhánh Vĩnh Phúc.
2.4.2. Số liệu sơ cấp
Để có thông tin phân tích, ngoài số liệu thứ cấp, tôi tiến hành thu thập số liệu sơ cấp dựa trên khảo sát ý kiến của khách hàng có liên quan đến hoạt động huy động vốn của Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam- Chi nhánh Vĩnh Phúc.
Mẫu khảo sát được lựa chọn ngẫu nhiên đảm bảo tính ngẫu nhiên và đại diện cho tổng thể nghiên cứu.
Tổng số khách hàng của ngân hàng hiện nay là: 1022 người, do số lượng lớn và thời gian không cho phép, tôi sẽ tiến hành lựa chọn mẫu để khảo sát theo công thức: n = N/ (1+Ne2)
Trong đó: n là số lượng mẫu cần lấy N là tổng thể
e là sai số cho phép trong nghiên cứu này là 5% Từ đó số lượng mẫu cần khảo sát là: 287 khách hàng
Mẫu phiếu điều tra theo phụ lục 01 Mỗi ý kiến được cho điểm theo quy ước sau:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Ý nghĩa Kém Trung bình Khá Tốt Rất tốt Tổng hợp điểm số bình quân sẽ phản ánh chất lượng hoạt động huy động vốn với 5 mức đánh giá theo thang điểm như sau:
Khoảng Ý nghĩa 4,20 - 5,00 Tốt 3,40 - 4,19 Khá 2,60 - 3,39 Trung bình 1,80 - 2,59 Yếu 1,00 - 1,79 Kém 2.5. Phƣơng pháp phân tích
Phƣơng pháp định tính: Phương pháp nghiên cứu định tính được
thiết kế để giúp hiểu được cảm nhận của khách hàng về các dịch vụ huy động vốn mà ngân hàng đang cung cấp (Nó có thể liên quan đến mối quan tâm chủ quan hơn, chẳng hạn như nhận thức, cảm xúc, động lực.v.v. ).
Phƣơng pháp thống kê mô tả: Là phương pháp nghiên cứu các
hiện tượng kinh tế xã hội vào việc mô tả sự biến động cũng như xu hướng phát triển của hiện tượng kinh tế xã hội thông qua số liệu thu thập được. Phương pháp này được dùng để tính, đánh giá các thông tin về thực trạng tình hình huy động vốn và hiệu quả hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam- Chi nhánh Vĩnh Phúc.
Phƣơng pháp phân tích so sánh: Xử lý số liệu tính toán ra các chỉ tiêu
số tương đối nhằm chỉ rõ nguyên nhân biến động của hiện tượng nghiên cứu. Phương pháp này dùng để so sánh sự biến động về các chỉ tiêu ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động huy động vốn của NHTM (Để có thể so sánh giữa các nhóm khảo sát khác nhau sẽ sử dụng phân tích ANOVA 1 nhân tố).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Phƣơng pháp chuyên gia, chuyên khảo: Phối hợp và tham gia ý kiến
của các chuyên gia giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính ngân hàng để xây dựng phương pháp và tổ chức điều tra đạt kết quả cao.
2.6. Hệ thống các tiêu chí nghiên cứu
- Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch huy động vốn
TLHTKH = Tổng vốn huy động (%) Kế hoạch huy động
Nếu tỷ lệ hoàn thành kế hoạch huy động ( A > 100%), tức là lượng vốn huy động thực tế lớn hơn kế hoạch. Khi đó ngân hàng phải cố gắng sử dụng hợp lý số vốn thừa (theo kế hoạch), nếu không chi phí sẽ tăng do không sinh lời mà vẫn phải trả lãi và các chi phí huy dộng khác. Ngược lại, nếu tỷ lệ này nhỏ hơn 100%, điều đó nghĩa là, ngân hàng sẽ phải huy động từ các nguồn khác (nếu cần) để bổ sung vốn hoạt động. Khi đó, có thể ngân hàng sẽ mất thêm chi phí hoặc mất cơ hội tăng thu nhập, làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh ngân hàng. Tuy vậy tỷ lệ này không phải bằng 100% là tốt nhất, mà phải căn cứ vào nhu cầu sử dụng vốn thực tế.
- Cơ cấu nguồn vốn huy động theo tốc độ tăng trưởng và tỷ trọng.
Tỷ lệ huy động từ các nguồn =
Lượng vốn huy động từ
nguồn cụ thể x 100 Tổng vốn huy động
Việc huy động, điều chỉnh tỷ lệ này sẽ do nhu cầu sử dụng vốn thực tế của từng nguồn cụ thể. Cơ cấu nguồn vốn là hợp lý khi cơ cấu đó phù hợp với kế hoạch sử dụng vốn, và có chi phí huy động thấp.
- Tốc độ tăng trưởng vốn huy động
Tốc độ tăng trưởng vốn huy động (%) = Tổng vốn huy động năm “t” x 100
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Tổng vốn huy động
năm “t -1”
Nếu B >100% cho thấy vốn huy động năm t lớn hơn năm t -1, hay chứng tỏ vốn huy động vốn có tăng tưởng và là chỉ dấu cho thấy hoạt động huy động vốn có hiệu quả. Ngược lại nếu B < hoặc bằng 100% cho thấy vốn huy động giữa nguyên hoặc giảm so với năm trước hay nói cách khác vốn huy động không tăng trưởng và NHTM cần tăng cường các giải pháp để tăng cường huy động vốn cho các kỳ tiếp theo.
- Tỷ lệ chi phí huy động vốn Tỷ lệ chi phí vốn huy động (%) = Tổng chi phí huy động vốn trong năm x 100 Tổng vốn huy động trong năm
Với chỉ tiêu này thì E càng thấp chứng tỏ hiệu quả huy động vốn càng cao và ngược lại.
- Tỷ lệ vốn được sử dụng (cho vay và đầu tư) trên tổng vốn huy động
Tỷ lệ vốn được sử dụng (cho vay, đầu tư) =
Tổng vốn được sử dụng (cho vay, đầu tư)
Tổng vốn huy động
Nếu H càng cao chứng tỏ hoạt động huy động vốn càng có hiệu quả và hoạt động huy động vốn chỉ đạt hiệu quả tối đa khi H = 1, khi đó vốn sử dụng cho vay, đầu tư được tài trợ hoàn toàn toàn bằng lượng vốn huy động trong kỳ.
Nếu H > 1, khi đó tổng vốn được sử dụng cho vay đầu tư vượt quá lượng vốn huy động do đó NHTM phải huy động thêm vốn trên thị trường liên ngân hàng để bổ sung cho lượng thiếu hụt đó.
- Lãi suất huy động vốn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Quy mô vốn huy động
Lãi suất huy động là chỉ tiêu quan trọng đánh giá hiệu quả huy động vốn của NHTM. Nếu lãi suất huy động thấp qua đó làm chênh lệch giữa lãi suất huy động với lãi suất cho vay lớn chứng tỏ hoạt động huy động vốn có hiệu quả và ngược lại.
- Thu nhập từ sử dụng vốn
Thu nhập từ sử dụng vốn = Doanh thu từ lãi sử dụng vốn – Chi phí huy động vốn .
Việc chi phí vốn huy động sẽ tác động đến thu nhập của việc sử dụng nguồn vốn huy động, vì thế các ngân hàng luôn tìm cách giảm tối đa chi phí để tăng lợi nhuận. Thu nhập sẽ là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá hiệu quả huy động vốn.
- Tỷ suất lợi nhuận vốn huy động
TSLNVHĐ =
Thu nhập sau thuế vốn huy động
(%) Chi phí vốn huy động
Tỷ suất này càng cao thì hiệu quả huy động vốn càng cao.
Kết luận chƣơng 2
Để có thể tiến hành các phân tích, đánh giá hiệu quả hoạt động huy động vốn thì phương pháp nghiên cứu là rất cần thiết. Trong chương này tác giả đã đề xuất các câu hỏi nghiên cứu, các phương pháp thu thập số liệu và các phương pháp phân tích số liệu. Đặc biệt tác giả hệ thống lại các chỉ tiêu liên quan đến hoạt động huy động vốn và hiệu quả hoạt động huy động vốn làm cơ sở cho việc phân tích và đánh giá ở chương 3.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Chƣơng 3
THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN VÀ HIỆU QUẢ
HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN QUỐC TẾ VIỆT NAM - CHI NHÁNH VĨNH PHÚC
3.1. Khái quát về Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam- Chi nhánh Vĩnh Phúc
3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển
Chi nhánh Vĩnh Phúc thành lập tháng 8/2006,đây là nổ lực của Ngân hàng VIB nhằm mở rộng địa bàn hoạt động tại các tỉnh phía Bắc, sự có mặt của VIB Vĩnh Phúc chứng tỏ sự ngày càng lớn mạnh của hệ thống Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam.
Cùng với sự có mặt của 4 ngân hàng quốc doanh trên địa bàn và có chi nhánh, phòng giao dịch ở hầu hết các huyện, thị trấn trên toàn tỉnh, ngoài ra còn góp mặt của 2 ngân hàng TMCP trước đó 1 năm là Techcombank và VPB, vì vậy không thể tránh khỏi sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường và cũng gây khó khăn cho chi nhánh VIB Vĩnh Phúc trên thị trường quá bé này.
Tỉnh Vĩnh Phúc mới được tái lập 10 năm, hiện nay được đánh giá là tỉnh có mức độ phát triển công nghiệp đứng thứ 6 trên địa bàn cả nước, tuy nhiên thực tế mới tách tỉnh, nguồn thu còn hạn hẹp, dân cư ở lải rác trên khắp địa bàn, tập trung nhất là TP Vĩnh Yên là 200.000 người từ tỉnh khác mới nhập cư, do đó mức sống nhân dân dân đại đa số không cao, các nhu cầu sử dụng các loại dịch vụ không nhiều và hạn chế, các khu công nghiệp mặc dù đã lấp đầy, nhưng số vốn doanh nghiệp cam kết đầu tư chưa thực hiện được nhiều, phần nhiều còn đang rất khó khăn, các doanh nghiệp nước ngoài mạnh như Toyota, Honda đã có quan hệ thanh toán với ngân hàng