Kiến nghị đối với Tổng Côngty Vinaconex

Một phần của tài liệu Nâng cao khả năng tiếp cận vốn vay ngân hàng của Công ty Cổ phần Xây dựng số 2 thuộc Tổng Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (Trang 96 - 98)

5. Kết cấu của luận văn

4.3.1. Kiến nghị đối với Tổng Côngty Vinaconex

Trong Tổng Công ty Vinaconex có rất nhiều thành viên DN nhất là DNNVV. Để các DN thành viên có khả năng tiếp cận với nguồn vốn vay ngân hàng nhanh nhất thì Tổng Công ty có thể hỗ trợ các DN bằng cách bảo lãnh khoản vay của DN. Với uy tín là một tập đoàn đứng đầu trong ngành xây dựng và kinh doanh BĐS và đã có nhiều mối quan hệ với nhiều ngân hàng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

trong cả nƣớc, nên Tổng Công ty có thể bảo lãnh toàn bộ hay một phần nào đó những khoản vay của DN. Với mô hình này, các ngân hàng sẽ dễ dàng hơn trong việc cung cấp vốn cho các DN thành viên trong Tổng mà không bị nguy cơ nợ xấu.

Tổng Công ty nên đƣa ra những chính sách, quy định cơ cấu cụ thể để sớm triển khai các hoạt động bảo lãnh vay ngân hàng đối với các DN thành viên trong Tổng. Tổng Công ty cần thành lập ban giám sát công nợ, ban thẩm định lại các dự án có tiềm năng của các DN và cơ cấu lại nợ, đặc biệt tập trung cơ cấu nợ cho các DN không còn tài sản để thế chấp (vì tài sản thế chấp của các DN này đã và đang thế chấp cho các dự án khác chƣa hoàn thành) nhƣng lại có các dự án tiềm năng phát triển tốt để đứng ra bảo lãnh cho DN vay vốn thi công.

Trong bối cảnh kinh tế nhƣ hiện nay, Tổng công ty có thể là trung gian, đầu mối để liên kết với các ngân hàng cùng các DN có dự án tiềm năng nhƣng đang thi công dở dang vì thiếu vốn, cùng nhau làm chủ đầu tƣ cho dự án qua hình thức góp vốn. Dòng tiền của các dự án sẽ đƣợc phía ngân hàng quản lý hợp lý khi đổ vào các dự án của DN và thủ tục đƣợc đảm bảo tiền vay của DN sẽ đƣợc linh hoạt. Ngân hàng và DN cùng hợp tác ký kết hợp đồng đối với các nhà thầu phụ, xác lập cơ chế ba bên là DN, ngân hàng và nhà cung câp vật liệu (nhà thầu phụ), phối hợp chặt chẽ giữa các đơn vị liên quan trong thực hiện triểm khai dự án. Cơ chế trên sẽ đảm bảo tăng cƣờng sự hợp tác, phối hợp giữa các bên tham gia đầu tƣ xây dựng dự án trong việc kiểm soát dòng tiền; đảm bảo vốn vay đƣợc sử dụng đúng mục đích, nâng cao chất lƣợng tín dụng, giảm nợ xấu trong hoạt động ngân hàng. Sự liên kết trên tháo gỡ khó khăn về vốn cho các DN có dự án đang dở dang tiếp tục đầu tƣ. Nó hạn chế tình trạng đầu tƣ dang dở của DN, tránh thất thoát, minh bạch trong lĩnh vực đầu tƣ, xây dựng dự án BĐS góp phần chống tham nhũng tiêu cực. Tạo điều kiện cho các DN đang có nợ quá hạn có thể vay vốn, giúp dự án có đủ vốn để

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

triển khai, sẽ đẩy nhanh đƣợc tiến độ hoàn thành công trình, đảm bảo chất lƣợng công trình, giảm chi phí vay vốn. tạo niềm tin cho khách hàng yên tâm khi góp vốn. Nhất là đối với các dự án, công trình nhà ở xã hội dành cho những ngƣời thu nhập thấp và còn làm thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm của dự án. Nó góp phần tháo gỡ khó khăn cho thị trƣờng bất động sản, đẩy mạnh tiêu thụ hàng tồn kho bất động sản, hàng tồn kho vật liệu xây dựng. Góp phần thực hiện hiệu quả các chủ trƣơng của Chính phủ tại nghị quyết 02/NQ - CP ngày 7 tháng 1 năm 2013, trong việc đồng cùng các DN xây dựng và kinh doanh BĐS tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ cho thị trƣờng BĐS hiện nay.

Một phần của tài liệu Nâng cao khả năng tiếp cận vốn vay ngân hàng của Công ty Cổ phần Xây dựng số 2 thuộc Tổng Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (Trang 96 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)