Quy trình tiếp cận

Một phần của tài liệu Nâng cao khả năng tiếp cận vốn vay ngân hàng của Công ty Cổ phần Xây dựng số 2 thuộc Tổng Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (Trang 32 - 35)

5. Kết cấu của luận văn

1.2.3. Quy trình tiếp cận

Thủ tục vay vốn ngân hàng của các DN nói chung bao gồm những yêu cầu bắt buộc từ phía ngân hàng khi cho các DN muốn vay vốn. Quy trình tiếp cận vốn vay của ngân hàng đối với DN thuộc ngành xây dựng và kinh doanh BĐS là bảng tổng hợp mô tả các bƣớc đi của DN từ khi có thông tin về sản phẩm, dịch vụ ngân hàng phù hợp với nhu cầu vốn của DN, lập hồ sơ đề nghị vay vốn đến lúc đƣợc ngân hàng chấp thuận ra quyết định cho vay. Quy trình này có thể đƣợc tóm tắt ở bảng dƣới đây:

Bảng 1.1: Quy trình tiếp cận vốn vay ngân hàng đối với các DN Các giai đoạn của quy trình Nhiệm vụ của DN ở mỗi giai đoạn

Tiếp cận thông tin tín dụng DN có thể tìm hiểu thông tin sản phẩm, những gói kích cầu, dịch vụ ngân hàng qua nhiều kênh (trực tiếp hoặc gián tiếp).

Lập hồ sơ đề nghị vay vốn Cung cấp thông tin về các dự án đầu tƣ xây dựng, dự án đầu tƣ BĐS… , hay còn gọi là hồ sơ vay vốn

Ký kết hợp đồng tín dụng Thực hiện các thủ tục (do ngân hàng yêu cầu) trong việc ký kết hợp đồng tín dụng (nếu đƣợc chấp thuận cho vay).

Việc hiểu rõ quy trình tiếp cận vốn vay của ngân hàng giúp các DN nhận thức rõ hơn về hoạt động tín dụng nói chung và cho vay nói riêng của các ngân hàng. DN cũng chuẩn bị các điều kiện cần thiết khi tiếp cận vốn vay ngân hàng, nâng cao khả năng chấp thuận hồ sơ vay vốn từ phía ngân hàng, đồng thời cũng tránh những rủi ro cho ngân hàng khi DN hiểu rõ và thực hiện đúng theo quy trình tín dụng của ngân hàng. Quy trình tiếp cận vốn vay ngân hàng làm cơ sở cho DN trong việc thiết lập các hồ sơ và thực hiện các thủ tục vay vốn về mặt hành chính. Bên cạnh đó, quy trình tiếp cận cũng chỉ rõ mối

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

quan hệ giữa DN và ngân hàng trong từng bƣớc từ khi DN lập hồ sơ vay vốn đến khi DNvay đƣợc vốn.

Các giai đoạn căn bản của một quy trình tiếp cận đƣợc thể hiện cụ thể nhƣ sau:

* Giai đoạn tiếp cận thông tin tín dụng: DN có thể tiếp cận thông tin tín dụng bằng các phƣơng pháp khác nhau nhƣ đã đề cập ở phần trên.

* Giai đoạn lập hồ sơ đề nghị vay vốn: Lập hồ sơ là khâu đầu tiên khi DN tiếp cận vốn vay của ngân hàng, nó đƣợc thực hiện ngay sau khi DN tiếp xúc đƣợc với cán bộ tín dụng của ngân hàng. Tùy theo quan hệ giữa DN và ngân hàng, tùy theo quy mô khoản vay hay hình thức vay vốn của DN mà hồ sơ DN phải đảm bảo các thông tin khác nhau. Nhìn chung, một bộ hồ sơ đề nghị vay vốn của DN phải đảm bảo các thông tin sau:

- Thông tin về năng lực pháp lý và năng lực hành vi của DN. - Thông tin về khả năng sử dụng và hoàn trả vốn của DN. - Thông tin về đảm bảo tín dụng (đảm bảo cho khoản vay).

Để đảm bảo các thông tin này cung cấp cho ngân hàng, DN cần phải lập và nộp cho ngân hàng các giấy tờ sau:

- Giấy đề nghị vay vốn.

- Các tài liệu chứng minh năng lực pháp luật, giấy tờ chứng minh tƣ cách pháp nhân của khách hàng (chẳng hạn nhƣ giấy phép thành lập DN, giấy đăng ký kinh doanh, quyết định bổ nhiệm giám đốc, điều lệ hoạt động ….).

- Phƣơng án đầu tƣ xây dựng, kinh doanh BĐS khả thi và kế hoạch trả nợ hoặc dự án đầu tƣ.

- Hồ sơ chứng minh năng lực tài chính, hợp đồng mua, bán hàng, biên lai thuế, hóa đơn, chứng từ, Bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh, thuyết minh báo cáo tài chính, báo cáo lƣu chuyển tiền tệ của ít nhất hai năm gần nhất của thời kỳ gần nhất.

- Các tài liệu chứng minh tính hợp pháp và giá trị các tài sản bảo đảm nợ vay: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Các giấy tờ liên quan nếu cần thiết.

- Nếu thiếu một trong các yếu tố trên, việc tiếp cận nguồn vốn ngân hàng trở lên khó khăn hơn, và chúng ta tạm gọi là thủ tục vay vốn chƣa hoàn chỉnh.

* Giai đoạn ký kết hợp đồng tín dụng: Khi đƣợc chấp thuận cho vay, DN cần thực hiện các thủ tục do ngân hàng yêu cầu trong việc ký kết hợp đồng tín dụng. Hợp đồng tín dụng bao gồm các nội dung về điều kiện vay, mục đích sử dụng vốn vay, phƣơng thức vay, số vốn vay, lãi suất, thời hạn cho vay, hình thức đảm bảo, giá trị tài sản đảm bảo, phƣơng thức trả nợ và những cam kết khác đƣợc các bên thỏa thuận. Hợp đồng tín dụng cũng nêu rõ quyền và nghĩa vụ của cả DN và ngân hàng.

Ở khâu này, DN cần kiểm tra các điều khoản trong hợp đồng tín dụng mà DN ký kết, đặc biệt là các điều kiện tín dụng mà ngân hàng đƣa ra. DN cần xem xét khả năng thực hiện cũng nhƣ đánh giá về mặt lợi ích và mức độ rủi ro của khoản vay mang lại trong các điều kiện tín dụng này. Trong trƣờng hợp không thể chấp nhận DN có thể đề xuất ngân hàng sửa đổi các điều kiện tín dụng trong hợp đồng.

DN cũng phải có nghĩa vụ sử dụng vốn vay theo đúng mục đích, thực hiện đúng các nội dung đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng và các cam kết khác; trả nợ gốc và lãi vay theo thỏa thuận; chịu trách nhiệm trƣớc pháp luật khi không thực hiện đúng các thỏa thuận về việc trả nợ vay và thực hiện các nghĩa vụ đảm bảo nợ vay đã cam kết. Việc sử dụng vốn vay đúng mục đích góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay, đồng thời giúp DN đảm bảo khả năng hoàn trả nợ cho ngân hàng. Từ đó nâng cao uy tín của DN đối với ngân hàng và củng cố quan hệ vay vốn giữa khách hàng và ngân hàng, điều này đặc biệt quan trọng đối với DN.

DN cần chuẩn bị các báo cáo tài chính theo định kỳ do ngân hàng yêu cầu để đảm bảo cho khoản vay. DN cũng phải có nghĩa vụ trả nợ cả gốc lẫn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

lãi theo đúng thời hạn trong hợp đồng vay vốn. Trong trƣờng hợp không trả nợ theo đúng thời hạn trong hợp đồng (có thể trƣớc hạn hoặc quá hạn), DN có thể đề nghị hoặc thỏa thuận với ngân hàng xin điều chỉnh tín dụng nhƣ xin gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn nợ và chịu các mức phí theo quy định của ngân hàng.

1.3. Các yếu tố ảnh hƣởng đến khả năng tiếp cận vốn vay ngân hàng của DN xây dựng và kinh doanh BĐS

Một phần của tài liệu Nâng cao khả năng tiếp cận vốn vay ngân hàng của Công ty Cổ phần Xây dựng số 2 thuộc Tổng Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)