5. Kết cấu của luận văn
2.3.1. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của Côngty
- Tổng nguồn vốn vay ngân hàng Công ty CPXD sô 2 qua các năm (phân theo loại tiền vay, theo loại hình thành phần kinh tế, theo kỳ hạn vay).
- Tỷ lệ tăng trƣởng nguồn vốn qua các năm của Công ty CP XD số 2 - Doanh thu, chi phí và lợi nhuận qua các năm của Công ty CP XD số 2. - Tỷ lệ tăng trƣởng lợi nhuận qua các năm của Công ty CP XD số 2.
2.3.2. Hệ thống chỉ tiêu khả năng thanh toán được đánh giá trong quá trình tiếp cận nguồn vốn vay ngân hàng
Để đánh giá khái quát tình hình của Công ty, các cán bộ ngân hàng cần phân tích các chỉ tiêu của DN, xem xét Công ty có đƣợc vay vốn đầu tƣ không.
* Hệ số khả năng thanh toán tổng quát của doanh nghiệp:
Hệ số khả năng thanh toán tổng quát = Tổng số tài sản Tổng số nợ phải trả Chỉ số này phản ánh khả năng thanh toán chung của Công ty trong kỳ báo cáo. Chỉ tiêu này cho biết: với tổng số tài sản hiện có, DN có bảo đảm trang trải đƣợc các khoản nợ phải trả hay không. Nếu trị số chỉ tiêu "Hệ số khả năng thanh toán tổng quát" của DN luôn ≥ 1, DN bảo đảm đƣợc khả năng thanh toán tổng quát và ngƣợc lại; trị số này < 1, DN không bảo đảm đƣợc khả năng trang trải các khoản nợ. Trị số của “Hệ số khả năng thanh toán tổng quát” càng nhỏ hơn 1, DN càng mất dần khả năng thanh toán.
* Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn:
Hệ số khả năng thanh nợ ngắn hạn = Tài sản ngắn hạn Tổng số nợ ngắn hạn Chỉ tiêu này cho thấy khả năng đáp ứng các khoản nợ ngắn hạn của DN là cao hay thấp. Nợ ngắn hạn là những khoản nợ mà DN phải thanh toán trong vòng một năm hay một chu kỳ kinh doanh. Nếu trị số của chỉ tiêu này xấp xỉ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
bằng 1, DN có đủ khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn và tình hình tài chính là bình thƣờng hoặc khả quan. Ngƣợc lại, nếu “Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn” < 1, DN không bảo đảm đáp ứng đƣợc các khoản nợ ngắn hạn. Trị số của chỉ tiêu này càng nhỏ hơn 1, khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của DN càng thấp.
* Hệ số khả năng chi trả nợ
Hệ số khả năng thanh nợ ngắn hạn = Số tiền thuần lƣu chuyển trong kỳ Tổng số nợ ngắn hạn
Hệ số này đƣợc xác định cho cả một kỳ kinh doanh. Chỉ tiêu này cho biết, với dòng tiền thuần tạo ra từ các hoạt động của mình trong kỳ, DN có đủ khả năng bảo đảm đƣợc khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn hay không.
2.3.3. Hệ số nợ (Ncsh) của doanh nghiệp
Hệ số nợ (Ncsh) = Nợ phải trả Vốn chủ sở hữu
Xác định hệ số này để đánh giá mức độ đảm bảo nợ vay bằng nguồn vốn chủ sở hữu. Hệ số này cho thấy khả năng thanh toán nợ bằng nguồn vốn chủ sở hữu; hệ số này càng nhỏ thì giá trị của vốn chủ sở hữu càng lớn vì nguồn vốn chủ sở hữu là nguồn vốn không phải hoàn trả, cho thấy khả năng tự chủ về tài chính của DN càng tốt. Tuy nhiên nếu tỷ lệ này càng cao thì có một khả năng lớn là DN đang không thể trả đƣợc các khoản nợ theo điều kiện tài chính thắt chặt hoặc có sự kém cỏi trong quản lý, hoặc dòng tiền của DN sẽ kém đi do gánh nặng từ việc thanh toán các khoản lãi vay.
2.3.4. Chỉ tiêu về năng lực hoạt động của doanh nghiệp
* Vòng quay hàng tồn kho (V)
Hệ số vòng quay hàng tồn kho (V) = Giá vốn hàng bán Hàng tồn kho bình quân Giá trị vòng quay hàng tồn kho càng lớn cho biết DN sử dụng vốn lƣu động càng hiệu quả, góp phần nâng cao tính năng động trong sản xuất kinh
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
doanh của DN . Vòng quay thấp là do DN lƣu giữ quá nhiều hàng tồn kho, dòng tiền sẽ giảm đi do vốn kém hoạt động và gánh nặng trả lãi tăng lên và rủi ro khó tiêu thụ do không phù hợp với nhu cầu tiêu dùng hoặc thị trƣờng kém đi.
* Hệ số vòng quay tài sản
Hệ số vòng quay tài sản dùng để đánh giá hiệu quả của việc sử dụng tài sản của DN
Hệ số vòng quay tài sản = Doanh thu thuần Tổng tài sản bình quân
Thông qua hệ số này có thể biết đƣợc mỗi một đồng tài sản có bao nhiêu đồng doanh thu đƣợc tạo ra. Hệ số vòng quay tổng tài sản càng cao đồng nghĩa với việc sử dụng tài sản của DN vào hoạt động sản xuất kinh doanh càng hiệu quả.
2.3.5. Chỉ tiêu về khả năng sinh lời của Công ty
* Tỷ số lợi nhuận sau thuế trên doanh thu thuần
Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu = 100% x Lợi nhuận ròng (hoặc LNST) Doanh thu thuần
Tỷ số này cho biết lợi nhuận chiếm bao nhiêu phần trăm trong doanh thu. Nếu tỷ số này mang giá trị dƣơng tức là Công ty làm ăn có lãi. Tỷ số càng lớn thì nghĩa là Công ty càng có lãi và ngƣợc lại.
* Tỷ số lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu
Tỷ số LN trên vốn CSH= 100% x Lợi nhuận ròng (hoặc LNST) Bình quân vốn cổ phần phổ thông Tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu cho biết cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu của Công ty cổ phần này tạo ra bao nhiều đồng lợi nhuận. Nếu tỷ số này mang giá trị dƣơng, là công ty làm ăn có lãi, nếu mang giá trị âm là Công ty làm ăn thua lỗ.
* Tỷ số lợi nhuận ròng trên tổng tài sản bình quân
Tỷ số lợi nhuận ròng trên tổng tài sản = 100% x Lợi nhuận ròng Tổng tài sản bình quân
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Nếu tỷ số này lớn hơn 0, thì có nghĩa Công ty làm ăn có lãi. Tỷ số càng cao cho thấy Công ty làm ăn càng hiệu quả. Còn nếu tỷ số nhỏ hơn 0, thì Công ty làm ăn thua lỗ. Mức lãi hay lỗ đƣợc đo bằng phần trăm của giá trị bình quân tổng tài sản của Công ty. Tỷ số cho biết hiệu quả quản lý và sử dụng tài sản để tạo ra thu nhập của DN.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Chƣơng 3
THỰC TRẠNG TIẾP CẬN VỐN VAY NGÂN HÀNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SỐ 2 - VINACONEX HOẠT ĐỘNG TRONG
LĨNH VỰC XÂY DỰNG & KINH DOANH BẤT ĐỘNG SẢN 3.1. Thực trạng hoạt động kinh doanh của Công ty CPXD số 2
3.1.1. Sự ra đời của Công ty cổ phần xây dựng số 2- vinaconex
Công ty CPXD số 2 đƣợc thành lập từ năm 1970 với tên gọi ban đầu là “Công ty xây dựng Xuân Hòa”. Hoạt động sản xuất của Công ty không chỉ xây dựng các công trình ở Xuân Hòa mà còn lan sang khu vực lân cận. Năm 1972 đổi tên là Công ty kiến trúc Xuân Hòa kèm theo QĐ số 713/BKT - TCCB, sau đổi tên thành “ Công ty xây dựng số 20”.
Hơn mƣời năm xây dựng cơ sở vật chất, tăng cƣờng đội ngũ cán bộ quản lý kỹ thuật và công nhân, Công ty đã có cơ sở vật chất và đội ngũ cán bộ quản lý đáp ứng tốt yêu cầu hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực xây dựng.
Ngày 17/3/1984, thực hiện Quyết định số 342 QĐ/BXD-TCCB hợp nhất Công ty Xây dựng số 20 và Liên hợp Xây dựng nhà ở Vĩnh Phú (Nhà máy Bê tông tấm lớn Đạo Tú) đổi tên thành Liên hợp Xây dựng nhà ở tấm lớn số 2 với nhiệm vụ là tham gia xây dựng nhà ở tại thủ đô Hà Nội bằng phƣơng pháp lắp ghép tấm lớn, sản phẩm của Nhà máy Bê tông Đạo Tú.
Tháng 12/1989, trong bối cảnh việc xây dựng nhà ở lắp ghép bằng tấm lớn không còn phù hợp với hiện tại, Bộ Xây dựng ra quyết định đổi tên Xí nghiệp Liên hợp Xây dựng nhà ở tấm lớn số 2 thành Xí nghiệp Liên hợp Xây dựng số 2 là Doanh nghiệp hạng 1 trực thuộc Bộ Xây dựng với gần 2.000 cán bộ công nhân viên và 7 đơn vị thành viên với nhiệm vụ là hoàn thiện các khu nhà ở từ 5 đến 6 tầng đã lắp ghép ở Thanh Xuân, Nghĩa Đô và tham gia xây dựng nhiều công trình công nghiệp, dân dụng, văn hóa ở mọi quy mô. Công ty còn tham gia thi công các công trình giao thông, thủy lợi, cơ sở hạ tầng,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
khai thác sản xuất vật liệu xây dựng ở các tỉnh phía Bắc, đặc biệt là đầu tƣ kinh doanh BĐS.
Thực hiện Quyết định số 90/TTg của Thủ tƣớng Chính phủ về việc tiếp tục sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nƣớc (DNNN), ngày 15 tháng 4 năm 1995, Bộ trƣởng Bộ Xây dựng có Quyết định số 275/BXD-TCLĐ về việc chuyển Xí nghiệp Liên hợp Xây dựng số 2 trực thuộc Tổng Công ty Xuất nhập khẩu Xây dựng Việt Nam. Ngày 9/6/1995, Bộ trƣởng Bộ Xây dựng có Quyết định số 618/BXD-TCLĐ về việc đổi tên Xí nghiệp Liên hợp Xây dựng số 2 thuộc Tổng Công ty Xuất nhập khẩu Xây dựng Việt Nam thành Công ty Xây dựng số 2 gồm 3 xí nghiệp và 3 chi nhánh tại các tỉnh Cao Bằng, Sơn La, Lào Cai. Ngoài ra trực thuộc Công ty còn có 10 đội xây dựng theo hình thức khoán gọn, nhƣng mọi hoạt động đều do Công ty quản lý và điều hành.
Để góp phần quan trọng nâng cao hiệu quả, sức cạnh tranh của DN tạo ra loại hình DN có nhiều chủ sở hữu, trong đó có đông đảo ngƣời lao động, tạo động lực mạnh mẽ và cơ chế quản lý năng động cho DN để sử dụng có hiệu quả vốn, tài sản của Nhà nƣớc và của DN. Ngày 19 tháng 6 năm 2002, Chính phủ đã ra Nghị định số 64/2002/NĐ-CP Về việc chuyển DNNN thành Công ty cổ phần.
Ngày 29/9/2003, Bộ Xây dựng có quyết định số 1284/QĐ-BXD chuyển đổi Công ty hoạt động theo mô hình Công ty cổ phần với tên gọi là Công ty Cổ phần Xây dựng số 2. Ngày 27/10/2003, Công ty chính thức đi vào hoạt động theo hình thức Công ty cổ phần theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0103003086 do Sở Kế hoạch và Đầu tƣ Thành phố Hà Nội cấp, vốn điều lệ đăng ký là 10.000.000.000 đồng, trong đó tỷ lệ vốn Nhà nƣớc là 51%.
Ngày 02/11/2005, HĐQT của Công ty chính thức ra Nghị quyết số 52/HĐQT nhất trí về việc tăng vốn điều lệ từ 10 tỷ đồng lên 20 tỷ đồng. Tháng 12/2006 Cổ phiếu của Công ty CPXD số 2 có mã chứng khoán là VC2 chính thức giao dịch trên thị trƣờng chứng khoán.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Tháng 10/2007 Công ty hoàn tất đợt chào bán phát hành thêm 1.205.000 cổ phiếu, tăng vốn điều lệ từ 20 tỷ đồng lên 32,05 tỷ đồng. Tháng 5/2008 Công ty phát hành thêm cổ phiếu và trả cổ tức bằng cổ phiếu với số lƣợng là 1.795.000 cổ phiếu, tăng vốn điều lệ từ 32,05 tỷ đồng lên 58,7 tỷ đồng…. Sau rất nhiều đợt phát hành thêm cổ phiếu đến nay vốn điều lệ của Công ty CP xây dựng số 2 đã tăng lên 120 tỷ đồng.
Song song với việc nhận thầu thi công và ứng dụng công nghệ trong thi công, chuyên nghiệp hóa về thi công xây lắp nhà nhà cao tầng. Công ty còn đang từng bƣớc nắm bắt thực tế để chuyển dần làm Chủ đầu tƣ (Chủ đầu tƣ trong BĐS, trong việc cho thuê thiết bị và Chủ đầu tƣ trong lĩnh vực cho thuê văn phòng).
Từ năm 2003 đến nay, đã hơn 10 năm Công ty chuyển đổi mô hình hoạt động, Công tác quản trị Công ty đƣợc nâng lên tầm cao mới. Chính vì vậy đã đƣa Công ty phát triển vƣợt bậc thông qua việc tổng tài sản của Công ty đã tăng lên một cách nhanh chóng trong 7 năm gần đây: Năm 2006 tổng tài sản của Công ty đạt 280 tỷ đồng đến cuối năm 2013 tổng tài sản đã đạt đến con số 1.488 tỷ đồng.
Trải qua hơn 40 năm xây dựng trƣởng thành và phát triển, Công ty đã để lại cho đất nƣớc và xã hội hàng ngàn sản phẩm là các hạng mục công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp, giao thông đƣờng bộ, công trình quốc phòng với quy mô từ nhỏ đến lớn, từ đơn giản đến hiện đại trên khắp mọi miền của Tổ quốc, từ các tỉnh miền núi phía Bắc đến các tỉnh miền Đông Nam Bộ, với chất lƣợng cao, kỹ mỹ thuật đẹp, luôn làm vừa lòng và đáp ứng thị hiếu yêu cầu của ngƣời sử dụng.. Ngoài ra Công ty CPXD số 2 đã vinh dự đƣợc Đảng, Nhà nƣớc tặng thƣởng nhiều danh hiệu nhƣ:
Năm 1973: Huân Chƣơng chiến công hạng 3 Năm 1978: Huân chƣơng lao động hạng 3
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Năm 2000: Tập thể lao động xuất sắc, cờ thi đua ngành xây dựng, Nhà nƣớc trao tặng Huân chƣơng lao động hạng hai.
Năm 2001 -2007: Tập thể lao động xuất sắc, cờ thi đua ngành xây dựng, Bằng khen Bộ xây dựng, đặc biệt trong năm 2007 Nhà nƣớc trao tặng Huân chƣơng lao động hạng nhất.
Năm 2008: ngoài việc đƣợc trao tặng tập thể lao động xuất sắc, cờ thi đua ngành, Công ty cò đƣợc trao tặng “ Thƣơng hiệu mạnh Việt Nam “ và “ Doanh nghiệp hội nhập và phát triển” 2008.
Năm 2009 đến nay: Công ty cũng đã nhận đƣợc nhiều danh hiệu, vẫn là một thƣơng hiệu lớn, uy tín (Sao vàng đất Việt - 2013)
3.1.2. Cơ cấu tổ chức của Công ty cổ phần xây dựng số 2- Vinaconex Sơ đồ 3.1. Sơ đồ tổ chức Công ty CP XD số 2 Sơ đồ 3.1. Sơ đồ tổ chức Công ty CP XD số 2
ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG
HỘI ĐỒNG QUẢNTRỊ BAN GIÁM SÁT
TỔNG GIÁM ĐỐC C. TY Phó TGĐ 1 Phó TGĐ 2 TGĐPhó 3 Phó TGĐ 4 Ban phát triển thị trƣờng Ban kế hoạch Kỹ thuật Ban thiết bị và công nghệ thi công Ban tài chính Ban đầu tƣ Chi nhánh VC2 golden silk Chi nhánh VC2 Quang Minh Chi nhánh VC2 Xuân Hòa Ban tổ chức hành chính Đội XD 202 Đội XD 203 Đội XD 204 Đội XD 205 Đội XD 206 Đội XD 208 Đội XD 209 Đội XD 210 Đội XD 212 Đội XD 214 Đội XD 215 Đội XD 217 Đội XD 218 Đội XD 219 Đội XD 220 Đội XD 221 Đội XD 222 Đội XD 223 Đội XD 224 Đội XD 225 Các Đội công trình trực thuộc Các Ban điều hàng công trình
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
- Đại hội đồng cổ đông Công ty cổ phần xây dựng số 2 là cơ quan quyền lực cao nhất của Công ty.
- Hội đồng quản trị: là cơ quan quản lý Công ty cổ phần, có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của Công ty không phụ thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông.
- Ban giám sát: Ban kiểm soát là tổ chức thay mặt cổ đông để kiểm soát mọi hoạt động kinh doanh, quản trị và điều hành của Công ty. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn theo Điều lệ Công ty.
- Tổng giám đốc Công ty: Chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh của Công ty, chịu trách nhiệm trƣớc ban lãnh đạo Công ty về hoạt động chung của Công ty và quản lý hoạt động của các phòng ban….
- Phó tổng giám đốc: Giúp giám đốc chỉ huy điều hành các chức năng quản trị theo sự phân công và sự ủy quyền của tổng giám đốc, đồng thời chịu trách nhiệm trƣớc giám đốc về nhiệm vụ đƣợc giao.
- Ban tổ chức hành chính: có chức năng thực hiện công tác kế hoạch, lập trình và phát triển phần mềm, quản trị mạng và trang thiết bị, thông tin truyền thông, đầu mối thực hiện công tác tổ chức, nhân sự, tiền lƣơng, đào tạo và công tác hành chính quản trị tại Công ty.
- Ban tài chính: Tổ chức công tác hạch toán theo điều lệ tổ chức kế toán