Thực trạng tiếp cận vốn vay ngân hàng của Côngty CPXD số 2

Một phần của tài liệu Nâng cao khả năng tiếp cận vốn vay ngân hàng của Công ty Cổ phần Xây dựng số 2 thuộc Tổng Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (Trang 65 - 72)

5. Kết cấu của luận văn

3.2. Thực trạng tiếp cận vốn vay ngân hàng của Côngty CPXD số 2

Công ty CPXD số 2 hiện nay luôn trong tình trạng thiếu vốn. Trên thực tế, việc vay vốn của DN hoạt động trong lĩnh vực này là vẫn rất khó khăn. Do

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

đặc thù công việc của ngành, hiện nay thị trƣờng xây dựng đang trong giai đoạn cầm chừng và thị trƣờng BĐS trầm lắng, chính vì lẽ đó lƣợng hàng tồn kho của các DN tăng lên, Các dự án đã và đang tiếp tục hoạt động cũng hoạt động cầm chừng vì thiếu vốn đầu tƣ. Dù cho những năm qua Nhà nƣớc đã có nhiều chính sách đƣa ra nhằm tháo gỡ khó khăn cho các DN nhƣ gói kích cầu thông qua hỗ trợ 4% lãi suất cho vay năm 2009, đặc biệt gói kích cầu năm 2013 của Chính phủ là 30.000 tỷ đồng với lãi suát 6%/ năm nhằm làm cho thị trƣờng BĐS ấm lại, nhƣng lƣợng tiền đầu tƣ vào các dự án của khách hàng vẫn nhỏ giọt. Theo số liệu của Tổng cục thống kê, việc giải ngân gói cứu trợ trên để phá băng thị trƣờng BĐS tính đến hết năm 2013 mới chỉ giải ngân trên 2%, nên ảnh hƣởng trực tiếp hiệu quả sản xuất kinh doanh của các DN nói chung và của Công ty nói riêng là thấp. Lƣợng tiền của các nhà đầu tƣ vào các dự án bị đọng vốn làm vòng tiền quay chậm. Mặt khác, trong thời gian qua các ngân hàng lại rất thận trọng cho vay đối với các dự án đầu tƣ của Công ty, mặc dù trƣớc đây khi thị trƣờng BĐS sôi động Công ty CPXD số 2 là khách hàng tiềm năng và thân thiết của một số ngân hàng. Chính vì vậy các dự án lớn của Công ty đã phải dừng gần nhƣ ” đắp chiếu” hay hoạt động cầm chừng chờ thị trƣờng ấm dần vì không có vốn đầu tƣ. Theo số liệu báo cáo của Ban kế hoạch kỹ thuật Công ty thì các chỉ số kế hoạch của Công ty CPXD số 2 đề ra trong những năm gần đây luôn không hoàn thành chỉ tiêu.

Bảng 3.6. Bảng kế hoạch và thực hiện SXKD của Công ty CPXD số 2

Đơn vị tính: tỷ đồng Các chỉ tiêu chủ yếu Năm 2012 Năm 2013 Dự kiến KH Thực hiện % tăng trƣởng Dự kiến KH Thực hiện % tăng trƣởng Tổng giá trị SXKD 1.150 956 83% 930 719 77% Tổng doanh thu 1.030 884 85% 712 581 81% Tổng LNTT 31 29 93% 18 16 88%

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Từ số liệu trên ta thấy năm 2012 Công ty dự kiến kế hoạch tổng giá trị sản xuất kinh doanh là 1.150 tỷ đồng nhƣng thực hiện 956 tỷ, năm 2013 dự kiến kế hoạch là 930 tỷ đồng nhƣng chỉ đạt đƣợc 719 tỷ. Con số trên lần lƣợt tƣơng đƣơng đạt 83% và 77%. Các chỉ tiêu khác nhƣ: tổng doanh thu, tổng lợi nhuận trƣớc thuế cũng lần lƣợt đạt 85% và 93% năm 2012; 81% và 88% trong năm 2013. Có thể thấy những khó khăn của nền kinh tế tác động trực tiếp vào lĩnh vực xây dựng và kinh doanh BĐS của Công ty CPXD sô 2.

Những thay đổi trong chính sách của Nhà nƣớc đã tác động khác nhau đến khả năng vay vốn của các DN nói chung và Công ty CPXD số 2 nói riêng. Giai đoạn năm 2005 đến 2008 hoạt động xây dựng và kinh doanh BĐS của Công ty CPXD số 2 đƣợc các ngân hàng mời chào nhƣ Ngân hàng đầu tƣ và phát triển Việt Nam (BIDV), Ngân hàng TMCP công thƣơng Việt Nam (Vietinbank), Ngân hàng TMCP ngoại thƣơng (Vietcombank)..., ƣu ái lãi suất trong vốn vay đối với Công ty, thì hiện nay Công ty đang bị chính các ngân hàng thân thiết trƣớc kia thờ ơ, không mặn mà cho việc vay vốn. Mặc dù có những dự án có phƣơng án đầu tƣ tối ƣu nhƣ dự án Kim văn - Kim lũ ở Hà nội, Dự án chung cƣ phƣờng Hồng Hà- tại Quảng Ninh, dự án Khu thƣơng mại dịch vụ tổng hợp và nhà ở khu công nghiệp Phố Nối tại tỉnh Hƣng Yên ... Các dự án trên đều cần một lƣợng vốn từ vài trăm tỷ đến vài nghìn tỷ đồng để thực hiện. Trên thực tế, những năm gần đây Công ty CPXD số 2 hoạt động vẫn có hiệu quả, có dự án đầu tƣ xây dựng khả thi, đã ký đƣợc hợp đồng có giá trị tốt và cần vay vốn ngân hàng để đầu tƣ sản xuất, thực hiện hợp đồng nhƣng do Công ty không đủ điều kiện thế chấp (hoặc có tài sản thế chấp, nhƣng do ngân hàng định giá quá thấp dẫn đến tín dụng vốn cấp không đủ để Công ty triển khai dự án), nên phải hoạt động cầm chừng, mất đi cơ hội phát triển. Do đó, trong thời gian qua Công ty CPXD số 2 phải thu hẹp quy mô sản xuất, đầu tƣ. Một số dự án đầu tƣ xây dựng cũng nhƣ đầu tƣ BĐS của Công ty do khó khăn về vốn đã bị tạm ngừng, hoặc bị giãn tiến độ thi công, không

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

phát huy đƣợc tính tích cực đối với sự phát triển kinh tế - xã hội hiện nay. Thời gian gần đây, các gói tín dụng ƣu đãi lớn, lãi suất thấp đƣợc các ngân hàng TM liên tiếp đƣa ra, nhƣ của BIDV, Vietinbank, Vietcombank,…với mức lãi suất cho vay dao động từ 6,8% - 8,5%/năm, chủ yếu ƣu đãi ở mảng vốn vay ngắn hạn và chỉ ƣu đãi lãi suất ở khoảng thời gian từ 1 - 3 tháng đầu, sau đó lại theo lãi suất huy động + biên độ 4,5%, nên tính bình quân lại thì DN vẫn phải trả với lãi suất 11,5% - 12% trở lên. Mặc dù các ngân hàng thƣơng mại đã xả van cho vay, nhƣng vẫn “chắc tay” với tài sản đảm bảo, thủ tục, điều kiện để vay vốn ngân hàng còn nhiều phiền hà, gây khó, không thể tiếp cận đƣợc vốn vay; hoặc ràng buộc bởi có tiền lệ nợ xấu hoặc nợ cũ chƣa trả hết, nên hứa hẹn hoặc kéo dài thời gian càng khiến DN nản lòng khi tiếp cận vốn. Còn nếu vay trung và dài hạn mà Công ty đang thiếu thì vẫn phải chịu lãi suất ở mức khá cao 14 - 15%. Đó là một trong những nguyên nhân đẩy Công ty rơi vào tình trạng hoạt động cầm chừng hoặc đình đốn vì thiếu vốn xoay vòng, tái đầu tƣ kinh doanh.

Bảng 3.7: Tỷ lệ tiếp cận vốn vay ngân hàng cho từng dự án

Đơn vị tính %

Tên dự án Tỷ lệ tiếp cận vốn vay Ngân

hàng trên tổng mức đầu tƣ

Dự án BT Long Biên 35

Khu DV TM Tổng hợp và nhà ở KCN Phố Nối 21

Khu ĐTM Kim Văn, Kim Lũ 21

Khu Nhà ở sinh thái ở Xuân Hòa 20,5

(Nguồn: Ban tài chính - Công ty CPXD số 2)

Nhìn vào bảng số liệu 3.7 cho thấy, Công ty CPXD số 2 hoạt động trong lĩnh vực xây dựng và kinh doanh BĐS thƣờng là cần một lƣợng vốn lớn, có khi lên đến hàng trăm, nghìn tỷ đồng để triển khai các dự án lớn. Nhƣng tỷ lệ tiếp cận vốn vay ngân hàng chỉ từ 20,5 đến 35% cho một dự án đầu tƣ. Nằm trong xu thế chung của thị trƣờng, những năm gần đây do ảnh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

hƣởng của nền kinh tế, sức tiêu thụ của thị trƣờng giảm sút, Công ty CPXD số 2 phải chủ động thu hẹp sản xuất, hoạt động cầm chừng nhƣ Dự án Khu đô thị mới Kim văn - Kim lũ với tổng mức đầu tƣ hơn 3.000 tỷ đồng với số vốn vay của ngân hàng chỉ đạt 21% trên tổng mức đầu tƣ, Công ty mới giải quyết đền bù và giải phóng mặt bằng. Do nguồn vốn khan hiếm của các chủ đầu tƣ cộng với việc tiếp cận vốn vay ngân hàng quá ít so với tổng mức đầu tƣ, nên việc triển khai dự án chỉ là hoạt động cầm chừng. Tính từ khi khởi công dự án năm 2010- 2013 giá trị sản lƣợng thực hiện mới chỉ là 647 tỷ/3.000 tỷ. Ngoài ra hàng tồn kho BĐS của một số dự án của Công ty không bán đƣợc nhƣ dự án Khu nhà ở sinh thái VC2 - tỉnh Vĩnh Phúc; dự án Khu nhà ở để bán xã Quang Minh - Mê linh Hà nội... , hoạt động xây dựng công của Chính phủ bị thu hẹp, nguồn vốn đầu tƣ của FDI cũng gặp khó khăn, thị trƣờng ngày càng trở nên khan hiếm việc. Công ty CPXD số 2 phải đối mặt với các khoản vay lớn của ngân hàng, đến hạn trả vẫn không trả đƣợc ngân hàng nên ngân hàng lại càng e ngại cho công ty CPXD số 2 vay vốn, từ đó Công ty không còn tài sản và khả năng huy động nguồn vốn lớn để đầu tƣ vào các dự án có quy mô lớn. Mặc dù đã đƣợc Chính phủ triển khai các chính sách, chƣơng trình hỗ trợ vốn cho các DN nhƣ bảo lãnh tín dụng và hỗ trợ tín dụng, ngoài ra có rất nhiều chính sách, chƣơng trình ƣu đãi khác đƣợc ban hành nhƣ việc gia hạn, miễn, giảm thuế là hình thức hỗ trợ nguồn lực tài chính, giúp DN giảm chi phí vay vốn, hỗ trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh trong bối cảnh khó khăn, nhất là những gói kích cầu 30.000 tỷ đồng nhằm thị trƣờng BĐS ấm lại nhƣng Công ty CPXD số 2 vẫn trong tình trạng thiếu vốn và hoạt động sản xuất kinh doanh có xu hƣớng giảm rõ rệt. Việc xử lý nợ xấu ở các ngân hàng cũng đƣợc đƣa ra, song việc triển khai còn chậm, chƣa đem lại hiệu quả rõ rệt, tín dụng tiếp tục tăng trƣởng thấp, nợ xấu vẫn ở mức cao.

Với năng lực quản trị và kết quả hoạt động sản xuất những năm vừa qua, trong bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu và những khó khăn nội tại của nền

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

kinh tế Việt Nam, thì Công ty CPXD số 2 vẫn đƣợc đánh giá là DN có kết quả hoạt động tốt. Nhƣng việc tiếp cận vay vốn ngân hàng của Công ty gặp rất nhiều khó khăn, nếu trƣớc đây lãi suất cao là thách thức đối với Công ty thì hiện nay những khó khăn về điều kiện thế chấp, hồ sơ dự án, phƣơng án đầu tƣ và xét duyệt cho vay đƣợc ngân hàng yêu cầu ngày càng cao. Việc tiếp cận nguồn vốn của ngân hàng bị hạn chế còn bắt nguồn từ nguyên nhân cán bộ nhân viên của Công ty thiếu thông tin hoặc thủ tục vay vốn quá phức tạp. Vấn đề vay vốn để đầu tƣ vào các dự án lớn của Công ty CPXD số 2 hiện nay đƣợc coi là bức xúc nhất. Trong hoạt động xây dựng và kinh doanh BĐS của DN đều có nhu cầu vay các khoản tín dụng ngắn hạn, trung hạn và dài hạn từ các ngân hàng để đầu tƣ máy móc, thiết bị nhƣ: máy cẩu tháp, máy xúc, máy đầm; đầu tƣ mua cốt pha sắt, giáo chống, giáo hoàn thiện... ngoài ra còn mua các nguyên vật liệu nhƣ sắt thép, xi măng, bê tông ... của các nhà thầu phụ, nhƣng đều gặp những rào cản khó vƣợt qua về tài sản thế chấp, những thủ tục phức tạp của ngân hàng. Trong khi đó Công ty CPXD số 2 luôn có nhu cầu mở rộng sản xuất, đầu tƣ vào thị trƣờng BĐS .... để phát triển và cạnh tranh trên thị trƣờng.

Công ty CPXD số 2 với số vốn là 51% là của nhà nƣớc, 49% là của các cổ đông, hoạt động kinh doanh với hình thức vừa trực tiếp giao cho các ban quản lý trực tiếp thi công (hay còn gọi là mô hình quản lý bán tập trung) bên cạnh mô hình khoán gọn công trình cho các đội sản xuất, vì vây để đáp ứng nhu cầu về vốn để đảm bảo tiến độ sản xuất thì Công ty và các Đội sản xuất thƣờng tiếp cận các nguồn vốn sau: sử dụng nguồn vốn tự có, vay từ bạn bè, ngƣời thân, ngân hàng, nguồn vốn nhà nƣớc, nguồn khác. Trong các nguồn vốn trên, nguồn vốn từ các tổ chức phi tài chính: cụ thể là từ các thân nhân và bạn bè chiếm tỷ trọng khoảng 15% (nguồn vốn này chủ yếu là do các Đội trƣởng, chủ nhiệm công trình vay), chỉ có trên 20% tiếp cận đƣợc vốn vay từ ngân hàng và một tỷ lệ rất nhỏ từ nguồn vốn nhà nƣớc và nguồn khác. Thị trƣờng BĐS gặp nhiều khó khăn trong thời gian dài đã ảnh hƣởng không nhỏ đến kết quả

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

kinh doanh của Công ty CPXD số 2. Điều này đã tác dộng đến dòng tiền và tình hình tài chính của DN, lợi nhuận của Công ty giảm rõ rệt đƣợc thể hiện ở Bảng 3.4. Với tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh rất khó khăn hiện nay của Công ty CPXD số 2, nhu cầu vốn cho nhiều dự án cũng bị ảnh hƣởng rất nhiều khi nguồn vốn từ việc ứng tiền trƣớc từ các chủ đầu tƣ bị hạn chế, vốn vay ngân hàng khó tiếp cận, lãi suất cao, vốn của các dự án đầu tƣ vẫn đang ứ đọng tại các công trình, trong khi vòng vốn luân chuyển của Công ty chậm làm cho năng lực tài chính của Công ty CPXD số 2 bị suy giảm.

Việc đƣa ra phƣơng án kinh doanh, tài sản thế chấp có khả năng thuyết phục ngân hàng không phải là điều dễ dàng. Bên cạnh đó, Công ty CPXD số 2 đang bị suy giảm về tiền lực vốn, thị trƣờng BĐS vẫn chƣa có dấu hiệu hồi phục dẫn đến khó khăn tài chính cho Công ty mà còn ảnh hƣởng tới thanh khoản của ngân hàng, mất niền tin với ngân hàng, gây đình trệ sản xuất cho các DN vật liệu xây dựng, xây lắp, ảnh hƣởng đến phát triển kinh tế của đất nƣớc.

Bảng 3.8. Khó khăn khi tiếp cận vốn vay ngân hàng của Công ty CPXD số 2

Đơn vị:%

Khó khăn khi vay vốn Khó khăn

Lãi suất vay cao 65

Tài sản đảm bảo 50

Các dự án, phƣơng án SX, kinh doanh có độ tin cậy thấp 60 Chứng minh khả năng trả nợ của các dự án 40

(Nguồn: Báo của Ban Tài chính kế toán - Cty CPXD số 2)

Việc tiếp cận vốn vay ngân hàng của Công ty CPXD số 2 gặp rất nhiều khó khăn trong khi đón nhu cầu mở rộng hoạt động sản xuất vào lĩnh vực xây dựng và đầu tƣ vốn vào thị trƣờng BĐS là lớn. Theo số liệu đƣa ra của Ban TCKT thì lãi suất cao là cản trở lớn nhất (65% ngân hàng) dẫn tới việc tiếp

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

cận nguồn vốn kinh doanh của DN gặp khó khăn, không dám vay vốn ngân hàng vì chi phí lãi vay cũng ảnh hƣởng lớn đến kế hoạch doanh thu - lợi nhuận của DN. Trong khi đó thị trƣờng BĐS vẫn trầm lắng, nhiều dự án đã và đang triển khai bị trì hoãn, giãn tiến độ hoặc giảm quy mô vốn đầu tƣ. 50% và 60% các ngân hàng không chấp nhận phƣơng án kinh doanh cũng nhƣ tính khả thi của dự án do thị trƣờng vẫn đang trong tình trạng ảm đạm. Vấn đề tài sản đảm bảo trong quá trình vay vốn hiện DN đang gặp khó khăn. Vì do đặc thù ngành, nên tài sản đảm bảo của DN đã và đang đƣợc thế chấp cho các dự án đã và đang làm. Chứng minh khả năng trả nợ của các dự án cũng là một điều quan trọng, vì trong tình hình kinh tế đang suy thoái nhƣ hiện nay, nhiều ngân hàng ngày càng trở nên e ngại hơn với DN xây dựng và kinh doanh BĐS, vì vậy các ngân hàng nhƣ một biện pháp thế thủ, giữ an toàn cho mình thận trọng hơn khi cho vay.

Một phần của tài liệu Nâng cao khả năng tiếp cận vốn vay ngân hàng của Công ty Cổ phần Xây dựng số 2 thuộc Tổng Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (Trang 65 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)