Thực trạng hoạt động kinh doanh Côngty cổ phần xây dựng số 2

Một phần của tài liệu Nâng cao khả năng tiếp cận vốn vay ngân hàng của Công ty Cổ phần Xây dựng số 2 thuộc Tổng Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (Trang 58 - 65)

5. Kết cấu của luận văn

3.1.3. Thực trạng hoạt động kinh doanh Côngty cổ phần xây dựng số 2

3.1.3.1. Những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh + Những nhân tố thuận lợi:

Trong những năm qua, Công ty CPXD số 2 thƣờng xuyên đầu tƣ nâng cao năng lực thi công, trang thiết bị máy móc hiện đại, nghiên cứu và triển khai những công nghệ thi công tiên tiến nhất nhằm đáp ứng những yêu cầu ngày càng cao của khách hàng và chủ đầu tƣ. Hiện tại do tình hình kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, Công ty đã điều chỉnh và thích ứng nhanh chóng thực hiện kiểm soát chi phí, tích cực thu hồi công nợ, quản lý rủi ro và sắp xếp lại bộ máy. Bên cạnh đó, đội ngũ cán bộ, kỹ sƣ, công nhân của Công ty không ngừng trƣởng thành cả về chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng tốt hơn yêu cầu của sản xuất kinh doanh. Nguồn nhân lực trẻ, đƣợc đào tạo đầy đủ, cơ bản, có trình độ, năng lực, sáng tạo, nhiệt tình, đoàn kết và có tinh thần trách nhiệm cao là nền tảng cho sự phát triển bền vững trong tƣơng lai.

Công ty vẫn tiếp tục giữ vững sự ổn định, vị thế và thƣơng hiệu VC2 của Công ty vẫn đƣợc khẳng định trên thị trƣờng là “Sao vàng đất Việt - 2013”.

+ Những nhân tố khó khăn

Tình hình kinh tế trên thế giới và trong nƣớc diễn biến rất phức tạp, tốc độ lạm phát của nền kinh tế cao, giá cả trên thị trƣờng biến động khiến chi phí tăng vọt, nhất là những nguyên nhiên vật liệu đầu vào trong ngành xây dựng, nó đã làm ảnh hƣởng đến chi phí các công trình xây dựng tăng, làm tăng chi phí sản xuất dẫn tới lợi nhuận giảm. Đây là nhân tố ảnh hƣởng trực tiếp đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của DN.

Lạm phát cũng dẫn đến chính sách điều hành thắt chặt tiền tệ và tín dụng của Ngân hàng Nhà nƣớc, kèm theo đó là lãi suất huy động cao, dẫn tới việc tiếp cận nguồn vốn kinh doanh của DN gặp nhiều khó khăn, chi phí lãi vay cũng ảnh hƣởng đến lợi nhuận và doanh thu của DN. Nền kinh tế trong những năm qua gặp nhiều khó khăn, đầu tƣ xã hội ít đi nên DN xây dựng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

không có đủ việc làm. Cùng với việc hạn chế tín dụng sản xuất đã hạn chế nguồn vốn vào thị trƣờng BĐS, khiến thị trƣờng xây dựng và thị trƣờng BĐS trầm lắng chƣa có dấu hiệu hồi phục, nhiều dự án đã và đang triển khai bị trì hoãn, giãn tiến độ hoặc giảm quy mô vốn đầu tƣ.

Áp lực trả nợ ngân hàng rất lớn trong khi khả năng thu hồi vốn từ đầu tƣ hạ tầng của các dự án bất động sản chƣa đảm bảo, mà nguồn việc từ dự án xây lắp lại hạn chế và có giá trị thấp nên dòng tiền để đảm bảo sản xuất và dự phòng không ổn định. DN vẫn gặp nhiều khó khăn khi tiếp cận vốn vay để thi công các công trình.

Ngoài ra, việc gia tăng số lƣợng các DN xây dựng và kinh doanh BĐS đã tạo sự cạnh tranh quyết liệt và gay gắt. Tỷ lệ thắng thầu không cao, giá trúng thầu các dự án xây dựng thấp trên thị trƣờng dẫn đến kham hiếm nguồn việc mà yêu cầu về kỹ thuật, chất lƣợng, tiến độ công trình của chủ đầu tƣ ngày càng khắt khe.

+ Những rủi ro do đặc thù ngành

Bên cạnh những rủi ro do nền kinh tế bị suy giảm cũng nhƣ nhiều DN khác, thì Công ty CPXD số 2 còn phải đối mặt với các rủi ro trong hoạt động kinh doanh của ngành xây dựng và kinh doanh BĐS nhƣ: rủi ro về chi phí đền bù, san lấp mặt bằng, rủi ro về cạnh tranh, rủi do về thanh toán và rất nhiều các rủi ro khác.

- Rủi ro về chi phí đền bù: Do đặc thù của Công ty 2 là kinh doanh BĐS nên việc giải phóng mặt bằng nhanh hay chậm đều ảnh hƣởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Sự biến động khôn lƣờng về giá của thị trƣờng BĐS đến khung giá đền bù cho mỗi mét vuông đất là những yếu tố ảnh hƣởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của Công ty.

- Rủi ro về cạnh tranh: Cùng với chính sách khuyến khích của Nhà nƣớc với các DN hoạt động trong lĩnh vực xây dựng và kinh doanh BĐS nên đã có rất nhiều DN hoạt động trong lĩnh vực này, nhất là những DN, tập đoàn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

lớn đã hình thành. Ngoài ra tham gia vào lĩnh vực này còn có các tổ chức, DN của nƣớc ngoài có tiềm lực về tài chính, công nghệ và trình độ quản lý cao. Do vậy, Công ty CPX số 2 mặc dù có lợi thế là có uy tín trong lĩnh vực xây dựng và kinh doanh BĐS nhƣng việc cạnh tranh kể cả hiện tại và tƣơng lai với các DN khác cùng ngành là điều tất yếu.

- Rủi ro về thanh toán: Cũng giống nhƣ nhiều DN hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, thì thời gian thi công các công trình thƣờng kéo dài. Việc nghiệm thu, bàn giao công trình, quá trình hoàn tất hồ sơ thi công cũng nhƣ thống nhất phê duyệt quyết toán giữa chủ đầu tƣ và nhà thầu thƣờng mất thời gian nên việc chiếm dụng vốn là rất phổ biến. Ngoài ra, các yếu tố thiết yếu của ngành xây dựng nhƣ xi măng, thép, cát, đá, xăng dầu, điện nƣớc đều phải phụ thuộc vào biến động của thị trƣờng trong thời gian qua cũng làm ảnh hƣởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.

- Các rủi do khác: Những rủi ro bất khả kháng như: động đất, bão, lũ,thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh … nếu xảy ra cũng làm ảnh hưởng đến quá trình xây dựng dự án như chậm tiến độ công trình hoặc bị thiệt hại về tài sản … đều làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của Công ty.

3.1.3.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty CPXD số 2 trong những năm gần đây

Các nhóm sản phẩm, dịch vụ mà Công ty đang thực hiện bao gồm: Xây dựng các công trình dân dụng, công nghệp, giao thông đƣờng bộ. Xây dựng phát triển nhà, kinh doanh BĐS và sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng. Trong đó, xây lắp là hoạt động xuyên suốt kể từ ngày thành lập Công ty. Với sự nỗ lực của tập thể các lãnh đạo và CBCVN hơn 40 năm hoạt động, Công ty đã trở thành DN có uy tín và thƣơng hiệu trong nội bộ các công ty thành viên trong Tổng Công ty nói riêng và ngành xây dựng trong nƣớc nói chung. Các dự án xây lắp Công ty đã và đang triển khai nhƣ: Trung tâm hội nghị Quốc gia, Văn phòng Bộ công thƣơng, Trụ sở tổng cục Hải

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

quan, Hạ tầng kỹ thuật của Depot …. Ngoài ra Công ty còn phát triển hoạt động kinh doanh BĐS đầu tƣ vào các dự án lớn nhƣ: dự án Khu đô thị mới Kim Văn, Kim Lũ, dự án Khu nhà ở để bán Đông Ngạc - Từ Liêm, Dự án khu nhà ở sinh thái tại Xuân Hòa - Vĩnh Phúc … Một số dự án đã và đang triển khai đƣợc thể hiện trong bảng 3.2.

Bảng 3.2: Một số dự án đang triển khai giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2015

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Tên dự án Chủ đầu tƣ Tổng mức đầu

tƣ (dự kiến)

Thời gian hoàn thành (dự kiến)

Dự án BT Long Biên Cty CPXD số 2 470 Năm 2011-2013

Khu DV TM Tổng hợp và

nhà ở KCN Phố Nối Cty CPXD số 2 175 Bắt đầu năm 2010

Khu ĐTM Kim văn, Kim lũ Cty CPXD số 2 Hơn 3.000 Năm 2010 đến 2015

Khu Nhà ở sinh thái ở Xuân

Hòa Cty CPXD số 2 156 Bắt đầu năm 2010

(Nguồn: Công ty CPXD số 2)

Với bối cảnh trong những năm gần đây, thị trƣờng BĐS trầm lắng, Công ty vẫn phát huy thế mạnh vốn có của mình là hoạt động trong lĩnh vực xây lắp là chủ yếu, với thƣơng hiệu Vinaconex2 và mã chứng khoán là VC2 uy tín và ngày càng đƣợc khẳng định trên thị trƣờng. Chính vì thế doanh thu và lợi nhuận của Công ty trong những năm qua tập trung chủ yếu vào mảng xây lắp. Công ty đã thực hiện hàng loạt các dự án trọng điểm của thành phố Hà Nội nhƣ công trình trụ sở Tổng cục hải quan, Công trình tòa nhà Viettel Hòa Lạc, Công trình hạ tầng kỹ thuật của Depot đƣờng sắt nội đô Nhổn-Ga Hà Nội… Hoạt động xây dựng thƣờng đóng góp đến gần 90% doanh thu của Công ty với tốc độ tăng trƣởng ổn định. Tuy nhiên đối với DN xây lắp, biến động giá nguyên vật liệu ảnh hƣởng trực tiếp đến kết quả kinh doanh của DN. Mặt khác đặc điểm của xây lắp là chi phí vốn lớn, dẫn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

tới lợi nhuận biên không đƣợc cao, đƣợc thể hiện ở bảng cơ cấu doanh thu giai đoạn 2011 - 2013.

Bảng 3.3: Cơ cấu doanh thu thuần năm 2011 đến năm 2013

(Đơn vị tính: triệu đồng, %)

Khoản mục Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Giá trị % DTT Giá trị % DTT Giá trị % DTT

Xây lắp 775.198 89,96 815.295 88,72 533.876 88,3 Kinh doanh BĐS 4.344 0,5 61.215 6,66 42.656 7,06 SX CN, VLXD 79.436 9,22 7.817 0,85 565 0,09 Khác (KD tài chính, cho thuê MB…) 1.758 0,32 34.605 3,77 27.472 4,55 Tổng 861.736 100,00 918.932 100,00 604.569 100,00

(Nguồn: Ban tài chính - Cty CPXD số 2)

Trong những năm gần đây, khi bối cảnh kinh tế đang gặp rất nhiều khó khăn, khi nền kinh tế trong nƣớc vừa vƣợt qua giai đoạn khó khăn nhất của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái, Công ty CPXD số 2 đã khắc phục tất cả những khó khăn đó, vẫn đang từng bƣớc giữ vững và ngày một phát triển. Lãnh đạo Công ty đã chú trọng phát triển toàn diện, kinh doanh theo hƣớng đa ngành, không chỉ xây lắp, kinh doanh BĐS mà còn sản xuất vật liệu xây dựng, cho thuê mặt bằng, kinh doanh tài chính… Đầu tƣ đổi mới trang thiết bị, ứng dụng công nghệ mới, đào tạo nguồn nhân lực để nâng cao năng lực và khả năng cạnh tranh. Đến nay, Công ty đã có đội ngũ cán bộ có thể tự thiết kế và thi công những Công trình có quy mô lớn đòi hỏi kỹ thuật phức tạp và công nghệ tiên tiến. Bên cạnh tập trung chuyên môn sâu vào ngành chính và tăng cƣờng đầu tƣ nghiên cứu kỹ thuật mới, Công ty cũng rất coi trọng hoạt động maketing để quảng bá thƣơng hiệu Vinaconex 2 đến các đối tác tiềm năng. Tuy nhiên, lựa chọn chính sách maketing mà Công ty lựa chọn vẫn dựa trên cơ sở đảm bảo những cam kết thực tế với khách hàng về chất lƣợng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

và tiến độ. Công ty CPXD số 2 đã đồng lòng vƣợt qua khó khăn và đạt đƣợc kết quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh theo các chỉ tiêu chính nhƣ sau:

Bảng 3.4: Bảng tóm tắt kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty CPXD số 2 giai đoạn 2011 - 2013

Đơn vị tính: (tỷ đồng, %) Chỉ tiêu Năm So sánh 2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012 Tổng giá trị SXKD 1.235 956,98 719,23 (278,02) (237,75) Doanh thu (tỷ đồng) 790,68 884,99 581,75 94,31 (303,24) LNTT (tỷ đồng) 30,63 29,74 16,15 -0,89 -13,59 Tổng dƣ nợ (tỷ đồng) 1.110 1.090 1.204 -20 114 Tỷ lệ DT/Tổng dƣ nợ (%) 71 81 48 10 -33 Tỷ lệ LNTT/Tổng dƣ nợ (%) 2,75 2,72 1,34 -0,03 -1,38 Tỷ lệ cổ tức (%/VDL) 18 15 10 -3 -5

(Nguồn: Báo cáo tổng kết của Công ty CPXD số 2 từ năm 2011 đến 2013)

Năm 2013 là một năm rất khó khăn cho các DN nói chung và ngành xây dựng, kinh doanh bất động sản nói riêng. Thị trƣờng bất động sản vẫn tiếp tục đóng băng và chƣa có dấu hiệu "ấm" trở lại mặc dù một số biện pháp vĩ mô đã đƣợc Chính phủ đƣa ra. Tình hình nền tài chính khó khăn, nguồn vốn cho xây lắp đƣợc kiểm soát chặt chẽ, việc cắt giảm đầu tƣ công khiến nguồn việc cho xây lắp bị hạn chế. Trƣớc những khó khăn đó, Lãnh đạo Công ty thực hiện chính sách rà soát các khoản đầu tƣ, tín dụng nhằm đảm bảo an toàn hoạt động đầu tƣ và bảo toàn vốn. Công ty đã phát huy tinh thần đoàn kết và nâng cao năng lực quản lý, kiên định mục tiêu đã đặt ra và quyết liệt thực hiện những giải pháp để tháo gỡ khó khăn, nâng cao hiệu quả nhƣ: thực hiện tiết kiệm, cơ cấu lại tổ chức nhân sự, áp dụng mô hình quản lý bán tập trung. Giai đoạn năm 2011 đến năm 2013 tình hình kinh doanh của Công ty có rất nhiều biến chuyển.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Tổng dƣ nợ năm 2011 là 1.110 tỷ đồng, năm 2012 là 1.090 tỷ đồng và năm 2013 là 1.204 tỷ đồng. Có thể thấy, năm 2013 tổng nợ tăng với năm 2012 là 0,114 tỷ đồng mặc dù việc vay vốn là rất khó khăn để đầu tƣ vào các công trình, dự án. Theo báo cáo của Ban tài chính kế toán Công ty, tổng nợ tăng cao do lãi suất phải trả cho ngân hàng cao, dòng tiền về của các dự án, công trình không đƣợc tốt, việc thanh quyết toán tại các công trình vẫn chƣa quyết liệt, đặc biệt có một số công trình đã làm xong thủ tục thanh quyết toán nhƣng tính thanh khoản thấp do chủ đầu tƣ gặp khó khăn về vốn, một số công trình dự án xây dựng chủ đầu tƣ nợ đọng kéo dài. Các dự án BĐS của Công ty đầu tƣ đã xây gần nhƣ không bán đƣợc dẫn đến việc hàng tồn kho nhiều, do đó ứ đọng về vốn nên không giải ngân đƣợc cho các khoản vay của ngân hàng đã đến kỳ trả nợ. Những khó khăn của tình hình kinh tế và những diễn biến tiêu cựu trong đời sống xã hội cũng ít nhiều ảnh hƣởng đến tâm lý và tƣ tƣởng cán bộ công nhân viên. Theo số liệu báo cao của Ban tổ chức hành chính của Công ty thì năm 2013 tổng số lao động của toàn Công ty là 2014 ngƣời. Trong đó số lao động có việc làm thƣờng xuyên là 769 ngƣời, lao động không có việc làm thƣờng xuyên 1.245 ngƣời. Tổng số lao động của cả đơn vị năm 2012 so với năm 2011 giảm 794 ngƣời, sang năm 2013 số lao động của toàn đơn vị lại tiếp tục giảm 512 ngƣời. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn việc cán bộ công nhân viên không có việc hoặc thuyên chuyển công tác nhƣng nguyên nhân chủ yếu là do nguồn việc từ dự án xây lắp hạn chế, giá trị thấp.

Bảng 3.5. Bảng báo cáo tổng kết tình hình lao động năm 2011 - 2013

Đơn vị tính: Người

Chỉ tiêu Năm So sánh

2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012

LĐ có việc làm thƣờng xuyên 2.313 1.414 769 (899) (647)

LĐ không có việc thƣờng xuyên 1.007 1.012 1.245 (5) (233)

Cộng 3.320 2.426 2.014 -894 -412

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Với tình hình hoạt động kinh doanh rất khó khăn hiện nay của Công ty CPXD số 2 từ năm 2011, năm 2012 cho đến nay thì việc hoạt động kinh doanh xây dựng và đầu tƣ BĐS tiếp tục đối mặt với những khó khăn nhƣ lãi vay, khả năng tiếp cận với các nguồn vốn cực khó. Bên cạnh đó các dự án xây dựng bị đình trệ vì chủ đầu tƣ gặp khó khăn về vốn, một số công trình chủ đầu tƣ nợ đọng kéo dài, mặt khác các đầu tƣ công của Chính phủ bị cắt giảm nên nguồn công việc cho xây lắp lại bị hạn chế, thị trƣờng BĐS đóng băng kéo dài làm ảnh hƣởng rất lớn đến hoạt động sản xuất của Công ty. Số lƣợng lao động có việc làm thƣờng xuyên và lao động không có việc làm thƣờng xuyên của Công ty cũng giảm một cách rõ rệt. Điều này đã tác động đến dòng tiền và tình hình tài chính của Công ty. Một vài năm gần đây kết quả kinh doanh của Công ty đã suy giảm đáng kể, nhìn vào bảng 3.4 ta thấy năm 2011 công ty đã đạt hơn 30,63 tỷ đồng lợi nhuận trƣớc thuế, năm 2012 là hơn 29,74 tỷ nhƣng đến năm 2013 con số này chỉ còn 16,15 tỷ đồng. Theo báo cáo cho thấy doanh thu của công ty năm 2013 so với năm 2012 đã bị giảm 303,24 tỷ đồng. Với

Một phần của tài liệu Nâng cao khả năng tiếp cận vốn vay ngân hàng của Công ty Cổ phần Xây dựng số 2 thuộc Tổng Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (Trang 58 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)