Yếu tố từ phía ngân hàng

Một phần của tài liệu Nâng cao khả năng tiếp cận vốn vay ngân hàng của Công ty Cổ phần Xây dựng số 2 thuộc Tổng Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (Trang 39 - 41)

5. Kết cấu của luận văn

1.3.2. Yếu tố từ phía ngân hàng

Bên cạnh những yếu tố chủ quan từ phía DN ảnh hƣởng đến khả năng tiếp cận vốn vay ngân hàng của các DN còn có các yếu tố từ phía ngân hàng nhƣ chính sách tín dụng của ngân hàng, chất lƣợng cán bộ tín dụng, hoạt động marketing ngân hàng, thông tin tín dụng, thủ tục vay vốn…

* Chính sách tín dụng:

Tín dụng trong ngân hàng phản ánh mối quan hệ giữa hai bên - Một bên là ngƣời cho vay (ngân hàng), và một bên là ngƣời đi vay (DN). Quan hệ giữa hai bên ràng buộc bởi cơ chế, chính sách tín dụng, thỏa thuận thời gian cho vay, lãi suất phải trả,.... Thực chất, chính sách tín dụng là biểu hiện mối quan hệ kinh tế gắn liền với quá trình tạo lập và sử dụng quỹ tín dụng nhằm mục đích thỏa mãn nhu cầu vốn tạm thời cho quá trình tái sản xuất và đời sống. Tùy theo mục đích và điều kiện của từng ngân hàng mà chính sách tín dụng hƣớng đến đối tƣợng khách hàng khác nhau.

- Hình thức vay vốn:

Thực tế cho thấy, ngân hàng nào có hình thức vay vốn đa dạng sẽ thu hút đƣợc nhiều khách hàng, tăng khả năng phục vụ khách hàng đồng thời nâng cao hiệu quả hoạt động ngân hàng. Hiện nay, các ngân hàng thƣơng mại thƣờng chỉ thực hiện những nghiệp vụ tín dụng truyền thống. Trong khi đó để đáp ứng các điều kiện vay vốn của các nghiệp vụ này các DN gặp nhiều khó khăn. Do vậy, tính đa dạng của hình thức vay vốn phù hợp sẽ tăng khả năng tiếp cận vốn vay ngân hàng của DN.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Lãi suất vay vốn:

Lãi suất ngân hàng là một trong những yếu tố mà mọi DN xây dựng và kinh doanh BĐS phải cân nhắc khi lựa chọn nguồn vốn huy động cho kế hoạch đầu tƣ và kinh doanh của mình. Đây là nhân tố ảnh hƣởng đến chi phí đầu tƣ của DN. Cơ cấu nguồn tài trợ phải đảm bảo có chi phí sử dụng vốn bình quân thấp nhất. Nếu lãi suất ngân hàng đẩy lên quá cao, chi phí đầu tƣ của DN sẽ bị đẩy lên cao, DN không chịu đƣợc mức chi phí này sẽ khó tiếp cận vốn vay ngân hàng.

* Chất lượng cán bộ ngân hàng:

Con ngƣời là yếu tố quyết định đến sự thành bại trong hoạt động kinh doanh nói chung, trong hoạt động ngân hàng thì nó lại càng quan trọng. Xuyên suốt quy trình tiếp cận vốn vay của DN luôn có mặt của các cán bộ ngân hàng từ nhân viên marketing ngân hàng, cán bộ tín dụng đến cán bộ thẩm định tín dụng và các cấp lãnh đạo ngân hàng. Nhân viên marketing ngân hàng tiếp xúc với DN tìm hiểu nhu cầu và giới thiệu, thuyết phục DN sử dụng sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng. Cán bộ tín dụng phân tích, đánh giá hồ sơ vay vốn của DN, từ việc đánh giá trình độ lãnh đạo DN trên phƣơng diện doanh nhân, phân tích và đánh giá các chỉ số, số liệu tài chính từ các báo cáo DN cung cấp, kiểm tra tài sản đảm bảo tiền vay đến việc kiểm tra, giám sát việc sử dụng tiền vay có đúng mục đích hay không… Cán bộ thẩm định kiểm tra lại tính chính xác của hồ sơ tín dụng. Cán bộ lãnh đạo ngân hàng quyết định việc cho vay DN. Nhƣ vậy, chất lƣợng cán bộ ngân hàng có ảnh hƣởng trực tiếp đến việc tiếp cận vốn vay ngân hàng của các DN. Cán bộ ngân hàng có đạo đức tốt, giỏi chuyên môn nghiệp vụ sẽ giúp ngân hàng ngừa tối đa những sai phạm có thể xảy ra để đem lại một khoản tín dụng có chất lƣợng và không bỏ sót những đối tƣợng khách hàng là những DN.

* Hoạt động maketing ngân hàng:

Ngân hàng sử dụng chiến lƣợc marketing để xác định nhu cầu của khách hàng và thuyết phục khách hàng sử dụng sản phẩm, dịch vụ của mình.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Do đó ngân hàng cũng phải coi trọng hoạt động maketing. Thông qua hoạt động maketing, ngân hàng sẽ tăng khả năng đáp ứng các dịch vụ ngân hàng đối với yêu cầu của thị trƣờng, đặc biệt là các DN. Đồng thời qua đó, ngân hàng có thể tiếp xúc với đối tƣợng khách hàng là DN, hiểu yêu cầu của DN để có những sản phẩm phù hợp với đối tƣợng DN.

* Thông tin tín dụng:

Thông tin tín dụng là một nhân tố không thể thiếu và là yếu tố quan trọng trong quản lý tín dụng. Trên cơ sở những thông tin đã thu thập, ngân hàng có thể đƣa ra các quyết định đúng đắn về việc có cho vay hay không hoặc áp dụng các biện pháp cần thiết để quản lý thu hồi nợ vay. Các DN có thể tiếp cận vốn vay hay không phụ thuộc vào ngân hàng có những thông tin cần thiết và chính xác về DN và khả năng trả nợ của DN. Thông tin tín dụng có thể thu thập từ nhiều nguồn khác nhau: từ bên trong, bên ngoài hệ thống. Thu thập thông tin nhanh chóng và chính xác đòi hỏi ngân hàng phải có một bộ phận chuyên trách để tổng hợp và phân tích thông tin, loại trừ thông tin nhiễu. Ngoài ra còn có một số nhân tố khác nhƣ: lãi suất cho vay, thủ tục vay vốn.. có tạo điều kiện thuận lợi cho các DN hay không.

Một phần của tài liệu Nâng cao khả năng tiếp cận vốn vay ngân hàng của Công ty Cổ phần Xây dựng số 2 thuộc Tổng Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)