Phƣơng pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nâng cao khả năng tiếp cận vốn vay ngân hàng của Công ty Cổ phần Xây dựng số 2 thuộc Tổng Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (Trang 44 - 110)

5. Kết cấu của luận văn

2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu

Thu thập và nghiên cứu tài liệu là công việc quan trọng cần thiết cho bất kỳ hoạt động nghiên cứu khoa học nào, các nhà nghiên cứu khoa học luôn đọc và tra cứu tài liệu có trƣớc để làm nền tảng cho nghiên cứu khoa học, bởi đây là nguồn kiến thức quý giá đƣợc tích lũy qua quá trình nghiên cứu mang tính lịch sử lâu dài. Các phƣơng pháp sử dụng để thu thập số liệu sử dụng trong luận văn này bao gồm:

Phƣơng pháp thu thập số liệu thứ cấp: Là phƣơng pháp thu thập số liệu từ các nguồn sau:

Thứ nhất: Thu thập và tính toán từ những số liệu đã công bố của các cơ quan thống kê trung ƣơng, các viện nghiên cứu, Bộ xây dựng, các diễn đàn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

phát triển Việt Nam và các số liệu do Ban tổ chức hành chính, Ban tài chính kế toán Công ty cổ phần xây dựng số 2 công bố.

Thứ hai, Nghị định 56/2009/NĐ-CP về định nghĩa DNNVV theo từng lĩnh vực hoạt động, Nghị quyết 01/NQ-CP và 02/NQ-CP về việc đồng hành cùng các DN bất động sản, xây dựng, tháo gỡ khó khăn, giải phóng hàng hóa tồn đọng, hỗ trợ thị trƣờng.

Ba là, phƣơng pháp thu thập số liệu bằng cách tham khảo tài liệu nhƣ: sách, các tạp chí , báo chí chuyên ngành xây dựng và kinh doanh bất động sản, báo cáo tổng kết của các bộ, ngành xây dựng qua các năm.

Ƣu điểm phƣơng pháp thu thập số liệu thứ cấp:

- Việc thu thập không tốn kém, thƣờng có đƣợc từ các xuất bản phẩm - Có thể thu thập nhanh chóng

- Có thể so sánh thông tin và quan điểm về cùng một vấn đề Nhƣợc điểm phƣơng pháp thu thập số liệu thứ cấp:

- Nhiều khi không phù hợp với mục đích nghiên cứu - Có thể lạc hậu

- Có thể có những mâu thuẫn

2.2.2. Phương pháp xử lý thông tin

Các tài liệu sau khi thu thập đƣợc tiến hành chọn lọc, hệ thống hoá để tính toán các chỉ tiêu phù hợp với đề tài nghiên cứu. Dùng phƣơng pháp phân tổ thống kê để hệ thống hoá các số liệu thu thập đƣợc và tổng hợp tài liệu. Các công cụ và kỹ thuật tính toán các số liệu đƣợc xử lý trên chƣơng trình excel. Kết hợp công cụ phần mềm và phƣơng pháp phân tổ thống kê cho các số tuyệt đối, số tƣơng đối, số bình quân, đƣợc thể hiện thông qua các bảng biểu, phản ánh toàn bộ tình hình thực hiện sản xuất và kinh doanh của DN.

2.2.3. Phương pháp phân tích đánh giá

*Phương pháp so sánh:

Để áp dụng phƣơng pháp này cần phải đảm bảo các điều kiện có thể so sánh đƣợc của các chỉ tiêu (phải thống nhất về nội dung, phƣơng pháp, thời

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

gian và đơn vị tính toán của các chỉ tiêu so sánh) và theo mục đích phân tích mà xác định gốc so sánh. Gốc so sánh có thể chọn gốc về mặt thời gian hoặc không gian. Kỳ (điểm) đƣợc chọn để phân tích gọi là kỳ phân tích hoặc điểm phân tích. Các trị số của chỉ tiêu phân tích tính ra ở từng kỳ tƣơng ứng gọi là trị số chỉ tiêu kỳ gốc, kỳ phân tích. Để phục vụ cho mục đích phân tích có thể so sánh bằng các cách: so sánh bằng số tuyệt đối, so sánh bằng số tƣơng đối, so sánh bằng số bình quân.

Luận văn sử dụng phƣơng pháp so sánh trong kỳ phân tích tài chính là: - So sánh giữa số thực hiện kỳ này với số thực hiện kỳ trƣớc để thấy rõ tình hình sản xuất kinh doanh của DN, xu hƣớng thay đổi về doanh thu, lợi nhuận của DN, để có biện pháp khắc phục trong kỳ sản xuất và kinh doanh tới.

- So sánh giữa khả năng tiếp cận vốn vay ngân hàng của các ngành khác nhau để thấy đƣợc tình hình tiếp cận vốn vay của các DN xây dựng và kinh doanh BĐS so với các ngành sản xuất kinh doanh khác.

- So sánh theo chiều dọc để thấy đƣợc tỷ trọng của từng loại trong tổng hợp các chỉ tiêu của các báo cáo. So sánh theo chiều ngang để thấy đƣợc sự biến đổi cả về số tƣơng đối và số tuyệt đối của các khoản mục nào đó qua liên tài chính của DN.

*Phương pháp phân tích thống kê:

Là phƣơng pháp nghiên cứu việc tổng hợp, số hoá các số liệu thu thập đƣợc. Phƣơng pháp này sử dụng để phân tích thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty CPXD số 2 thuộc Tổng công ty Vinaconex thông qua các bảng số liệu báo cáo tài chính của DN.

*Phương pháp phân tích tỷ lệ:

Là phƣơng pháp truyền thống, đƣợc sử dụng phổ biến trong phân tích tài chính. Đây là phƣơng pháp có tính hiện thực cao với các điều kiện áp dụng ngày càng bổ sung và hoàn thiện. Bởi lẽ:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Nguồn thông tin kế toán đƣợc cải tiến và cung cấp nhiều hơn. Đó là cơ sở hình thành các chỉ tiêu tham chiếu tin cậy cho việc đánh giá một tỷ lệ tài chính của đơn vị

- Việc áp dụng công nghệ tin học cho phép tích lũy dữ liệu và thúc đẩy nhanh quá trình tính toán hàng loạt các tỷ lệ

- Phƣơng pháp phân tích này giúp các nhà phân tích khai thác có hiệu quả các số liệu và phân tích một cách có hệ thống hàng loạt tỷ lệ theo chuỗi thời gian liên tục hoặc theo từng giai đoạn

Phƣơng pháp này dựa trên ý nghĩa chuẩn các tỷ lệ của đại lƣợng tài chính trong các quan hệ tài chính. Về nguyên tắc phƣơng pháp tỷ lệ yêu cầu phải xác định đƣợc các ngƣỡng, các định mức để nhận xét đánh giá tình hình tài chính trên cơ sở so sánh các tỷ lệ của đơn vị với tỷ lệ tham chiếu

Trong phân tích tài chính, các tỷ lệ tài chính đƣợc phân tích thành các nhóm tỷ lệ về nội dung các khoản chi, nhóm tỷ lệ về cơ cấu tài chính và nguồn tài chính, nhóm tỷ lệ về năng lực hoạt động, nhóm tỷ lệ nguồn nhân lực...

* Phương pháp chuyên gia:

Phƣơng pháp này thu thập thông tin dựa trên cơ sở thu thập ý kiến của các chuyên gia trong lĩnh vực tài chính, các nhà lãnh đạo, các nhà quản lý có trình độ chuyên môn trong lĩnh xây dựng và kinh doanh BĐS thông qua tài liệu hoặc trao đổi trực tiếp với họ để có kết luận chính xác về tình hình thị trƣờng cũng nhƣ tốc độ tăng trƣởng của ngành.

Việc kết hợp sử dụng nhiều phƣơng pháp để tiếp cận đề tài nghiên cứu sẽ góp phần quan trọng trong việc nâng cao khả năng tiếp cận vốn vay ngân hàng của Công ty cũng nhƣ thông tin thu thập đƣợc đầy đủ chính xác, phong phú... phục vụ tốt cho quá trình thực hiện luận văn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

2.3. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá khả năng tiếp cận vốn vay của Công ty CPXD số 2 thuộc Tổng công ty Vinaconex CPXD số 2 thuộc Tổng công ty Vinaconex

2.3.1. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty

- Tổng nguồn vốn vay ngân hàng Công ty CPXD sô 2 qua các năm (phân theo loại tiền vay, theo loại hình thành phần kinh tế, theo kỳ hạn vay).

- Tỷ lệ tăng trƣởng nguồn vốn qua các năm của Công ty CP XD số 2 - Doanh thu, chi phí và lợi nhuận qua các năm của Công ty CP XD số 2. - Tỷ lệ tăng trƣởng lợi nhuận qua các năm của Công ty CP XD số 2.

2.3.2. Hệ thống chỉ tiêu khả năng thanh toán được đánh giá trong quá trình tiếp cận nguồn vốn vay ngân hàng

Để đánh giá khái quát tình hình của Công ty, các cán bộ ngân hàng cần phân tích các chỉ tiêu của DN, xem xét Công ty có đƣợc vay vốn đầu tƣ không.

* Hệ số khả năng thanh toán tổng quát của doanh nghiệp:

Hệ số khả năng thanh toán tổng quát = Tổng số tài sản Tổng số nợ phải trả Chỉ số này phản ánh khả năng thanh toán chung của Công ty trong kỳ báo cáo. Chỉ tiêu này cho biết: với tổng số tài sản hiện có, DN có bảo đảm trang trải đƣợc các khoản nợ phải trả hay không. Nếu trị số chỉ tiêu "Hệ số khả năng thanh toán tổng quát" của DN luôn ≥ 1, DN bảo đảm đƣợc khả năng thanh toán tổng quát và ngƣợc lại; trị số này < 1, DN không bảo đảm đƣợc khả năng trang trải các khoản nợ. Trị số của “Hệ số khả năng thanh toán tổng quát” càng nhỏ hơn 1, DN càng mất dần khả năng thanh toán.

* Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn:

Hệ số khả năng thanh nợ ngắn hạn = Tài sản ngắn hạn Tổng số nợ ngắn hạn Chỉ tiêu này cho thấy khả năng đáp ứng các khoản nợ ngắn hạn của DN là cao hay thấp. Nợ ngắn hạn là những khoản nợ mà DN phải thanh toán trong vòng một năm hay một chu kỳ kinh doanh. Nếu trị số của chỉ tiêu này xấp xỉ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

bằng 1, DN có đủ khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn và tình hình tài chính là bình thƣờng hoặc khả quan. Ngƣợc lại, nếu “Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn” < 1, DN không bảo đảm đáp ứng đƣợc các khoản nợ ngắn hạn. Trị số của chỉ tiêu này càng nhỏ hơn 1, khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của DN càng thấp.

* Hệ số khả năng chi trả nợ

Hệ số khả năng thanh nợ ngắn hạn = Số tiền thuần lƣu chuyển trong kỳ Tổng số nợ ngắn hạn

Hệ số này đƣợc xác định cho cả một kỳ kinh doanh. Chỉ tiêu này cho biết, với dòng tiền thuần tạo ra từ các hoạt động của mình trong kỳ, DN có đủ khả năng bảo đảm đƣợc khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn hay không.

2.3.3. Hệ số nợ (Ncsh) của doanh nghiệp

Hệ số nợ (Ncsh) = Nợ phải trả Vốn chủ sở hữu

Xác định hệ số này để đánh giá mức độ đảm bảo nợ vay bằng nguồn vốn chủ sở hữu. Hệ số này cho thấy khả năng thanh toán nợ bằng nguồn vốn chủ sở hữu; hệ số này càng nhỏ thì giá trị của vốn chủ sở hữu càng lớn vì nguồn vốn chủ sở hữu là nguồn vốn không phải hoàn trả, cho thấy khả năng tự chủ về tài chính của DN càng tốt. Tuy nhiên nếu tỷ lệ này càng cao thì có một khả năng lớn là DN đang không thể trả đƣợc các khoản nợ theo điều kiện tài chính thắt chặt hoặc có sự kém cỏi trong quản lý, hoặc dòng tiền của DN sẽ kém đi do gánh nặng từ việc thanh toán các khoản lãi vay.

2.3.4. Chỉ tiêu về năng lực hoạt động của doanh nghiệp

* Vòng quay hàng tồn kho (V)

Hệ số vòng quay hàng tồn kho (V) = Giá vốn hàng bán Hàng tồn kho bình quân Giá trị vòng quay hàng tồn kho càng lớn cho biết DN sử dụng vốn lƣu động càng hiệu quả, góp phần nâng cao tính năng động trong sản xuất kinh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

doanh của DN . Vòng quay thấp là do DN lƣu giữ quá nhiều hàng tồn kho, dòng tiền sẽ giảm đi do vốn kém hoạt động và gánh nặng trả lãi tăng lên và rủi ro khó tiêu thụ do không phù hợp với nhu cầu tiêu dùng hoặc thị trƣờng kém đi.

* Hệ số vòng quay tài sản

Hệ số vòng quay tài sản dùng để đánh giá hiệu quả của việc sử dụng tài sản của DN

Hệ số vòng quay tài sản = Doanh thu thuần Tổng tài sản bình quân

Thông qua hệ số này có thể biết đƣợc mỗi một đồng tài sản có bao nhiêu đồng doanh thu đƣợc tạo ra. Hệ số vòng quay tổng tài sản càng cao đồng nghĩa với việc sử dụng tài sản của DN vào hoạt động sản xuất kinh doanh càng hiệu quả.

2.3.5. Chỉ tiêu về khả năng sinh lời của Công ty

* Tỷ số lợi nhuận sau thuế trên doanh thu thuần

Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu = 100% x Lợi nhuận ròng (hoặc LNST) Doanh thu thuần

Tỷ số này cho biết lợi nhuận chiếm bao nhiêu phần trăm trong doanh thu. Nếu tỷ số này mang giá trị dƣơng tức là Công ty làm ăn có lãi. Tỷ số càng lớn thì nghĩa là Công ty càng có lãi và ngƣợc lại.

* Tỷ số lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu

Tỷ số LN trên vốn CSH= 100% x Lợi nhuận ròng (hoặc LNST) Bình quân vốn cổ phần phổ thông Tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu cho biết cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu của Công ty cổ phần này tạo ra bao nhiều đồng lợi nhuận. Nếu tỷ số này mang giá trị dƣơng, là công ty làm ăn có lãi, nếu mang giá trị âm là Công ty làm ăn thua lỗ.

* Tỷ số lợi nhuận ròng trên tổng tài sản bình quân

Tỷ số lợi nhuận ròng trên tổng tài sản = 100% x Lợi nhuận ròng Tổng tài sản bình quân

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Nếu tỷ số này lớn hơn 0, thì có nghĩa Công ty làm ăn có lãi. Tỷ số càng cao cho thấy Công ty làm ăn càng hiệu quả. Còn nếu tỷ số nhỏ hơn 0, thì Công ty làm ăn thua lỗ. Mức lãi hay lỗ đƣợc đo bằng phần trăm của giá trị bình quân tổng tài sản của Công ty. Tỷ số cho biết hiệu quả quản lý và sử dụng tài sản để tạo ra thu nhập của DN.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Chƣơng 3

THỰC TRẠNG TIẾP CẬN VỐN VAY NGÂN HÀNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SỐ 2 - VINACONEX HOẠT ĐỘNG TRONG

LĨNH VỰC XÂY DỰNG & KINH DOANH BẤT ĐỘNG SẢN 3.1. Thực trạng hoạt động kinh doanh của Công ty CPXD số 2

3.1.1. Sự ra đời của Công ty cổ phần xây dựng số 2- vinaconex

Công ty CPXD số 2 đƣợc thành lập từ năm 1970 với tên gọi ban đầu là “Công ty xây dựng Xuân Hòa”. Hoạt động sản xuất của Công ty không chỉ xây dựng các công trình ở Xuân Hòa mà còn lan sang khu vực lân cận. Năm 1972 đổi tên là Công ty kiến trúc Xuân Hòa kèm theo QĐ số 713/BKT - TCCB, sau đổi tên thành “ Công ty xây dựng số 20”.

Hơn mƣời năm xây dựng cơ sở vật chất, tăng cƣờng đội ngũ cán bộ quản lý kỹ thuật và công nhân, Công ty đã có cơ sở vật chất và đội ngũ cán bộ quản lý đáp ứng tốt yêu cầu hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực xây dựng.

Ngày 17/3/1984, thực hiện Quyết định số 342 QĐ/BXD-TCCB hợp nhất Công ty Xây dựng số 20 và Liên hợp Xây dựng nhà ở Vĩnh Phú (Nhà máy Bê tông tấm lớn Đạo Tú) đổi tên thành Liên hợp Xây dựng nhà ở tấm lớn số 2 với nhiệm vụ là tham gia xây dựng nhà ở tại thủ đô Hà Nội bằng phƣơng pháp lắp ghép tấm lớn, sản phẩm của Nhà máy Bê tông Đạo Tú.

Tháng 12/1989, trong bối cảnh việc xây dựng nhà ở lắp ghép bằng tấm lớn không còn phù hợp với hiện tại, Bộ Xây dựng ra quyết định đổi tên Xí nghiệp Liên hợp Xây dựng nhà ở tấm lớn số 2 thành Xí nghiệp Liên hợp Xây dựng số 2 là Doanh nghiệp hạng 1 trực thuộc Bộ Xây dựng với gần 2.000 cán bộ công nhân viên và 7 đơn vị thành viên với nhiệm vụ là hoàn thiện các khu nhà ở từ 5 đến 6 tầng đã lắp ghép ở Thanh Xuân, Nghĩa Đô và tham gia xây dựng nhiều công trình công nghiệp, dân dụng, văn hóa ở mọi quy mô. Công ty còn tham gia thi công các công trình giao thông, thủy lợi, cơ sở hạ tầng,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

khai thác sản xuất vật liệu xây dựng ở các tỉnh phía Bắc, đặc biệt là đầu tƣ kinh doanh BĐS.

Thực hiện Quyết định số 90/TTg của Thủ tƣớng Chính phủ về việc tiếp tục sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nƣớc (DNNN), ngày 15 tháng 4 năm 1995,

Một phần của tài liệu Nâng cao khả năng tiếp cận vốn vay ngân hàng của Công ty Cổ phần Xây dựng số 2 thuộc Tổng Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (Trang 44 - 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)