0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (110 trang)

Quan điểm tiếp cận vốn vay

Một phần của tài liệu NÂNG CAO KHẢ NĂNG TIẾP CẬN VỐN VAY NGÂN HÀNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SỐ 2 THUỘC TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU VÀ XÂY DỰNG VIỆT NAM (Trang 27 -110 )

5. Kết cấu của luận văn

1.2.1. Quan điểm tiếp cận vốn vay

Để tồn tại, phát triển và nâng cao năng lực cạnh tranh, các DN thuộc lĩnh vực xây dựng và kinh doanh BĐS rất cần vốn để hoạt động, nhằm nâng cao chất lƣợng sản phẩm, đổi mới trang thiết bị, đầu tƣ vào các dự án có tiềm năng... Cũng nhƣ các DN nói chung , DN xây dựng và kinh doanh BĐS cũng có nhu cầu vốn ngắn hạn và dài hạn. Nhu cầu vốn ngắn hạn - vốn lƣu động là nhu cầu thƣờng xuyên, nhu cầu vốn dài hạn rất cần cho các dự án xây dựng, dự án đầu tƣ BĐS của các DN. Các DN xây dựng và kinh doanh BĐS mặc dù có vốn điều lệ lớn, nhƣng do đặc thù trong hoạt động sản xuất kinh doanh nhƣ mua dự án, bỏ vốn đầu tƣ, xây dựng sau đó chuyển nhƣợng, cho thuê, cho thuê lại ... nên phần lớn các DN vẫn phải huy động vốn từ nhiều kênh để phục vụ sản xuất kinh doanh. Ngoài nhu cầu vốn lƣu động, nhu cầu vốn dài hạn để DN đầu tƣ vào tài sản cố định, xây dựng các dự án và thực hiện các dự án đầu tƣ BĐS cũng rất lớn. Về nguyên tắc, các DN có thể sử dụng nguồn vốn dài hạn, bao gồm vốn chủ sở hữu và nợ dài hạn để tài trợ cho những loại dự án này. DN có thể vay dài hạn thông qua ngân hàng, thông qua phát hành trái phiếu huy động vốn trên thị trƣờng vốn, hoặc liên doanh liên kết với các DN khác....

Ở nhiều nƣớc trên thế giới, vốn vay ngân hàng giữ một vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ vốn cho các DN nói chung . Vốn vay ngân hàng là một kênh hỗ trợ vốn để thúc đẩy sự ra đời và phát triển của các DNNVV. Tại

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

những nƣớc có nền kinh tế phát triển nhƣ Mỹ, Anh, Đức, Nhật Bản thì việc tài trợ vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các DN không phải là cổ phiếu, trái phiếu của các DN phát hành mà lại là nguồn vốn tài trợ từ các trung gian tài chính, trong đó có nguồn vốn vay của ngân hàng. Nguồn vốn vay của ngân hàng còn góp phần hỗ trợ vốn cho các DN để thực hiện đầu tƣ chiều rộng và chiều sâu.

Ở Việt Nam, để tồn tại và phát triển, các DN phải liên tục đổi mới thiết bị và công nghệ, tìm những dự án khả thi hoặc tìm những đối tác có tiềm lực kinh tế vững chắc để liên doanh liên kết. Nhƣng nguồn vốn vay của Ngân hàng vẫn là nơi mà các DN của ngành xây dựng và kinh doanh BĐS tìm đến đầu tiên và chủ yếu. Vốn vay ngân hàng trở thành đòn bẩy kinh tế quan trọng nhất giúp các DN xây dựng và kinh doanh BĐS thực hiện quá trình tái sản xuất mở rộng và tăng cƣờng năng lực kinh doanh, nâng cao khả năng cạnh tranh của các sản phẩm trên thị trƣờng.

Nhƣ vậy, nguồn vốn vay ngân hàng là nguồn vốn vô cùng quan trọng đối với các DN thuộc ngành xây dựng và kinh doanh BĐS. Việc tiếp cận vốn vay ngân hàng đối với các DN này trở thành yếu tố quyết định đến việc duy trì và mở rộng hoạt động sản xuất, đầu tƣ kinh doanh của DN.

Quan điểm về tiếp cận vốn vay ngân hàng của DN thuộc ngành xây dựng và kinh doanh BĐS có thể đƣợc diễn giải nhƣ sau:

Tiếp cận vốn vay ngân hàng của doanh nghiệp thuộc ngành xây dựng và kinh doanh BĐS là quá trình từ khi DN phải tìm tòi, nghiên cứu, đưa ra những dự án, phương án khả thi, thuyết phục được ngân hàng một cách cụ thể. Đặc biệt phải tìm hiểu thông tin về sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng, nộp hồ sơ vay vốn đến khi DN nhận được nguồn vốn tín dụng của ngân hàng.

Khả năng tiếp cận vốn vay ngân hàng của DN xây dựng và kinh doanh BĐS là những DN phải tìm hiểu đƣợc những thông tin về sản phẩm, dịch vụ, chính sách của ngân hàng trong từng bối cảnh kinh tế. Điều quan trọng là các

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

DN phải có khả năng tạo lập hồ sơ vay vốn, chi tiết từng vấn đề để hai bên có thể giải quyết những khó khăn vƣớng mắc, để phía ngân hàng chấp thuận.

Khả năng tiếp cận vốn vay ngân hàng của DN nói chung và các DN thuộc ngành xây dựng và kinh doanh BĐS nói riêng cũng có thể hiểu là những thuận lợi và khó khăn từ phía chủ quan DN và từ phía khách quan của các ngân hàng cũng nhƣ các yếu tố khách quan khác khi các DN đến vay vốn của ngân hàng thƣơng mại

1.2.2. Phương pháp tiếp cận

Các DN xây dựng và kinh doanh BĐS có thể tiếp cận nguồn vốn của ngân hàng để hỗ trợ cho hoạt động đầu tƣ vào lĩnh vực xây dựng và các dự án BĐS của mình bằng các hình thức khác nhau tùy thuộc vào cách thức quản lý của từng DN, cách chào thầu các dự án, các bảng số liệu của từng hạng mục công trình, thông tin về dự án mà DN có đƣợc và khả năng đáp ứng các yêu cầu tín dụng của các ngân hàng và quỹ bảo lãnh tín dụng. Các phƣơng pháp tiếp cận vốn vay ngân hàng của DN có thể kể đến nhƣ sau:

* Tiếp cận trực tiếp: Các DN thuộc ngành xây dựng và kinh doanh BĐS có thể tìm hiểu thông tin về những chính sách hỗ trợ cho vay của Nhà nƣớc, các sản phẩm và dịch vụ của ngân hàng qua nhiều kênh nhƣ trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng hoặc thông qua các hoạt động marketing ngân hàng. Qua tiếp xúc với cán bộ ngân hàng, DN có thể đƣợc tƣ vấn về các sản phẩm cũng nhƣ cách lập hồ sơ vay vốn ngân hàng để tài trợ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh. Tiếp đó, DN có thể nộp hồ sơ vay vốn cho ngân hàng mình lựa chọn. Nếu đáp ứng đƣợc các điều kiện của ngân hàng thì DN tiếp cận đƣợc vốn vay ngân hàng.

* Tiếp cận gián tiếp: Các DN xây dựng và kinh doanh BĐS có thể tiếp cận vốn vay ngân hàng thông qua bên thứ ba, đó là thông qua sự bảo lãnh của Tổng công ty, tập đoàn lớn, các hội, hiệp hội, hoặc qua quỹ bảo lãnh tín dụng. Với uy tín và khả năng tài chính lớn của bên thứ ba, các DN có thể tìm kiếm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

đƣợc thông tin về ngân hàng mình cần, cách thức lập hồ sơ tín dụng và tăng khả năng tiếp cận vốn vay ngân hàng.

+ Thông qua Tổng công ty, Tập đoàn: Các DN xây dựng và kinh doanh BĐS thuộc Tổng Công ty hoặc Tập đoàn lớn cũng có thể tiếp cận vốn vay ngân hàng thông qua sự bảo lãnh của Tổng Công ty hoặc Tập đoàn lớn có uy tín của mình và đã có quan hệ với ngân hàng mà DN lựa chọn, từ đó có khả năng tiếp cận vốn vay một cách dễ dàng hơn. Ngoài ra, chính các ngân hàng có mối quan hệ thân thiết với DN cũng có thể bảo lãnh cho DN tiếp cận vốn vay từ ngân hàng khác.

+ Thông qua hội, hiệp hội: Các DN tìm hiểu để đƣợc tƣ vấn về các sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng, các phƣơng pháp thực hiện chế độ kế toán tài chính đơn giản, hỗ trợ việc lập kế hoạch xây dựng các dự án đầu tƣ một cách chặt chẽ, đƣa ra những phƣơng hƣớng, kế hoạch đầu tƣ hợp lý ... Việc này rất quan trọng trong việc nâng cao khả năng tiếp cận vốn vay ngân hàng của DN. Ngoài ra, các DN thuộc ngành xây dựng và kinh doanh BĐS có thể tiếp xúc với các ngân hàng, tạo mối quan hệ với các ngân hàng, từ đó tiếp cận vốn vay ngân hàng.

+ Thông qua quỹ bảo lãnh tín dụng: DN xây dựng và kinh doanh BĐS cũng có thể tiếp cận vốn vay ngân hàng qua quỹ bảo lãnh tín dụng. Quỹ bảo lãnh tín dụng cho các DN thuộc ngành xây dựng và kinh doanh BĐS là một công cụ hỗ trợ tín dụng quan trọng đối với các DN . Quỹ bảo lãnh tín dụng đƣợc thành lập nhằm bảo lãnh cho các DN khi không đủ tài sản thế chấp, cầm cố, vay vốn của các tổ chức tín dụng.

* Tiếp cận thông tin giữa ngân hàng và doanh nghiệp: DN và ngân hàng cần thẳng thắn trao đổi thông tin vì lợi ích của cả đôi bên. Việc trao đổi thông tin giữa DN và ngân hàng là điều cần thiết để tiếp cận vốn ngân hàng. DN chủ động công khai thẳng thắn nói ra những dịch vụ, yêu cầu ngân hàng có phù hợp hay không, có điều gì mà DN cho là không hợp lý từ phía ngân

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

hàng... DN nên thông báo thƣờng xuyên cho ngân hàng các kế hoạch sản xuất kinh doanh và tình hình tài chính để ngân hàng chủ động có giải pháp trợ giúp DN khi gặp khó khăn. Nhƣ vậy, những “mâu thuẫn” giữa ngân hàng và DN mới đƣợc giải quyết, từ đó hỗ trợ cho DN hoàn thiện các yêu cầu vay vốn ngày càng nghiêm ngặt của ngân hàng.

Ở Việt Nam, các DN có cơ hội tiếp cận nguồn vốn vay ngân hàng thông qua sự trợ giúp của quỹ bảo lãnh tín dụng trung ƣơng. DN là đối tƣợng đang đƣợc sự quan tâm mật thiết của các cấp quản lý và mới đây nhất, Chính phủ đã chỉ đạo một trong những giải pháp hỗ trợ các DN là cải tiến hoạt động của các quỹ bảo lãnh tín dụng, thông qua Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB). Quỹ bảo lãnh tín dụng giúp các DN vay vốn ngân hàng thông qua bảo lãnh của bên thứ ba, quỹ cũng có nhiệm vụ thẩm định các dự án và tính an toàn cho các khoản vay, ngoài ra còn hỗ trợ DN hoàn thiện hồ sơ vay vốn. Điều kiện để đƣợc bảo lãnh tín dụng là DN có phƣơng án sản xuất, kinh doanh khả thi, có tài sản thế chấp, cầm cố tại ngân hàng tối thiểu bằng 10% giá trị khoản vay và quỹ chỉ cấp bảo lãnh tín dụng tối đa bằng 80% phần chênh lệch giữa giá trị khoản vay và giá trị tài sản thế chấp, cầm cố của DN tại ngân hàng. Khi bảo lãnh qua quỹ, DN sẽ trả phí bảo lãnh là 0,5%/năm trên tổng số tiền đƣợc bảo lãnh.

* Thông qua Quỹ phát triển DN: Các DN cũng có thể tiếp cận vốn vay ngân hàng với lãi suất ƣu đãi thông qua Quỹ phát triển DN. Thông qua Quỹ, các DN đƣợc trợ giúp nâng cao năng lực cạnh tranh của các DN, chú trọng hỗ trợ hoạt động đổi mới, phát triển sản phẩm có tính cạnh tranh cao và thân thiện với môi trƣờng; đầu tƣ, đổi mới trang thiết bị kỹ thuật, công nghệ tiên tiến; phát triển công nghiệp hỗ trợ; nâng cao năng lực quản trị DN. Quỹ sẽ ủy thác cho các tổ chức tín dụng cho vay ƣu đãi đối với các DN có dự án khả thi thuộc lĩnh vực ƣu tiên, khuyến khích của Nhà nƣớc.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

1.2.3. Quy trình tiếp cận

Thủ tục vay vốn ngân hàng của các DN nói chung bao gồm những yêu cầu bắt buộc từ phía ngân hàng khi cho các DN muốn vay vốn. Quy trình tiếp cận vốn vay của ngân hàng đối với DN thuộc ngành xây dựng và kinh doanh BĐS là bảng tổng hợp mô tả các bƣớc đi của DN từ khi có thông tin về sản phẩm, dịch vụ ngân hàng phù hợp với nhu cầu vốn của DN, lập hồ sơ đề nghị vay vốn đến lúc đƣợc ngân hàng chấp thuận ra quyết định cho vay. Quy trình này có thể đƣợc tóm tắt ở bảng dƣới đây:

Bảng 1.1: Quy trình tiếp cận vốn vay ngân hàng đối với các DN Các giai đoạn của quy trình Nhiệm vụ của DN ở mỗi giai đoạn

Tiếp cận thông tin tín dụng DN có thể tìm hiểu thông tin sản phẩm, những gói kích cầu, dịch vụ ngân hàng qua nhiều kênh (trực tiếp hoặc gián tiếp).

Lập hồ sơ đề nghị vay vốn Cung cấp thông tin về các dự án đầu tƣ xây dựng, dự án đầu tƣ BĐS… , hay còn gọi là hồ sơ vay vốn

Ký kết hợp đồng tín dụng Thực hiện các thủ tục (do ngân hàng yêu cầu) trong việc ký kết hợp đồng tín dụng (nếu đƣợc chấp thuận cho vay).

Việc hiểu rõ quy trình tiếp cận vốn vay của ngân hàng giúp các DN nhận thức rõ hơn về hoạt động tín dụng nói chung và cho vay nói riêng của các ngân hàng. DN cũng chuẩn bị các điều kiện cần thiết khi tiếp cận vốn vay ngân hàng, nâng cao khả năng chấp thuận hồ sơ vay vốn từ phía ngân hàng, đồng thời cũng tránh những rủi ro cho ngân hàng khi DN hiểu rõ và thực hiện đúng theo quy trình tín dụng của ngân hàng. Quy trình tiếp cận vốn vay ngân hàng làm cơ sở cho DN trong việc thiết lập các hồ sơ và thực hiện các thủ tục vay vốn về mặt hành chính. Bên cạnh đó, quy trình tiếp cận cũng chỉ rõ mối

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

quan hệ giữa DN và ngân hàng trong từng bƣớc từ khi DN lập hồ sơ vay vốn đến khi DNvay đƣợc vốn.

Các giai đoạn căn bản của một quy trình tiếp cận đƣợc thể hiện cụ thể nhƣ sau:

* Giai đoạn tiếp cận thông tin tín dụng: DN có thể tiếp cận thông tin tín dụng bằng các phƣơng pháp khác nhau nhƣ đã đề cập ở phần trên.

* Giai đoạn lập hồ sơ đề nghị vay vốn: Lập hồ sơ là khâu đầu tiên khi DN tiếp cận vốn vay của ngân hàng, nó đƣợc thực hiện ngay sau khi DN tiếp xúc đƣợc với cán bộ tín dụng của ngân hàng. Tùy theo quan hệ giữa DN và ngân hàng, tùy theo quy mô khoản vay hay hình thức vay vốn của DN mà hồ sơ DN phải đảm bảo các thông tin khác nhau. Nhìn chung, một bộ hồ sơ đề nghị vay vốn của DN phải đảm bảo các thông tin sau:

- Thông tin về năng lực pháp lý và năng lực hành vi của DN. - Thông tin về khả năng sử dụng và hoàn trả vốn của DN. - Thông tin về đảm bảo tín dụng (đảm bảo cho khoản vay).

Để đảm bảo các thông tin này cung cấp cho ngân hàng, DN cần phải lập và nộp cho ngân hàng các giấy tờ sau:

- Giấy đề nghị vay vốn.

- Các tài liệu chứng minh năng lực pháp luật, giấy tờ chứng minh tƣ cách pháp nhân của khách hàng (chẳng hạn nhƣ giấy phép thành lập DN, giấy đăng ký kinh doanh, quyết định bổ nhiệm giám đốc, điều lệ hoạt động ….).

- Phƣơng án đầu tƣ xây dựng, kinh doanh BĐS khả thi và kế hoạch trả nợ hoặc dự án đầu tƣ.

- Hồ sơ chứng minh năng lực tài chính, hợp đồng mua, bán hàng, biên lai thuế, hóa đơn, chứng từ, Bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh, thuyết minh báo cáo tài chính, báo cáo lƣu chuyển tiền tệ của ít nhất hai năm gần nhất của thời kỳ gần nhất.

- Các tài liệu chứng minh tính hợp pháp và giá trị các tài sản bảo đảm nợ vay: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Các giấy tờ liên quan nếu cần thiết.

- Nếu thiếu một trong các yếu tố trên, việc tiếp cận nguồn vốn ngân hàng trở lên khó khăn hơn, và chúng ta tạm gọi là thủ tục vay vốn chƣa hoàn chỉnh.

* Giai đoạn ký kết hợp đồng tín dụng: Khi đƣợc chấp thuận cho vay, DN cần thực hiện các thủ tục do ngân hàng yêu cầu trong việc ký kết hợp đồng tín dụng. Hợp đồng tín dụng bao gồm các nội dung về điều kiện vay, mục đích sử dụng vốn vay, phƣơng thức vay, số vốn vay, lãi suất, thời hạn cho vay, hình thức đảm bảo, giá trị tài sản đảm bảo, phƣơng thức trả nợ và những cam kết khác đƣợc các bên thỏa thuận. Hợp đồng tín dụng cũng nêu rõ

Một phần của tài liệu NÂNG CAO KHẢ NĂNG TIẾP CẬN VỐN VAY NGÂN HÀNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SỐ 2 THUỘC TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU VÀ XÂY DỰNG VIỆT NAM (Trang 27 -110 )

×