Những thuận lợi trong việc tiếp cận vốn vay ngân hàng của

Một phần của tài liệu Nâng cao khả năng tiếp cận vốn vay ngân hàng của Công ty Cổ phần Xây dựng số 2 thuộc Tổng Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (Trang 72 - 110)

5. Kết cấu của luận văn

3.3.1. Những thuận lợi trong việc tiếp cận vốn vay ngân hàng của

Thứ nhất, những lợi thế của Công ty

Trong quá trình tái cấu trúc của Tổng Công ty Vinaconex, Công ty CPXD số 2 luôn đƣợc xác định là một trong những đơn vị nòng cốt của Tổng Công ty, với số vốn là 51% là của Nhà nƣớc, 49% là của các cổ đông. Công ty có giá trị sản xuất kinh doanh bằng thậm chí còn hơn so với các Tổng công ty khác trong nƣớc. Công ty có đội ngũ cán bộ có chuyên môn, nghiệp vụ cao, năng động, trách nhiệm và lực lƣợng công nhân lao động có tay nghề cao.

Công ty CPXD số 2 luôn nhận đƣợc sự hỗ trợ tích cực từ các ban, ngành, chính sách của Nhà nƣớc cũng nhƣ của các hiệp, hội, tạo điều kiện cho Công ty phát huy tính chủ động, nâng cao năng lực quản lý, phát triển khoa học công nghệ và nguồn nhân lực, mở rộng các mối liên doanh, liên kết với

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

các doanh nghiệp khác, tăng hiệu quả kinh doanh và khả năng cạnh tranh trên thị trƣờng, tạo việc làm và nâng cao đời sống cho ngƣời lao động.

Công ty với số vốn điều lệ 120 tỷ VNĐ với quy mô hoạt động sản xuất rộng nên việc tiếp cận vốn vay ngân hàng so với các DNVVV có phần dễ dàng hơn. Lãi suất ngân hàng đang có dấu hiệu giảm, tín dụng đang đƣợc Chính phủ nới lỏng dần. Việc khôi phục thị trƣờng bất động sản và xây dựng đang đƣợc Chính phủ quan tâm.

Ngoài ra đứng trƣớc những khó khăn và thách thức lớn của thị trƣờng xây dựng, thị trƣờng BĐS và nền kinh tế suy thoái, Hội đồng Công ty CPXD số 2 đã chỉ đạo tập trung trí lực và phát huy nội lực để thực hiện các chỉ tiêu quan trọng theo kế hoạch đã đề ra. Bên cạnh đó, sự chỉ đạo sát sao trong quá trình đổi mới quy trình điều hành xây lắp theo hƣớng chuyên nghiệp hóa trong thi công nhà cao tầng. Nhờ việc chỉ đạo sâu sát của ban Lãnh đạo Công ty, sự quyết tâm của Ban điều hành nên trong những năm qua Công ty đã đứng vững trên thƣơng trƣờng. Xây dựng hình ảnh Công ty là Nhà thấu chuyên nghiệp, thân thiện, có tín nhiệm đối với chủ đầu tƣ.

Thứ hai, ngân hàng ngày càng quan tâm đến DN có thương hiệu và kết quả kinh doanh.

Xây dựng thƣơng hiệu là một quá trình bền bỉ và lâu dài, Công ty CPXD số 2 với bề dày là hơn 40 năm xây dựng và phát triển đòi hỏi phải có một chiến lƣợc cụ thể, hợp lý tùy theo từng giai đoạn lịch sử kinh tế. Đến nay Công ty đã có một thƣơng hiệu là ”Vinaconex 2” với mã chứng khoán là VC2. Thƣơng hiệu đó nhƣ là một cam kết tuyệt đối về chất lƣợng, dịch vụ và giá trị trong hoạt động xây dựng và kinh doanh BĐS. Bên cạnh đó, khi đã có thƣơng hiệu nổi tiếng, các nhà đầu tƣ cũng không e ngại khi đầu tƣ vào DN, bạn hàng của DN cũng sẽ sẵn sàng hợp tác kinh doanh cung cấp nguyên vật liệu cho DN. Mặt khác trong bối cảnh tình hình kinh tế còn khó khăn nhƣ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

hiện nay, các ngân hàng thƣơng mại cũng phải ”chọn mặt gửi vàng” khi cho các doanh nghiệp vay vốn. Chính vì vậy thƣơng hiệu thành công, đƣợc ngƣời tiêu dùng biết đến, các nhà đầu tƣ tin tƣởng, nhất là các ngân hàng có cách nhìn khách quan hơn đối với DN nên việc liên doanh, liên kết với các ngân hàng để đầu tƣ dự án hoặc đƣa ra những gói sản phẩm dành riêng cho các DN hoạt động trong lĩnh vực này và việc tiếp cận nguồn vốn vay của các ngân hàng thƣơng mại càng đƣợc dễ dàng hơn.

Trong những năm gần đây, mặc dù nền kinh tế thế giới cũng nhƣ ở trong nƣớc gặp rất nhiều khó khăn. Công ty CPXD số 2 mặc dù doanh thu có giảm nhƣ năm 2011 doanh thu đạt 790,68 tỷ, năm 2012 doanh thu đạt 884,99 tỷ thì năm 2013 doanh thu chỉ đạt đƣợc 581,75 tỷ đồng. Cùng với đó lợi nhuận trƣớc thuế (LNTT) cũng giảm theo nhƣ năm 2011 LNTT là: 30,63tỷ năm 2012 LNTT là 29,74 tỷ thì năm 2013 LNTT chỉ đạt là 16,15 tỷ đồng nhƣng Công ty so với nhiều DN khác hoạt động trong cùng lĩnh vực thì vẫn kinh doanh có lãi. Trong khi đó, việc phân loại khách hàng DN để cho vay của các ngân hàng thƣơng mại hiện nay lại đang dựa theo chuẩn mực quốc tế nhƣ các chỉ tiêu khả năng thanh toán tổng quát của doanh nghiệp; khả năng thanh toán vốn vay ngắn hạn; Hệ số khả năng chi trả nợ; Hệ số nợ (NCSH); chỉ tiêu cơ cấu vốn; chỉ tiêu về năng lực hoạt động; chỉ tiêu về khả năng sinh lời của Công ty, mà chủ yếu khai thác thông tin trên Bảng cân đối kế toán; Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và bảng Báo cáo lƣu chuyển tiền tệ đã đƣợc kiểm toán. Do đó, so với các DN kinh doanh cùng lĩnh vực thì Công ty CPXD số 2 vẫn có thuận lợi.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Bảng 3.9. Bảng tóm tắt một số chỉ tiêu về hoạt động SXKD giai đoạn 2011- 2013 Đơn vị tính: tỷ đồng Chỉ tiêu 2011 2012 Giá trị tăng giảm 2012/2011 2013 Giá trị tăng giảm 2013/2012

Giá trị Giá trị Giá trị

Tổng tài sản 1.330,95 1.368,88 37,93 1.473,27 104,39 Tổng TS bình quân 1.268,35 1.349,91 81,56 1.421,07 71,16 Tài sản ngắn hạn 1.136,82 1.171,92 35,1 1.306,33 134,41 Hàng tồn kho 774,37 721,25 -53,12 750,07 28,82 Tài sản dài hạn 194,12 196,95 2,83 166,94 -30,01 Tổng nợ phải trả 1.110,22 1.090,78 -19,44 1.204,65 113,87 Nợ ngắn hạn 961,71 936,54 -25,17 976,55 40,01 Nợ dài hạn 148,51 154,23 5,72 228,10 73,87 Vốn CSH 220,72 278,09 57,37 268,62 -9,47 Vốn CSH b.quân 223,99 249,41 28,32 273,36 23,95 DT Thuần 790,68 884,99 94,31 581,75 -303,24 Giá vốn bán hàng 712,54 786,67 74,13 506,94 -279,73 LN từ HĐ SXKD 28,89 28,93 0,04 14,39 -14,54 LN khác 1,74 0,81 -0,93 0,86 0,05 LNTT 30,63 29,74 -0,89 15,25 -14,49 LN sau thuế 24,51 22,87 -1,64 10,47 -12,40

(Nguồn: Ban tài chính kế toán - Công ty CPXD số 2)

Là một Công ty hoạt động trong lĩnh vực xây dựng và kinh doanh BĐS nên việc kiểm toán theo các chuẩn mực kiểm toán Việt nam đƣợc Công ty CPXD số 2 tổ chức 6 tháng một lần để đảm bảo sự hợp lý rằng báo cáo tài chính không có sai sót trọng yếu. Việc kiểm toán nhằm phản ánh tình hình tài chính, kết quả hoạt động kinh doanh và tình hình lƣu chuyển tiền tệ của Công ty, từ đó khả năng tiếp cận vốn ngân hàng cũng đƣợc cao hơn. Ngoài ra Công

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

ty còn xây dựng hệ thống quản lý rủi ro nhằm phát hiện và đánh giá các rủi ro mà Công ty phải chịu, thiết lập các chính sách và quy trình kiểm toán rủi ro ở mức chấp nhận đƣợc. Hệ thống quản lý rủi ro đƣợc xem lại định kỳ nhằm phản ánh những thay đổi của điều kiện thị trƣờng và hoạt động của Công ty. Ngoài ra nó cũng là một minh chứng DN đã phản ánh một cách trung thực, hợp lý, phù hợp với chuẩn mực kế toán Việt Nam và phản ánh đúng tình hình tài chính của DN trong một quý hay một năm.

Bảng 3.10. Các chỉ tiêu tài chính chủ yếu của Công ty giai đoạn 2011 đến 2013

Chỉ tiêu Đơn vị 2011 2012 2013

Chỉ tiêu về khả năng thanh toán

Hệ số thanh toán tổng quát DN Lần 1,19 1,25 1,22

Hệ số thanh toán ngắn hạn Lần 1,18 1,25 1,33

Chỉ tiêu cơ cấu vốn

Hệ số nợ/ Tổng tài sản Lần 0,83 0,79 0,81

Hệ số nợ/ Vốn chủ sở hữu Lần 5,02 3,92 4,48

Chỉ tiêu về năng lực hoạt động

Vòng quay hàng tồn kho Vòng 0,92 1,09 0,67

Doanh thu thuần/ Tổng tài sản vòng 0,59 0,65 0,39

Chỉ tiêu về khả năng sinh lời

LNST/ DT thuần % 3,09% 2,58% 1,80%

LNST/ Vốn CSH bình quân % 10,94% 9,17% 3,83%

LNST/ Tổng tài sản bình quân % 1,93% 1,69% 0,73%

LN từ HĐSX KD/DT thuần % 3,65% 2,58% 1,80%

(Nguồn: Công ty CPXD số 2)

Trong quá trình vay vốn của Công ty CPXD số 2, ngoài những thủ tục pháp lý nhƣ hồ sơ vay vốn, phƣơng án sản xuất kinh doanh và các thủ tục khác thì DN luôn cần có bản thuyết minh Báo cáo tài chính của kỳ báo cáo gần nhất để phía ngân hàng nhìn nhận, đánh giá tình hình tài chính cũng nhƣ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

tình hình sản xuất kinh doanh của DN, từ đó cán bộ ngân hàng xem xét DN có đƣợc vay vốn đầu tƣ hay không.

Từ bảng 3.10 ta có thể đánh giá tình hình tài chính của Công ty CPXD số 2 nhƣ sau: Hệ số khả năng thanh toán tổng quát và khả năng thanh toán ngắn hạn của Công ty đều lớn hơn 1 nên DN có khả năng thanh toán các khoản nợ; Chỉ tiêu về cơ cấu vốn cho thấy năm 2013 là 4,48 lần lớn hơn năm 2012 là 3,92 nhƣng lại nhỏ hơn năm 2011. Chỉ số này cho thấy DN trong những năm vừa qua vẫn có khả năng tự chủ về tài chính, mặc dù dòng tiền của DN có kém đi do gánh nặng từ việc thanh toán các khoản lãi vay; Chỉ tiêu năng lực hoạt động của DN năm 2012 là 1,09 lớn hơn năm 2013 là 0,67 thể hiện giá trị vòng quay hàng tồn kho nếu càng lớn thì DN sử dụng vốn lƣu động hiệu quả. Vòng thấp là do DN lƣu giữ quá nhiều hàng tồn kho, dòng tiền bị giảm đi do vốn kém hoạt động và gánh nặng trả lãi ngân hàng tăng lên; Chỉ tiêu về khả năng sinh lời của DN qua các năm đều mang giá trị dƣơng tức là DN làm ăn có lãi.

3.3.2. Những khó khăn trong việc tiếp cận vốn vay ngân hàng của Công ty

Những DN hoạt động trong lĩnh vực xây dựng và kinh doanh BĐS nói chung và Công ty CPXD số 2 nói riêng đang ngày càng góp phần quan trọng trong nền kinh tế. Nhu cầu vay vốn của các DN này cũng rất lớn, tuy nhiên việc tiếp cận vay vốn ngân hàng của các DN này nói chung và của Công ty CPXD số 2 hiện nay là rất khó khăn

- Định kiến của các ngân hàng

Nhiều ngân hàng với quan điển thị trƣờng xây dựng và kinh doanh BĐS trong thời gian qua quá trầm lắng, lƣợng hàng tồn kho trên thị trƣờng lớn, nên việc cho vay sẽ có độ rủi ro cao khiến ngân hàng e ngại. Nhất là trong những năm qua, khi nền kinh tế trong giai đoạn suy thoái, sản xuất kinh doanh bị đình trệ, quy mô sản xuất thu hẹp, nhu cầu đầu tƣ vào các dự án giảm mạnh, nhiều DN thua lỗ kéo dài dẫn đến việc trả nợ gặp nhiền khó khăn. Vì vậy việc tiếp cận vốn vay ngân hàng của Công ty là rất khó khăn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Công ty CPXD số 2 khi tiến hành các dự án thì thƣờng đem dự án bất động sản đƣợc thế chấp để vay vốn ngân hàng, sau đó lại đƣợc ngân hàng cho vay để khách hàng mua các căn hộ của chính dự án đó. Nhƣ vậy, rủi ro từ việc cho vay thế chấp tài sản là dự án bất động sản sẽ rất lớn, bởi ngân hàng đã hai lần giải ngân cho hai khoản vay khác nhau mà chỉ có một tài sản bảo đảm. Đối với BĐS, khi thế chấp, ngân hàng phải đăng ký tại văn phòng đăng ký nhà đất các cấp. Tuy nhiên, do dự án là tài sản hình thành trong tƣơng lai, một dạng quyền tài sản nên văn phòng đăng ký nhà đất sẽ không cho đăng ký. Khi phát sinh tranh chấp, ngân hàng sẽ không đƣợc ƣu tiên xử lý thu hồi nợ, do đó ngân hàng cũng hạn chế trong việc cung cấp vốn cho Công ty để triển khai dự án.

Do thiếu sự hiểu biết của các nhân viên tín dụng ngân hàng, không đủ kỹ năng, xử lý hồ sơ xin vay một cách máy móc và thiếu khoa học. Những tổ chức tín dụng cũng nhƣ nhân viên tín dụng thƣờng khó để nhận ra những rủi ro hay tiềm năng của các dự án khi mà hồ sơ dự án của Công ty thƣờng không đầy đủ và không rõ ràng, do đó họ không đánh giá đƣợc mức độ thành công của các dự án hoặc nếu có thì đánh giá thấp so với kỳ vọng của Công ty nên việc tiếp cận vay vốn của Công ty lại càng khó.

3.3.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến tiếp cận vốn

Theo số liệu thống kê của Tổng cục thống khê, đến nay mới có khoảng 30% DN có thể tiếp cận vốn vay ngân hàng. Thực tế này cho thấy vốn đang là vấn đề nan giải không chỉ đối với Công ty CPXD số 2 mà còn đối với cả cộng đồng DN. Bên cạnh đó là một số vấn đề nhƣ lãi suất cho vay quá cao so với khả năng chịu đựng của DN. Trong bối cảnh kinh tế thế giới cũng nhƣ ở trong nƣớc đang suy thoái, hiện nay DN cũng gặp không ít khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm. Lãi suất ngân hàng đã hạ nhiệt, nhƣng nhìn chung DN vẫn khó tiếp cận nguồn vốn vay của Ngân hàng. Có nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan gây ra thực trạng trên.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Về phía doanh nghiệp

- Do tình hình hoạt động xây dựng và kinh doanh BĐS khá trầm lắng, gần nhƣ đóng băng trong thời gian qua nên năng lực tài chính hạn chế, công tác quản trị của DN chƣa đƣợc quan tâm đúng mức, sự thiếu hụt về thông tin thị trƣờng dẫn đến sản xuất, kinh doanh của đơn vị dễ gặp rủi ro, ảnh hƣởng lớn đến khả năng trả nợ ngân hàng. Bên cạnh đó, môi trƣờng kinh doanh hiện nay của DN còn nhiều rủi ro, tính khả thi của phƣơng án và dự án của DN còn chƣa cao, cách tổ chức quản lý và điều hành chƣa tốt dẫn đến hiệu quả của các dự án chƣa cao, nên các ngân hàng rất ngại rót vốn cho các dự án trong tƣơng lai.

- Bản thân DN, sau một thời gian dài thị trƣờng xây dựng và kinh doanh BĐS gần nhƣ đóng băng, không bán đƣợc sản phẩm dẫn đến gặp khó khăn về tài chính cũng nhƣ sản xuất. Một lƣợng vốn đến hạn phải đƣợc hoàn trả ngân hàng trƣớc khi có thể đƣợc giải ngân nguồn vay mới nhƣng DN vẫn chƣa hoàn trả hết, vì vậy ngân hàng rất e ngại cho DN tiếp tục vay vốn đầu tƣ vào các dự án mới.

- Tài sản đảm bảo là một yếu tố quyết định quan trọng trong quá trình đánh giá các khoản vay của DN. Đáng ngại nhất là DN một khi muốn vay vốn phải có tài sản thế chấp, trong khí đó, tài sản thế chấp của DN đã đƣợc thế chấp vào các dự án cũ vẫn và vẫn chƣa thu hồi đƣợc hết nguồn vốn mà DN đầu tƣ để trả nợ ngân hàng nên cán bộ ngân hàng sẽ không xem xét kế hoạch kinh doanh các dự án mới của DN nếu DN không có đủ tài sản đảm bảo. Bên cạnh đó, cán bộ ngân hàng thƣờng đánh giá tài sản đƣợc thế chấp thấp hơn giá thị trƣờng rất nhiều, do vậy doanh nghiệp không thể vay đủ nhƣ mong muốn.

- Các dự án đầu tƣ xây dựng, phƣơng án kinh doanh BĐS xin cấp vốn thiếu tính thuyết phục, còn mang nặng tính chủ quan, áp đặt của lãnh đạo doanh nghiệp, hoặc dựa trên kinh nghiệm thuần túy. Nội dung của các dự án đầu tƣ xây dựng và kinh doanh BĐS đôi khi đƣợc thiết lập sơ sài, bởi vậy

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

thiếu thuyết phục ngân hàng khi xem xét thẩm định cho vay. Mặt khác, thị trƣờng xây dựng đang bị co hẹp, Chính phủ giảm đầu tƣ công, thị trƣờng BĐS ế ẩm làm năng lực tài chính nội tại của DN yếu, các hệ số tài chính không đảm bảo theo yêu cầu của ngân hàng, không xác định đƣợc rõ ràng dòng tiền lƣu chuyển, bởi vậy không tính toán đƣợc đúng khả năng thu hồi vốn đầu tƣ

Một phần của tài liệu Nâng cao khả năng tiếp cận vốn vay ngân hàng của Công ty Cổ phần Xây dựng số 2 thuộc Tổng Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (Trang 72 - 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)