Tăng cường hoạt động marketing

Một phần của tài liệu phân tích kết quả cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn công thương chi nhánh cà mau (Trang 77 - 83)

5. Bố cục đề tài

3.3.4. Tăng cường hoạt động marketing

Ngân hàng cần phải đặc biệt quan tâm hơn nữa đến công tác marketing. Điều này rất cần thiết cho ngân hàng hiện nay. Bởi vì uy tín của ngân hàng chưa được khẳng định trên địa bàn, người dân còn chưa biết rõ về hoạt động cũng như các sản phẩm của ngân hàng như thế nào. Điều đó sẽ gây trở ngại rất lớn cho công tác cho vay của ngân hàng. Nếu xây dựng được một thương hiệu mạnh trên địa bàn sẽ góp phần giúp

ngân hàng có thể tồn tại và đứng vững hơn trên thương trường. Tạo được uy tín cao khiến cho người dân có thể yên tâm gởi tiền. Và một điều dĩ nhiên là, các khách hàng tốt sẽ mong muốn được giao dịch với những ngân hàng có uy tín, cho nên sẽ giúp ngân hàng sàng lọc được những khách hàng xấu đến ngân hàng xin vay và sẽ giúp ngân hàng giảm được chi phí cũng như thời gian thẩm định. Cụ thể, công tác marketing cần đảm bảo các nội dung:

Về quảng bá thương hiệu:

- Tìm cách để tên hay logo của ngân hàng xuất hiện ở nhiều nơi, nhiều sự kiện. Có thể là xuất hiện trên tivi, đài phát thanh, các trang báo được nhiều người đọc nhất, có thể tài trợ cho những cuộc hội thao, các sự kiện quan trọng có ảnh hưởng xã hội lớn của tỉnh.

- Cử nhân viên đến tham gia các hoạt động hướng nghiệp cho học sinh phổ thông, hoặc liên hệ với các trường đại học, trung cấp, cao đẳng để làm thẻ ATM cho các đối tượng này. Họ sẽ trực tiếp giúp thương hiệu của ngân hàng được biết đến rộng rãi hơn. Cách này không khiến ngân hàng phải tốn nhiều chi phí.

- Tận dụng tối đa hai mặt của danh thiếp. Ngoài địa chỉ và số điện thoại ngân hàng còn có thể để thêm các thông tin khác như logo, slogan, lĩnh vực hoạt động,…

- Tích cực tham gia các hoạt động từ thiện, giúp đỡ người nghèo, tật nguyền, các đối tượng được xã hội quan tâm giúp đỡ nhất trên địa bàn.

Về việc bán sản phẩm:

- Nhân viên ngân hàng cần chủ động tìm đến khách hàng giới thiệu về những sản phẩm của ngân hàng. Các nhân viên giữa các phòng ban thực hiện bán chéo sản phẩm. Nghĩa là cán bộ tín dụng không chỉ bán sản phẩm tín dụng mà còn bán các sản phẩm khác như các sản phẩm tiền gửi, các sản phẩm về dịch vụ thanh toán, sản phẩm thẻ,… và ngược lại.

- Sử dụng thời gian chờ điện thoại để cung cấp những thông tin hữu ích và chương trình khuyến mãi. Để những brochure trước bàn làm việc, quầy giao dịch để khách hàng xem. Phát tờ rơi, tờ bướm ở nơi tập trung nhiều khách hàng tiềm năng. Phát huy tối đa các mối quan hệ, nhờ người giới thiệu để tiếp xúc khách hàng.

Về chiến lược khách hàng:

- Cần phải xác định được đối tượng khách hàng tiềm năng. Đây là vấn đề hết sức quan trọng. Vì trong điều kiện kinh doanh trên một thị trường mang tính cạnh ngày càng cao, mà điều kiện của ngân hàng thì có giới hạn thì việc này giúp ngân hàng tiết kiệm rất nhiều về thời gian và tiền bạc.

- Phân loại khách hàng một cách rõ ràng. Nghĩa là, giữa khách hàng cũ và khách hàng mới, giữa khách hàng trung thành và không trung thành, giữa khách hàng giao dịch thường xuyên và không thường xuyên,… phải được theo dõi riêng để có thể áp dụng những chính sách ưu đãi, thu hút thích hợp. Có chính sách ưu đãi đối với những khách hàng giới thiệu khách hàng cho ngân hàng.

- Chú ý xây dựng khách hàng chiến lược của ngân hàng. Những khách hàng này không chỉ đơn thuần đến ngân hàng để được phục vụ mà ngân hàng còn là đối tác của họ, hai bên hợp tác cùng có lợi, cùng khai thác tối đa những lợi thế, tiềm năng của nhau. Họ cần được cung cấp những sản phẩm, dịch vụ tài chính tốt nhất về chất lượng, giá cả, thời gian để đảm bảo khả năng cạnh tranh trong công việc kinh doanh của họ. Ngược lại, nếu phục vụ tốt đối tượng khách hàng này thì họ sẽ trở thành những nhà marketing thực sự hiệu quả cho ngân hàng.

- Tạo câu lạc bộ khách hàng vib. Với câu lạc bộ này, ngân hàng cần phải đề ra những điều kiện cụ thể để được gia nhập câu lạc bộ cũng như những quyền lợi khi được gia nhập. Điều này sẽ tạo được mối quan hệ bền lâu với khách hàng cũ đồng thời cũng thu hút sự chú ý của những khách hàng mới.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Kết luận

Nhìn chung qua ba năm, mặc dù gặp phải nhiều khó khăn về sự biến động của thị trường, tình trạng nền kinh tế, các chính sách của NHNN,… nhưng kết quả cho vay của chi nhánh vẫn đạt kết quả khá tốt. Điều này chứng tỏ khả năng ứng phó cũng như hướng đi của ngân hàng trong công tác cho vay rất linh hoạt và phù hợp. Doanh số cho vay ngày càng tăng qua các năm chứng tỏ chi nhánh đã không ngừng mở rộng thị trường này. Doanh số thu nợ và dư nợ cho vay theo đó cũng tăng nghĩa là bên cạnh mục tiêu tăng trưởng tín dụng ngân hàng cũng rất quan tâm đến hiệu quả thu hồi nợ với mục đích giảm thiểu tối đa rủi ro trong hoạt động này. Kết quả cho thấy chi nhánh quản lý rủi ro trong cho vay ngày càng có hiệu quả. Điều này thể hiện qua chỉ tiêu nợ xấu liên tục giảm qua các năm. Đây là kết quả đạt được từ sự nỗ lực của các nhân viên trong ngân hàng, nội bộ đoàn kết nhất trí, tạo nên sức mạnh để hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.

Mặc dù đã rất cố gắng để hoàn thiện bài Luận văn này nhưng đề tài không thể tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, tôi mong nhận được ý kiến đóng góp của quý thầy cô, Ban Giám Đốc cùng cán bộ công nhân viên trong Ngân hàng Sài Gòn Công Thương Chi nhánh Cà Mau và các bạn sinh viên nhằm nâng cao giá trị của bài luận này.

Kiến nghị

Để các giải pháp trên được thực hiện tốt, cần thiết phải có sự nỗ lực của chính chi nhánh và sự hỗ trợ của chính quyền địa phương. Đề tài xin đưa ra một số kiến nghị như sau:

Đối với ngân hàng

Phải xác định được chiến lược phát triển hoạt động cho vay tùy thuộc thị trường mục tiêu, khả năng, thế mạnh của chi nhánh mình. Từ đó xây dựng chính sách cho

vay khoa học, phù hợp các quy luật kinh tế thị trường, quy trình cụ thể, chi tiết để hướng hoạt động cho vay của chi nhánh theo hướng tăng trưởng bền vững, phát huy lợi thế, hiệu quả, ít rủi ro.

Thời gian giải quyết hồ sơ vay và thủ tục vay của khách hàng nên được rút ngắn lại, tận dụng tối đa sự hỗ trợ của các phần mềm máy tính hiện đại trong việc phân tích mức độ rủi ro của khách hàng, định giá khoản vay, tài sản thế chấp và quản trị danh mục cho vay.

Phát triển, nâng cấp cơ sở hạ tầng để triển khai ứng dụng công nghệ tin học, điện tử trong ngân hàng. Ngân hàng cần có cán bộ chuyên thu thập, phân tích, xử lý thông tin khách hàng.

Đối với chính quyền địa phương

Tạo môi trường đầu tư và kinh doanh thuận lợi, phát triển cơ sở hạ tầng của tỉnh, quy hoạch hiệu quả các đoạn đường giao thông, xây dựng cơ sở vật chất cho các cơ quan hành chánh Nhà nước, các sở ban ngành, ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại, tin học hóa trong việc giải quyết các thủ tục hành chánh như việc đăng ký, công chứng các giấy tờ….giúp khách hàng nhanh chóng nhận được vốn vay phục vụ kịp thời cho công việc sản xuất kinh doanh và sinh hoạt tiêu dùng, kích thích thu hút nhà đầu tư. Môi trường kinh doanh có thông thoáng thì các doanh nghiệp mới phấn khích sản xuất kinh doanh tạo của cải cho xã hội. Khi đó, các doanh nghiệp sẽ cần đến sự tài trợ vốn của ngân hàng. Mặt khác, doanh nghiệp hoạt động cũng tạo việc làm cho người lao động, giúp họ có thu nhập ổn định, nâng cao mức sống của người dân. Điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho ngân hàng trong việc huy động vốn.

Các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đẩy nhanh tốc độ thi hành án với những trường hợp khách hàng bị khởi kiện ra tòa và đã có quyết định thi hành án. Khi đó, công tác xử lý nợ xấu của ngân hàng sẽ được thực hiện nhanh chóng, giúp ngân hàng tiết kiệm được thời gian quý báo để tập trung phát triển kinh doanh, sớm thu

hồi số nợ để tiếp tục luân chuyển tạo thu nhập cho ngân hàng. Tăng cường hỗ trợ, tạo điều kiện cho các định chế tài chính trung gian trong việc hợp pháp hóa các tài sản thế chấp không có tranh chấp, thúc đẩy nhanh quá trình thi hành án, phát mãi tài sản thu hồi nợ của ngân hàng.

Nhanh chóng cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để người dân có thể vay vốn của ngân hàng.

Tiềm năng của tỉnh được đánh giá là rất dồi dào và đang được khai thác, cần phát huy đúng mức. Lãnh đạo các cơ quan ban ngành cần vạch rõ hướng phát triển kinh tế, hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế để ngân hàng có kế hoạch bơm vốn kịp thời, phù hợp, giúp thúc đẩy kinh tế Cà Mau phát triển nhanh và bền vững.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. PGS.TS. Lê Văn Tề. 2009. Tín dụng ngân hàng. NXB Giao Thông Vận Tải. 2. TS. Nguyễn Minh Kiều. 2009. Nghiệp vụ ngân hàng thương mại. NXB

Thống Kê.

3. TS. Nguyễn Minh Kiều. 2008. Hướng dẫn thực hành nghiệp vụ cấp tín dụng và thẩm định tín dụng. NXB Thống Kê.

Một phần của tài liệu phân tích kết quả cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn công thương chi nhánh cà mau (Trang 77 - 83)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(80 trang)
w