5. Bố cục đề tài
1.4. Một số chỉ tiêu đánh giá kết quả cho vay
Hệ số thu nợ
Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả thu nợ của ngân hàng hay khả năng trả nợ vay của khách hàng, cho biết số tiền mà ngân hàng thu được trong một thời kỳ kinh doanh nhất định từ một đồng doanh số cho vay. Hệ số thu nợ càng lớn thì càng được đánh giá tốt, cho thấy công tác thu hồi vốn của ngân hàng càng hiệu quả và ngược lại. Ngân hàng có hệ số thu nợ gần bằng 1 tức là công tác thu hồi nợ của ngân hàng khá chất lượng.
Doanh số thu nợ
Hệ số thu nợ = x 100
Vòng quay vốn tín dụng
Đây là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả của đồng vốn tín dụng thông qua tính luân chuyển của nó, đồng vốn được quay vòng càng nhanh thì càng hiệu quả và đem lại nhiều lợi nhuận cho ngân hàng.
Vòng quay vốn tín dụng = Doanh số thu nợ / Dư nợ bình quân
Trong đó, dư nợ bình quân được tính theo công thức sau:
Dư nợ đầu kỳ + Dư nợ cuối kỳ Dư nợ bình quân =
2
Tổng dư nợ / tổng vốn huy động
Chỉ tiêu này đánh giá khả năng sử dụng vốn huy động vào việc cho vay vốn. Thông thường khi nguồn vốn huy động ở ngân hàng chiếm tỷ lệ thấp so với tổng nguồn vốn sử dụng thì dư nợ thường gấp nhiều lần so với vốn huy động. Nếu ngân hàng sử dụng vốn cho vay phần lớn từ nguồn vốn cấp trên thì không hiệu quả bằng việc sử dụng nguồn vốn huy động được. Chỉ tiêu này quá lớn thì cho thấy khả năng huy động vốn của ngân hàng thấp, ngược lại chỉ tiêu này quá nhỏ cho thấy ngân hàng đã sử dụng vốn huy động ngày càng không hiệu quả. Do vậy, tỷ lệ này càng gần 1 thì càng tốt cho hoạt động ngân hàng, khi đó ngân hàng sử dụng một cách có hiệu quả đồng vốn huy động được.
Dư nợ
Tỷ lệ dư nợ / vốn huy động = x 100 Vốn huy động
Chỉ tiêu này phản ánh kết quả hoạt động tín dụng của ngân hàng nói chung và đo lường chất lượng nghiệp vụ tín dụng nói riêng. Chỉ tiêu này càng cao cho thấy chất lượng tín dụng của ngân hàng càng kém, rủi ro cao và ngược lại.
Nợ xấu
Tỷ lệ nợ xấu / tổng dư nợ = x 100 Tổng dư nợ
CHƯƠNG 2
PHÂN TÍCH KẾT QUẢ CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN CÔNG THƯƠNG CHI NHÁNH CÀ MAU 2009 -2011 2.1. Lịch sử hình thành NHTMCP Sài Gòn Công Thương
NHTMCP Sài Gòn Công Thương có:
Tên thường gọi: Sài Gòn Công Thương Ngân Hàng
Tên giao dịch quốc tế: SAIGON BANK FOR INDUSTRY AND TRADE Tên gọi tắt: SAIGONBANK
Biểu trưng:
Ý nghĩa biểu trưng: hỗ trợ hoạt động công nghiệp (chữ C) – thương mại (chữ T) và dịch vụ tại Tp.HCM (biểu trưng có chợ Bến Thành) và cả nước.
Triết lý kinh doanh: Ngân hàng là bạn đồng hành của khách hàng, thành công của khách hàng là thành công của ngân hàng.
Slogan: giải pháp tài chính thông minh
Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Công Thương là NHTM Cổ Phần Việt Nam đầu tiên được thành lập trong hệ thống Ngân Hàng Cổ Phần tại Việt Nam hiện nay, ra đời ngày 16 tháng 10 năm 1987, trước khi có Luật Công Ty và Pháp lệnh
Ngân Hàng với vốn điều lệ ban đầu là 650 triệu đồng và thời gian hoạt động là 50 năm. Sau hơn 24 năm thành lập, Ngân Hàng TMCP Sài Gòn Công Thương đã tăng vốn điều lệ từ 650 triệu đồng (vốn điều lệ ban đầu) lên 3.034 tỷ đồng (tháng 2/2012). Nhờ vốn điều lệ tăng trưởng qua từng năm Ngân Hàng TMCP Sài Gòn Công Thương đã thúc đẩy tăng trưởng nghiệp vụ, phát triển mạng lưới hoạt động, kết quả kinh doanh liên tục có lời, cổ đông nhận cổ tức khá cao từ đồng vốn đầu tư ban đầu. Đến nay mạng lưới hoạt động có 32 chi nhánh, 49 phòng giao dịch và 3 quỹ tiết kiệm đặt tại các vị trí quan trọng khắp các tỉnh trên toàn lãnh thổ.
2.2. Khái quát NHTMCP Sài Gòn Công Thương Chi Nhánh Cà Mau
SAIGONBANK chi nhánh Cà Mau được thành lập theo quyết định QĐ 70/NQ- HĐQT-2007 ngày 14/4/2007 và chính thức khai trương hoạt động ngày 8/11/2007. Đến cuối năm 2011, nhân sự chi nhánh gồm 27 người (trong đó có 14 nữ).
Saigonbank chi nhánh Cà Mau tọa lạc ngay trung tâm thành phố tỉnh Cà Mau - nơi có dân cư đông, tập trung nhiều doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh.
Địa chỉ: 04-06 Lý Bôn, Phường 4, TP. Cà Mau SĐT: 07803 824 958 – 07803 824 959
2.2.1. Vài nét về địa bàn hoạt động của chi nhánh
Cà Mau là tỉnh thuộc châu thổ đồng bằng sông Cửu Long, nằm về phía cực Nam của Việt Nam, hình dạng giống chữ V, như một bán đảo có 3 mặt giáp với biển. Phía Bắc giáp tỉnh Kiên Giang, phía Đông Bắc giáp tỉnh Bạc Liêu, phía Đông và Đông Nam giáp với Biển Đông, phía Tây giáp với vịnh Thái Lan. Diện tích tự nhiên 5.211 km2, địa hình bằng phẳng thuần nhất là đồng bằng, đất đai phì nhiêu, sông ngòi chằng chịt. Hàng năm ở phía Tây vùng Mũi Cà Mau bồi ra biển trên 50 mét. Ngoài biển có đảo Hòn Khoai, Hòn Chuối, Hòn Bương và Hòn Đá Bạc. Khí hậu Cà Mau ôn hoà thuộc vùng cận xích đạo, nhiệt đới gió mùa, có 2 mùa mưa nắng rõ rệt, không bị ảnh hưởng của lũ và ít có bão.
Do có vị trí địa lý tiền tiêu, tài nguyên thiên nhiên phong phú, những đặc thù về sinh thái rừng, biển, khí hậu thuận lợi,… tạo cho Cà Mau có nhiều thế mạnh để phát triển kinh tế thủy sản, nông lâm nghiệp, công nghiệp chế biến xuất khẩu, dịch vụ, du lịch, khai thác khí đốt và dầu khí. Nhờ biết tận dụng thế mạnh của mình nên kinh tế Cà Mau ngày càng phát triển, đời sống người dân ngày một được nâng cao. Bên cạnh đó, nhận thức được tầm quan trọng của việc xây dựng môi trường kinh doanh thông thoáng nhằm tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, những năm gần đây, chính quyền tỉnh Cà Mau đã đổi mới mạnh mẽ sự chỉ đạo, điều hành phát triển kinh tế - xã hội, tập trung tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, thu hút ngày càng nhiều các dự án đầu tư vào địa bàn tỉnh.
2.2.2. Cơ cấu tổ chức
2.2.3. Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban
Ban Giám Đốc: Giám Đốc là người được Hội sở bổ nhiệm. Có nhiệm vụ: tổ chức, điều hành mọi hoạt động của chi nhánh, trực tiếp ký kết hợp đồng tín dụng, hợp đồng cầm cố, thế chấp, bảo lãnh theo quy định, quy trình nghiệp vụ tín dụng của SAIGONBANK và chịu trách nhiệm trước Tổng Giám Đốc về các quyết định của mình.
Phòng Kinh Doanh: Nghiên cứu tình hình kinh tế - xã hội trong địa bàn hoạt động. Giao dịch trực tiếp với khách hàng, thẩm định xét duyệt cho vay các phương án (dự án) theo quy trình về thẩm định dự án đầu tư trong phạm vi phân cấp, ủy quyền của Giám Đốc và theo quy định của Giám Đốc ban hành. Tổ chức việc thực hiện kiểm tra, kiểm soát chế độ tín dụng. Đôn đốc thu hồi các khoản nợ đến hạn và
Ban Giám Đốc
Phòng Kế Toán Phòng Ngân Quỹ
đề xuất các biện pháp xử lý nợ quá hạn. Lập các báo cáo thống kê, thực hiện phát triển mạng lưới ra các khu vực và lập báo cáo về các tài sản cầm cố được lưu trữ trong kho.
Phòng Kế Toán: Thực hiện thủ tục mở tài khoản tiền gửi. Quản lý tài khoản và
xử lý các giao dịch trên tài khoản tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi thanh toán. Thực hiện giao dịch trên tài khoản thẻ. Thực hiện nghiệp vụ chuyển tiền trong và ngoài nước. Hạch toán các nghiệp vụ phát sinh, lập báo cáo thống kê và lưu trữ hồ sơ chứng từ kế toán theo qui định.
Phòng Ngân Quỹ: Quản lý nghiệp vụ, thực hiện việc xuất nhập kho tiền, vận chuyển, bảo quản các loại tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá theo đúng chế độ quy định, đảm bảo an toàn tuyệt đối. Thực hiện việc kiểm kê, kiểm quỹ, mở sổ quỹ, sổ theo dõi từng loại tiền, từng loại sản phẩm, thẻ kho,… Tổ chức sắp xếp, bảo quản tiền mặt, tài sản trong kho tiền. Quản lý, giữ chìa khóa kho theo quy định.
Bộ Phận Hành Chánh (thuộc phòng kinh doanh): Thực hiện công tác hành
chánh, lễ tân, phục vụ đời sống, sinh hoạt tập thể cho cán bộ, nhân viên chi nhánh. Thực hiện công tác quản trị, sửa chữa, mua sắm, bảo quản cơ sở vật chất, tài sản và phương tiện chi nhánh. Bảo vệ có vũ trang xe điều tiền. Quản lý chấp hành luật lao động và tình hình biến động nhân sự của chi nhánh. Tùy sự phát triển hoạt động, bổ sung nhân sự khi cần thiết.
2.2.4. Các hoạt động chủ yếu của ngân hàng
Huy động vốn (VND và ngoại tệ) từ các tổ chức kinh tế và dân cư trong và ngoài nước dưới các hình thức tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm và kỳ phiếu.
Cho vay ngắn, trung và dài hạn bằng đồng Việt nam.
Bảo lãnh các khoản vay của các pháp nhân và thể nhân trong và ngoài nước. Cung cấp dịch vụ thanh toán như: chuyển tiền trong và ngoài nước, thanh toán L/C, chi trả kiều hối,…
Phát hành thẻ thanh toán và các hoạt động khác.
2.2.5. Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng qua 3 năm 2009–2011Bảng 1: Kết quả hoạt động kinh doanh tại Saigonbank chi nhánh Cà Mau Bảng 1: Kết quả hoạt động kinh doanh tại Saigonbank chi nhánh Cà Mau Bảng 1: Kết quả hoạt động kinh doanh tại Saigonbank chi nhánh Cà Mau Bảng 1: Kết quả hoạt động kinh doanh tại Saigonbank chi nhánh Cà Mau 2009 -2011 ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm Chênh lệch năm 2010 so với năm 2009 Chênh lệch năm 2011 so với năm 2010 2009 2010 2011 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Thu nhập 7.518 14.639 18.244 7.121 94,71 3.605 24,62 Chi phí 10.022 14.330 17.365 4.308 42,98 3.035 21,17 Lợi nhuận (2.504) 309 879 2.813 112,34 570 184,46
(Nguồn: Phòng Kinh Doanh của Saigonbank chi nhánh Cà Mau)
Thực tế cho thấy, kinh doanh là một công việc khó nhưng để đánh giá đúng bản chất kết quả kinh doanh lại càng khó hơn. Trong quá trình kinh doanh luôn tồn tại những yếu tố có lợi cũng như bất lợi ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh. Do đó, việc phân tích kết quả hoạt động kinh doanh giúp nhà phân tích nắm được tình hình thu, chi và mức độ lãi lỗ trong kinh doanh, so sánh kết quả đạt được với các chỉ tiêu kế hoạch trước đó và đề ra những mục tiêu cần đạt trong kỳ tiếp theo, hạn chế được những khoản chi phí bất hợp lý, có biện pháp khắc phục những mặt yếu, phát huy những mặt mạnh trong kinh doanh góp phần nâng cao lợi nhuận. Có thể khái quát
kết quả hoạt động kinh doanh của Saigonbank chi nhánh Cà Mau qua ba chỉ tiêu: thu nhập, chi phí và lợi nhuận.
Thu nhập
Thông qua bảng số liệu (bảng 1) cho thấy, thu nhập của ngân hàng ngày càng tăng qua các năm. Có được điều này là do ngân hàng đã bắt đầu thu hút được sự quan tâm của khách hàng trên địa bàn, ngân hàng đã cung cấp kịp thời nhu cầu về vốn của khách hàng, đội ngũ nhân viên ngày càng chuyên nghiệp, linh hoạt, nhạy bén hơn trong xử lý tình huống khi giao tiếp với khách hàng – giải thích các sản phẩm tiết kiệm, giải đáp cho khách hàng thắc mắc về lãi suất, các khoản phí giao dịch,… với thái độ phục vụ niềm nở, nhiệt tình, cho nên đã dần tạo được uy tín đối với khách hàng. Điều đó được minh chứng bằng số tài khoản tiền gửi khách hàng mở tại chi nhánh đến cuối năm 2011 là 301 tài khoản, tăng 31 tài khoản so với năm 2010. Mạng lưới giao dịch của ngân hàng với khách hàng trên địa bàn ngày một được mở rộng. Nói chung, thu nhập của ngân hàng biểu hiện tương đối tốt và để có mức thu nhập đó ngân hàng cũng đã phải bỏ ra một khoản chi phí. Khoản chi cụ thể như thế nào sẽ được phân tích ngay sau đây.
Chi phí
Song song với kết quả thu nhập tăng thì chi phí cũng tăng qua các năm. Năm 2009, chi phí chi nhánh bỏ ra là 10.022 triệu đồng, sang năm 2010 chi phí tăng 42,98% so với năm 2009, và đến năm 2011 chi phí đã lên lới 17.365 triệu đồng. Có thể đề cập các lý do ảnh hưởng đến kết quả này như sau: Thứ nhất, thời gian thành lập của ngân hàng có thể nói là còn khá mới mẽ nên chi phí hoạt động còn khá cao so với thu nhập và kéo theo lợi nhuận chưa cao là điều không thể tránh khỏi. Thứ hai, do trên cùng địa bàn mạng lưới các ngân hàng khá dày đặc chưa kể những ngân hàng đã được khách hàng biết đến từ lâu, nhiều kinh nghiệm, và đang chiếm giữ thị phần khá lớn. Do đó, để có thể cạnh tranh, ngân hàng phải áp dụng khung lãi suất huy động khá cao đủ sức thu hút sự quan tâm của các vị khách hàng khá khó tính nơi đây. Thứ ba, ngân hàng cũng phải tốn khoản chi để quảng bá thương hiệu, trang bị cơ sở vật chất,… Ngoài ra, một phần cũng do đội ngũ nhân viên còn trẻ nên kinh nghiệm tác nghiệp còn hạn chế, đặc biệt trong điều kiện tình hình kinh tế diễn biến ngày càng phức tạp, mức độ cạnh tranh trong ngành khốc liệt, công nghệ phát triển như vũ bão thì khoản chi đào tạo cán bộ, nhân viên ngân hàng là điều cấp thiết. Biết được thu nhập và chi phí của ngân hàng thì con số lợi nhuận của ngân hàng sẽ được thể hiện rõ ràng.
Lợi nhuận
Lợi nhuận chính là phần thu nhập còn lại sau khi trừ đi các khoản chi phí. Mặc dù chi phí tăng qua các năm nhưng mức tăng của chi phí thấp hơn so với mức tăng của thu nhập. Đây là lý do làm cho lợi nhuận tăng trong giai đoạn này. Đó là kết quả của sự nỗ lực của toàn bộ nhân viên chi nhánh trong việc thực hiện chiến lược tiết kiệm chi phí tối đa. Điều đáng nói là, với sự chỉ đạo sáng suốt, linh hoạt của ban
lãnh đạo có nhiều kinh nghiệm điều hành trong lĩnh vực ngân hàng và đội ngũ nhân viên trẻ, năng động, đầy nhiệt huyết đã khiến cho kết quả kinh doanh của ngân hàng được lật sang trang mới, chuyển từ trạng thái lỗ sang lãi một cách đáng khích lệ. Từ mốc lỗ 2.504 triệu đồng năm 2009 thì sang năm 2010 chi nhánh đã có lời với số tiền bằng 309 triệu đồng và đến năm 2011 thì lợi nhuận của ngân hàng đạt 879 triệu đồng. Mặc dù lợi nhuận của ngân hàng là những con số không lớn nhưng có tốc độ tăng rất nhanh và tăng nhanh nhất là vào năm 2011 (tăng 184,46% so với năm 2010). Nhờ có được lợi nhuận nên cũng góp phần làm cho công tác trích lập dự phòng của chi nhánh được thực hiện nghiêm túc và đầy đủ hơn.
Cũng như các doanh nghiệp khác, trong quá trình kinh doanh tìm kiếm lợi nhuận, ngoài các điều kiện thuận lợi thì Saigonbank chi nhánh Cà Mau cũng phải đối mặt với những trở ngại cho hoạt động kinh doanh của mình. Vậy, những thuận lợi và khó khăn của Saigonbank chi nhánh Cà Mau là gì?
2.2.6. Thuận lợi, khó khăn và phương hướng, nhiệm vụ công tác của chi nhánh năm 2012nhánh năm 2012nhánh năm 2012 nhánh năm 2012
2.2.6.1. Thuận lợi
- Được sự chỉ đạo và giúp đỡ kịp thời của cấp trên trong suốt quá trình hoạt động.
- Ngân hàng có một đội ngũ nhân viên trẻ, năng động, đầy nhiệt huyết cùng với ban lãnh đạo có nhiều kinh nghiệm điều hành trong lĩnh vực ngân hàng. Các nhân viên có tinh thần tập thể cao ngay cả trong các hoạt động xã hội cũng như trong công việc.
- Ngân hàng được sự quan tâm, chỉ đạo đúng mức của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Cà Mau và các bộ quản lý, các cấp chính quyền địa phương.
- Có vị trí thuận lợi để khách hàng tiện giao dịch, nằm ngay trung tâm thành phố