5. Bố cục đề tài
2.4.4.1. Phân tích nợ xấu theo thời hạn
Cũng như các NHTM khác, công tác cho vay của Saigonbank chi nhánh Cà Mau vẫn tồn tại những khoản nợ xấu. Nợ xấu là những khoản nợ được tính từ nhóm 3 đến nhóm 5. Đây là những khoản nợ có thể gây rủi ro cho ngân hàng. Và bảng số liệu dưới đây sẽ cho chúng ta cái nhìn tổng quan về tình hình nợ xấu theo thời hạn của ngân hàng qua ba năm:
Bảng 9: Nợ xấu theo thời hạn tại Saigonbank chi nhánh Cà mau 2009 – 2011
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm Chênh lệch năm 2010 so với năm 2009 Chênh lệch năm 2011 so với năm 2010 2009 2010 2011 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Ngắn hạn 1.537 339 - (1.198) (77,94) (339) (100,00) Trung hạn 192 270 - 78 40,62 (270) (100,00) Dài hạn - - 223 - - 223 100,00 Tổng 1.729 669 223 (1.060) (61,30) (446) (66,66)
(Nguồn: Phòng Kinh Doanh của Saigonbank chi nhánh Cà Mau)
Qua bảng số liệu cho thấy, tình hình nợ xấu của ngân hàng có xu hướng giảm qua ba năm. Đây là kết quả đáng mừng, thể hiện công tác quản lý nợ vay của ngân hàng ngày càng được nâng cao và có hiệu quả. Ngân hàng có sự nỗ lực cao trong việc khắc phục nợ xấu tồn đọng, rất cẩn thận trong việc lựa chọn khách hàng để cho vay, việc xử lý nợ xấu được thực hiện nghiêm túc. Nhờ đó, ngân hàng có thể cải
thiện được tình hình nợ xấu. Bên cạnh đó, do những tài sản đảm bảo của những khoản nợ xấu này ít mất giá trị theo thời gian nên ngân hàng có thể thanh lý và thu hồi được nợ vay.
Nợ xấu cho vay ngắn hạn của ngân hàng giảm nhanh qua các năm. Tuy nhiên, nợ xấu trung hạn thì lại tăng vào năm 2010. Lý do là trong năm này do ảnh hưởng chung của bối cảnh nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, do vậy ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của một vài khách hàng. Đến năm 2011, ngân hàng đã giải quyết triệt để nợ xấu cho vay ngắn hạn và trung hạn và chỉ còn tồn tại khoản nợ xấu trung dài hạn rất thấp. Có được kết quả này cũng do ngân hàng đã tập trung hạn chế nợ xấu phát sinh, tích cực thu hồi những khoản nợ xấu tồn đọng, thanh lý được tài sản đảm bảo nên đã thu hồi được nợ.