Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng qua 3 năm 2009–2011

Một phần của tài liệu phân tích kết quả cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn công thương chi nhánh cà mau (Trang 37 - 40)

5. Bố cục đề tài

2.2.5. Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng qua 3 năm 2009–2011

Bảng 1: Kết quả hoạt động kinh doanh tại Saigonbank chi nhánh Cà Mau 2009 -2011 ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm Chênh lệch năm 2010 so với năm 2009 Chênh lệch năm 2011 so với năm 2010 2009 2010 2011 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Thu nhập 7.518 14.639 18.244 7.121 94,71 3.605 24,62 Chi phí 10.022 14.330 17.365 4.308 42,98 3.035 21,17 Lợi nhuận (2.504) 309 879 2.813 112,34 570 184,46

(Nguồn: Phòng Kinh Doanh của Saigonbank chi nhánh Cà Mau)

Thực tế cho thấy, kinh doanh là một công việc khó nhưng để đánh giá đúng bản chất kết quả kinh doanh lại càng khó hơn. Trong quá trình kinh doanh luôn tồn tại những yếu tố có lợi cũng như bất lợi ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh. Do đó, việc phân tích kết quả hoạt động kinh doanh giúp nhà phân tích nắm được tình hình thu, chi và mức độ lãi lỗ trong kinh doanh, so sánh kết quả đạt được với các chỉ tiêu kế hoạch trước đó và đề ra những mục tiêu cần đạt trong kỳ tiếp theo, hạn chế được những khoản chi phí bất hợp lý, có biện pháp khắc phục những mặt yếu, phát huy những mặt mạnh trong kinh doanh góp phần nâng cao lợi nhuận. Có thể khái quát

kết quả hoạt động kinh doanh của Saigonbank chi nhánh Cà Mau qua ba chỉ tiêu: thu nhập, chi phí và lợi nhuận.

Thu nhập

Thông qua bảng số liệu (bảng 1) cho thấy, thu nhập của ngân hàng ngày càng tăng qua các năm. Có được điều này là do ngân hàng đã bắt đầu thu hút được sự quan tâm của khách hàng trên địa bàn, ngân hàng đã cung cấp kịp thời nhu cầu về vốn của khách hàng, đội ngũ nhân viên ngày càng chuyên nghiệp, linh hoạt, nhạy bén hơn trong xử lý tình huống khi giao tiếp với khách hàng – giải thích các sản phẩm tiết kiệm, giải đáp cho khách hàng thắc mắc về lãi suất, các khoản phí giao dịch,… với thái độ phục vụ niềm nở, nhiệt tình, cho nên đã dần tạo được uy tín đối với khách hàng. Điều đó được minh chứng bằng số tài khoản tiền gửi khách hàng mở tại chi nhánh đến cuối năm 2011 là 301 tài khoản, tăng 31 tài khoản so với năm 2010. Mạng lưới giao dịch của ngân hàng với khách hàng trên địa bàn ngày một được mở rộng. Nói chung, thu nhập của ngân hàng biểu hiện tương đối tốt và để có mức thu nhập đó ngân hàng cũng đã phải bỏ ra một khoản chi phí. Khoản chi cụ thể như thế nào sẽ được phân tích ngay sau đây.

Chi phí

Song song với kết quả thu nhập tăng thì chi phí cũng tăng qua các năm. Năm 2009, chi phí chi nhánh bỏ ra là 10.022 triệu đồng, sang năm 2010 chi phí tăng 42,98% so với năm 2009, và đến năm 2011 chi phí đã lên lới 17.365 triệu đồng. Có thể đề cập các lý do ảnh hưởng đến kết quả này như sau: Thứ nhất, thời gian thành lập của ngân hàng có thể nói là còn khá mới mẽ nên chi phí hoạt động còn khá cao so với thu nhập và kéo theo lợi nhuận chưa cao là điều không thể tránh khỏi. Thứ hai, do trên cùng địa bàn mạng lưới các ngân hàng khá dày đặc chưa kể những ngân hàng đã được khách hàng biết đến từ lâu, nhiều kinh nghiệm, và đang chiếm giữ thị phần khá lớn. Do đó, để có thể cạnh tranh, ngân hàng phải áp dụng khung lãi suất huy động khá cao đủ sức thu hút sự quan tâm của các vị khách hàng khá khó tính nơi đây. Thứ ba, ngân hàng cũng phải tốn khoản chi để quảng bá thương hiệu, trang bị cơ sở vật chất,… Ngoài ra, một phần cũng do đội ngũ nhân viên còn trẻ nên kinh nghiệm tác nghiệp còn hạn chế, đặc biệt trong điều kiện tình hình kinh tế diễn biến ngày càng phức tạp, mức độ cạnh tranh trong ngành khốc liệt, công nghệ phát triển như vũ bão thì khoản chi đào tạo cán bộ, nhân viên ngân hàng là điều cấp thiết. Biết được thu nhập và chi phí của ngân hàng thì con số lợi nhuận của ngân hàng sẽ được thể hiện rõ ràng.

Lợi nhuận

Lợi nhuận chính là phần thu nhập còn lại sau khi trừ đi các khoản chi phí. Mặc dù chi phí tăng qua các năm nhưng mức tăng của chi phí thấp hơn so với mức tăng của thu nhập. Đây là lý do làm cho lợi nhuận tăng trong giai đoạn này. Đó là kết quả của sự nỗ lực của toàn bộ nhân viên chi nhánh trong việc thực hiện chiến lược tiết kiệm chi phí tối đa. Điều đáng nói là, với sự chỉ đạo sáng suốt, linh hoạt của ban

lãnh đạo có nhiều kinh nghiệm điều hành trong lĩnh vực ngân hàng và đội ngũ nhân viên trẻ, năng động, đầy nhiệt huyết đã khiến cho kết quả kinh doanh của ngân hàng được lật sang trang mới, chuyển từ trạng thái lỗ sang lãi một cách đáng khích lệ. Từ mốc lỗ 2.504 triệu đồng năm 2009 thì sang năm 2010 chi nhánh đã có lời với số tiền bằng 309 triệu đồng và đến năm 2011 thì lợi nhuận của ngân hàng đạt 879 triệu đồng. Mặc dù lợi nhuận của ngân hàng là những con số không lớn nhưng có tốc độ tăng rất nhanh và tăng nhanh nhất là vào năm 2011 (tăng 184,46% so với năm 2010). Nhờ có được lợi nhuận nên cũng góp phần làm cho công tác trích lập dự phòng của chi nhánh được thực hiện nghiêm túc và đầy đủ hơn.

Cũng như các doanh nghiệp khác, trong quá trình kinh doanh tìm kiếm lợi nhuận, ngoài các điều kiện thuận lợi thì Saigonbank chi nhánh Cà Mau cũng phải đối mặt với những trở ngại cho hoạt động kinh doanh của mình. Vậy, những thuận lợi và khó khăn của Saigonbank chi nhánh Cà Mau là gì?

Một phần của tài liệu phân tích kết quả cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn công thương chi nhánh cà mau (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(80 trang)
w