Một số chỉ tiêu đánh giá kết quả cho vay tại Saigonbank chi nhánh Cà Mau

Một phần của tài liệu phân tích kết quả cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn công thương chi nhánh cà mau (Trang 68 - 80)

5. Bố cục đề tài

2.5. Một số chỉ tiêu đánh giá kết quả cho vay tại Saigonbank chi nhánh Cà Mau

Qua quá trình phân tích như trên, có thể đánh giá được phần nào kết quả cho vay của ngân hàng. Và để có thể đánh giá chính xác hơn, đề tài tiến hành phân tích một số chỉ tiêu như sau:

Bảng 11: Một số chỉ tiêu đánh giá kết quả cho vay tại Saigonbank chi nhánh Cà Mau 2009 – 2011

Chỉ tiêu Đơn vị

tính Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Doanh số cho vay Trđ 207.155 213.323 245.729

Doanh số thu nợ Trđ 145.783 230.973 245.524 Hệ số thu nợ % 70,37 108,27 99,91 Dư nợ đầu kỳ Trđ 41.936 103.308 85.658 Dư nợ cuối kỳ Trđ 103.308 85.658 85.863 Vốn huy động Trđ 92.088 64.210 53.681 Dư nợ / vốn huy động Lần 1,12 1,33 1,59 Dư nợ bình quân Trđ 72.622 94.483 85.760 Vòng quay vốn tín dụng vòng 2,00 2,44 2,86 Nợ xấu Trđ 1.729 669 223 Tỷ lệ nợ xấu / tổng dư nợ % 1,67 0,78 0,26

Dư nợ / vốn huy động

Đây là chỉ tiêu phản ánh mức độ đầu tư của vốn huy động vào hoạt động cho vay. Thực tế cho thấy, một ngân hàng muốn thực hiện công tác cho vay đạt hiệu quả thì phải biết khai thác và sử dụng tốt số vốn huy động. Và chỉ tiêu này có thể nói lên hiệu quả sử dụng vốn huy động của ngân hàng, thể hiện ngân hàng đã chủ động trong việc tích cực tạo lợi nhuận từ nguồn vốn huy động hay chưa. Qua bảng số liệu (bảng 10) cho thấy, tình hình vốn huy động tham gia vào dư nợ cho vay của Saigonbank chi nhánh Cà Mau tương đối tốt trong giai đoạn này. Song, chỉ tiêu này luôn lớn hơn 1 và có xu hướng gia tăng qua các năm. Đây là tín hiệu xấu trong hoạt động cho vay của ngân hàng. Bởi vì nó thể hiện khả năng huy động vốn của ngân hàng ngày càng khó khăn, ngân hàng thực hiện việc huy động vốn ngày càng kém hiệu quả, vốn huy động tham gia vào cho vay ngày càng ít. Ngân hàng cần có biện pháp khắc phục để đảm bảo kết quả cho vay trong thời gian tới được ổn định hơn. Tuy nhiên, chưa thể dựa vào chỉ tiêu này để có thể đánh giá kết quả cho vay của ngân hàng mà cần phải xem xét thêm các khía cạnh khác.

Hệ số thu nợ

Khía cạnh cần xét đến tiếp theo chính là công tác thu nợ của ngân hàng. Ngay sau khi nhận giấy đề nghị vay vốn của khách hàng, ngân hàng đã phải thực hiện nhiều công việc như: thu thập thông tin của khách hàng, tổ chức thẩm định các vấn đề cần thiết liên quan đến khách hàng và phương án (dự án) sản xuất – kinh doanh của khách hàng,…Tất cả những việc làm này đều nhằm giúp ngân hàng có thể tìm được đáp án chính xác nhất cho câu hỏi: “khoản vay cho vay ra liệu có thể thu hồi được đủ cả gốc lẫn lãi khi đến hạn không?”. Qua đó cho thấy, ngân hàng luôn quan tâm đến việc kết hợp chặt chẽ giữa cho vay và thu nợ. Mức độ chặt chẽ đó được thể hiện qua chỉ tiêu hệ số thu nợ.

Nhìn chung, công tác thu nợ của ngân hàng được thực hiện ngày càng hiệu quả. Biểu hiện là năm 2009 hệ số thu nợ là 70,37% và qua năm 2010 con số này là

108,27%, sang năm 2011 hệ số thu nợ mặc dù có giảm so với năm 2010 chỉ bằng 99,91% nhưng vẫn nằm ở mức tốt. Hệ số thu nợ cao và gia tăng chứng tỏ kết quả cho vay của ngân hàng rất tốt. Cán bộ tín dụng đã làm tốt khâu thẩm định trước khi cho vay, kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay nên công tác thu nợ đạt hiệu quả cao. Mặc dù điều kiện kinh tế trong thời gian này có nhiều biến động nhưng công tác thu hồi nợ của ngân hàng vẫn được đảm bảo. Điều đó thể hiện hướng đi đúng đắn của ngân hàng trong việc phát triển hoạt động này.

Vòng quay vốn tín dụng

Chỉ tiêu này đo lường tốc độ luân chuyển vốn tín dụng, phản ánh thời gian thu hồi nợ vay nhanh hay chậm trong thời kỳ nhất định. Chỉ số này càng lớn càng tốt, nghĩa là vòng quay vốn càng nhanh, luân chuyển liên tục, mang lại nhiều lợi nhuận cho ngân hàng. Từ bảng số liệu cho thấy vòng quay vốn tín dụng của Saigonbank chi nhánh Cà Mau có sự biến động theo một chiều tăng dần và khá cao qua các năm. Năm 2009 số vòng quay là 2,00 vòng, đến năm 2010 là 2,44 vòng và sang năm 2011 là 2,86 vòng. Nguyên nhân của sự tăng lên này là do doanh số cho vay tăng liên tục và kéo theo đó là sự tăng lên của doanh số thu nợ, dẫn đến khả năng quay vòng vốn của ngân hàng là rất tốt. Như đã thấy ở phần phân tích doanh số cho vay, doanh số cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao hơn doanh số cho vay trung và dài hạn. Do đó vòng quay vốn tín dụng khá nhanh. Từ chỉ tiêu này cho thấy tốc độ sử dụng vốn và luân chuyển vốn của ngân hàng càng nhanh nên số vòng quay tăng lên. Ngân hàng ngày càng sử dụng tốt đồng vốn của mình, giảm dần thời gian cho đồng vốn nằm yên trong két sắt của ngân hàng và thay vào đó là việc chú trọng đầu tư tạo ra lợi nhuận nhiều hơn từ đồng vốn hiện có. Trong tương lai, ngân hàng nên duy trì tốc độ vay này và đẩy mạnh hơn nữa nhằm mang lại phần lợi nhuận cao hơn nữa cho ngân hàng.

Nợ xấu / dư nợ

Tỷ lệ này thể hiện mức độ rủi ro trong cho vay của ngân hàng. Nợ xấu tồn tại trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng là điều không thể tránh khỏi và ngân hàng không thể đưa tỷ lệ này về con số không mà chỉ có thể kiểm soát ở mức hợp lý. Đối với các ngân hàng thương mại, tỷ lệ này không vượt quá 3% là tốt. Tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ cho vay của ngân hàng qua 3 năm đều ở mức rất thấp. Cụ thể, năm 2009 tỷ lệ này là 1,67%, năm 2010 giảm xuống còn 0,78%, đến năm 2011 chỉ còn 0,26%. Điều này cho thấy sự thành công của chi nhánh trong việc kiểm soát, xử lý nợ xấu và sự quyết tâm nâng cao hiệu quả cho vay của ngân hàng. Mặc dù trong bối cảnh chung là nợ xấu trong hệ thống NHTM Việt Nam có xu hướng gia tăng thế nhưng Saigonbank chi nhánh Cà Mau đã không rơi vào tình trạng này. Ngoài sự nỗ lực của chính bản thân ngân hàng thì cũng nhờ vào tình hình kinh tế Cà Mau có bước phát triển trong giai đoạn này nên khách hàng ít gặp khó khăn trong việc trả nợ vay cho ngân hàng.

Tóm lại, trong giai đoạn 2009 – 2011 kết quả cho vay của Saigonbank chi nhánh Cà Mau có nhiều chuyển biến tốt đẹp. Ngân hàng đã nắm bắt kịp thời thông tin về quy định của Ngân hàng Nhà nước, tình hình kinh tế - xã hội và nhu cầu vốn của địa phương nên có thể kiểm soát được mức tăng trưởng tín dụng phù hợp. Thực hiện tốt công tác thu nợ, kiểm soát tốt tình hình nợ xấu. Với kết quả này đã góp phần nâng cao lợi nhuận cho ngân hàng. Chi nhánh cần tiếp tục phát huy hơn nữa để có thể tồn tại và phát triển.

CHƯƠNG 3

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO KẾT QUẢ CHO VAY TẠI SAIGONBANK CHI NHÁNH CÀ MAU

Qua quá trình phân tích kết quả cho vay tại Ngân hàng Sài Gòn Công Thương chi nhánh Cà Mau có thể thấy được một số ưu và nhược điểm như sau:

3.1. Ưu điểm

- Hoạt động cho vay của ngân hàng rất nhạy cảm với biến động của nền kinh tế. - Ngân hàng đã chú trọng và đảm bảo tốt vấn đề thanh khoản trong thời gian qua. Tự cân đối nguồn vốn để cho vay một cách hợp lý và theo đúng quy định. Ngân hàng cần phát huy điểm này nhằm tạo được uy tín và tính chắc chắn cho hoạt động kinh doanh của mình.

- Quy trình cho vay của ngân hàng khá linh hoạt, chặt chẽ và rõ ràng nên tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao dịch giữa khách hàng và cán bộ tín dụng.

- Cán bộ tín dụng giao dịch với khách hàng với thái độ niềm nở, nhiệt tình hướng dẫn khách hàng làm hồ sơ và có những ý kiến đóng góp thiết thực cho quá trình kinh doanh của khách hàng, sẵn sàng tư vấn khi khách hàng có yêu cầu.

- Xây dựng và duy trì tốt mối quan hệ với các khách hàng truyền thống.

- Các nhân viên giữa các phòng ban biết chia sẽ thông tin cho nhau, có tinh thần tập thể cao. Điều đó góp phần khai thác tốt các thông tin, giúp cho hoạt động cho vay của ngân hàng được thuận lợi hơn.

- Chi nhánh đã phát huy được thế mạnh của mình, tầm nhìn hướng tới cung cấp vốn đa ngành nghề, đa lĩnh vực chứ không chỉ mở rộng cho vay trên phương diện quy mô. Điều này cũng giúp cho ngân hàng đa dạng hóa được danh mục đầu tư góp phần giảm thiểu rủi ro.

- Ngân hàng luôn quan tâm đến và thực hiện tốt việc kết hợp chặt chẽ giữa cho vay và thu nợ.

- Cán bộ tín dụng đã làm tốt khâu thẩm định trước khi cho vay, kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay, có áp dụng hệ thống chấm điểm xếp hạng tín dụng nội bộ, lựa chọn khách hàng tốt, có ý thức trả nợ cao, có phương án, dự án sản xuất – kinh doanh khả thi để cho vay cùng với việc phận định kỳ hạn trả nợ gốc và lãi vay hợp lý giúp khách hàng dễ dàng trong việc thanh toán nợ nên công tác thu nợ đạt hiệu quả cao.

- Kiểm soát được nợ xấu ở mức rất thấp và công tác quản lý nợ ngày càng có hiệu quả.

- Tạo được môi trường làm việc tốt cho nhân viên, sắp xếp thời gian làm việc thuận tiện cho họ. Chính điều này đã tạo cảm giác thoải mái cho nhân viên khi làm việc vì vậy luôn thúc đẩy được sức sáng tạo của họ trong công việc.

3.2. Nhược điểm

Bên cạnh những ưu điểm như trên, công tác cho vay của ngân hàng còn một số tồn tại như sau:

- Khả năng huy động vốn của ngân hàng chưa cao, vốn huy động tham gia vào cho vay ngày càng ít, kéo theo ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả cho vay.

- Chưa chủ động về nguồn vốn cho vay trung và dài hạn, cán bộ thẩm định còn thiếu năng lực thẩm định các dự án lớn. Điều này đã khiến cho ngân hàng bỏ lỡ các dự án khả thi mang lại hiệu quả kinh tế cao.

- Lãi suất cho vay của ngân hàng cao và có thời điểm cao hơn các ngân hàng khác trên cùng địa bàn. Điều này đã làm giảm tính cạnh tranh của ngân hàng.

- Số lượng khách hàng đến với ngân hàng ngày càng đông trong khi lượng cán bộ tín dụng còn ít. Điều này sẽ khiến các nhân viên ôm đồm quá nhiều việc nên sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả làm việc.

- Ứng dụng công nghệ thông tin của ngân hàng có bước chậm so với các ngân hàng khác trên cùng địa bàn, điều đó đã làm hạn chế tính chuyên nghiệp trong công việc của cán bộ công nhân viên.

Ngân hàng nên cố gắng tiếp tục phát huy hơn nữa những điểm mạnh của mình để công tác cho vay ngày càng hiệu quả hơn. Và khi nhận thấy những mặt tồn tại gây trở ngại cho hoạt động cho vay thì ngân hàng cần thiết phải tìm ra giải pháp kịp thời khắc phục. Phần tiếp theo, đề tài sẽ đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa kết quả cho vay tại ngân hàng Sài Gòn Công Thương chi nhánh Cà Mau.

3.3. Một số giải pháp nâng cao kết quả cho vay tại Saigonbank chi nhánh Cà MauMau Mau

Với mong muốn giúp kết quả cho vay của ngân hàng sẽ tốt hơn trong thời gian tới, đề tài xin đưa ra một số giải pháp như sau:

3.3.1. Tăng cường công tác huy động vốn

Đơn giản hóa thủ tục. Khách hàng tới gởi tiền, chuyển tiền, rút tiền,… Ngoài mục đích thu lãi, an toàn thì còn mong muốn thủ tục đơn giản, nhanh chóng. Nếu thủ tục quá rườm rà thì sẽ làm mất nhiều thời gian của khách hàng và vô tình đã đẩy khách hàng về bên các ngân hàng khác.

Tăng cường huy động các nguồn vốn trung và dài hạn. Để thu hút được các nhà đầu tư này, ngân hàng cần thực sự tạo được niềm tin đối với họ. Đa phần khách hàng ngại gửi kỳ hạn dài vì sợ lạm phát tăng cao. Do đó, cần tạo sự khác biệt giữa sản phẩm có kỳ hạn ngắn và kỳ hạn dài hơn, nghiên cứu cải tiến các sản phẩm tiết kiệm theo hướng có nhiều giá trị gia tăng cho khách hàng gửi ở kỳ hạn trung, dài hạn. Chẳng hạn, để tăng tính linh hoạt cho sản phẩm này có thể áp dụng lãi suất thả

nổi, hoặc là những khách hàng sử dụng sản phẩm sẽ được hưởng nhiều ưu đãi như điểm thưởng lãi suất, quà tặng dưới nhiều hình thức,… Ngoài ra, để đáp ứng nhu cầu sử dụng vốn trước hạn của khách hàng, ngân hàng có thể phát hành chứng chỉ tiền gửi dài hạn có thể chuyển nhượng.

Bố trí cán bộ làm công tác huy động vốn: Mặc dù huy động là phải trả lãi cho người gửi tiền, song ngân hàng cần phải huy động mới có vốn cho vay. Do đó ngân hàng cần xem đây là chiến lược lâu dài cho ngân hàng. Để thực hiện chiến lược này cần một nhân tố hết sức quan trọng chính là cán bộ phụ trách huy động vốn. Phong cách phục vụ của họ có tính chất ảnh hưởng rất lớn đối với quyết định của người gởi tiền. Cần tìm những người có những phẩm chất thật phù hợp để bố trí vào vị trí này. Với tư cách phẩm chất phù hợp thôi chưa đủ mà phải thường xuyên nâng cao trình độ tư vấn và kỹ năng bán hàng của nhân viên thông qua các lớp bồi dưỡng ngắn hạn. Từ đó, đảm bảo nhân viên có thể am hiểu một cách đầy đủ về các sản phẩm của ngân hàng và có thể giới thiệu đến khách hàng một cách hiệu quả nhất.

Ngân hàng chú ý thường xuyên phát động các đợt thi đua ngắn ngày về công tác huy động vốn, kịp thời biểu dương, khen thưởng tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác huy động vốn.

Đa dạng hóa sản phẩm huy động. Hiện nay, yêu cầu của khách hàng là ngày càng cao, xu hướng họ luôn muốn được hưởng nhiều lợi ích hơn. Để đáp ứng được các yêu cầu này đòi hỏi các sản phẩm của ngân hàng phải linh hoạt về các điều kiện, lãi suất,… Tăng cường thu hút lượng tiền gửi thanh toán. Mạnh dạng cung cấp các dịch vụ thu hộ, chi hộ,…

Tiếp tục xây dựng văn hóa kinh doanh Saigonbank chi nhánh Cà Mau. Để làm được điều này, đòi hỏi phải có sự đóng góp của toàn thể nhân viên và cần một khoảng thời gian nhất định. Văn hóa kinh doanh của mỗi ngân hàng là khác nhau. Vì vậy, trong thời đại bùng nổ thông tin như hiện nay thì việc làm này tạo nên sự khác

biệt cho Saigonbank chi nhánh Cà Mau và rất khó bị sao chép. Đây là một vấn đề rất rộng và trừu tượng. Ở đây, đề tài xin đề cập đến một số vấn đề chủ yếu sau:

+ Tác phong làm việc của nhân viên: Nhân viên phải đi làm đúng giờ quy định, phải thể hiện tinh thần trách nhiệm cao, sự yêu nghề, làm việc với lòng đam mê, hết việc không hết giờ.

+ Tinh thần tập thể: xây dựng một tập thể có quan hệ ứng xử chân thành qua nhận thức được khái niệm khách hàng nội nộ, có ý thức trách nhiệm chia sẽ, truyền đạt kiến thức kỹ thuật, công nghệ, kinh nghiệm quản lý, chuyên môn tác nghiệp để giải quyết, xử lý có hiệu quả các tình huống, sự cố phức tạp, khó khăn,

Một phần của tài liệu phân tích kết quả cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn công thương chi nhánh cà mau (Trang 68 - 80)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(80 trang)
w