5. Bố cục đề tài
2.4.1.1. Phân tích doanh số cho vay theo thời hạn
Bảng 3: Doanh số cho vay theo thời hạn tại Saigonbank chi nhánh Cà Mau 2009 -2011
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm Chênh lệch năm 2010 so với năm 2009 Chênh lệch năm 2011 so với năm 2010 2009 2010 2011 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Ngắn hạn 187.666 204.453 228.669 16.787 8,94 24.216 11,84 Trung hạn 17.654 8.060 11.090 (9.594) (54,34) 3.030 37,59
Dài hạn 1.835 810 5.970 (1.025) (55,85) 5.160 637,03 Tổng 207.155 213.323 245.729 6.168 2,97 32.406 15,19
(Nguồn: Phòng Kinh Doanh của Saigonbank chi nhánh Cà Mau)
Qua bảng số liệu cho thấy, doanh số cho vay tăng liên tục qua các năm. Doanh số cho vay năm 2010 tăng 2,97% so với năm 2009 và sang năm 2011 doanh số cho vay đạt 245.729 triệu đồng, tăng 15,19% so với năm 2010. Cà Mau đang từng ngày thay đổi và phát triển, số lượng doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh ngày càng tăng, hoạt động sản xuất kinh doanh có xu hướng mở rộng cả về quy mô lẫn lĩnh vực hoạt động. Thêm vào đó, cơ sở hạ tầng của tỉnh được chú trọng hơn, môi trường kinh doanh ngày càng thông thoáng, thu hút đầu tư hơn. Do đó, nhu cầu vốn trên địa bàn là rất lớn. Đây là một trong những nguyên nhân làm cho doanh số cho vay tăng trong giai đoạn này. Một nguyên nhân khác là do tác động của cơ chế cho vay với lãi suất thỏa thuận (lãi suất cho vay thỏa thuận đối với trung dài hạn theo Thông tư số 07/2010/TT-NHNN được áp dụng ngày 26/02/2010, lãi suất cho vay thỏa thuận đối với ngắn hạn theo Thông tư 12/2010/TT-NHNN được áp dụng ngày 14/04/2010). Theo đó, với cơ chế này đã thúc đẩy ngân hàng đẩy mạnh cho vay, bởi lẽ một mặt tạo điều kiện cho các NHTM chủ động xác định mức lãi suất cho vay dựa trên các yếu tố: chi phí vốn đầu vào của ngân hàng; mức độ rủi ro của từng khách hàng; lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh của họ và một số yếu tố liên quan khác. Sự phân hóa khách hàng sẽ diễn ra rõ hơn: Khách hàng có uy tín sẽ được hưỡng lãi suất thấp, còn khách hàng kém uy tín phải chịu lãi suất cao với mức độ khác nhau rõ rệt. Mặt khác, lãi suất “đầu ra” không có trần (cả ngoại tệ và VNĐ), nhưng “đầu vào” lại có trần (đối với VNĐ), thì lợi ích sẽ nghiêng về các NHTM (trong đó có Saigonbank chi nhánh Cà Mau) chứ không nghiêng về người gửi tiền và cũng không nghiêng về người vay. Ngoài ra, kể từ 01/09/2011 số tiền mà các nhà băng được phép cho doanh nghiệp, dân cư vay sẽ không còn bị giới hạn bởi tỷ lệ
80% vốn huy động (theo Thông tư 22/2011/TT-NHNN), một rào cản trong sử dụng vốn để cho vay được gỡ bỏ, đồng nghĩa với Saigonbank chi nhánh Cà Mau có thêm điều kiện để tận dụng các nguồn vốn để đẩy mạnh cho vay.
Xét về cơ cấu
Hình 3 - Biểu đồ thể hiện doanh số cho vay theo thời hạn tại Saigonbank chi nhánh Cà Mau 2009-2011
Cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao nhất và ngày càng tăng. Tỷ trọng luôn chiếm hơn 90% tổng doanh số cho vay. Doanh số cho vay ngắn hạn năm 2010 là 213.323 triệu đồng, tăng 8,94% so với năm 2009, sang năm 2011 kết quả đạt 228.669 triệu đồng, tăng 11,84% so với năm 2010. Có thể lý giải cho kết quả này như sau: Thứ nhất, ngành nghề sản xuất kinh doanh của khách hàng đa phần có chu kỳ ngắn hoặc ngân hàng thường tập trung cho vay ngắn hạn bổ sung vốn lưu động cho các đơn vị vay vốn sản xuất kinh doanh. Thứ hai, lạm phát ngày càng tăng kéo
theo lãi suất huy động biến động liên tục và có xu hướng tăng nên chỉ hấp dẫn người gởi tiền gởi ở các kỳ hạn ngắn, kết quả là vốn huy động của ngân hàng chủ yếu là ngắn hạn. Do vậy, để đảm bảo tính thanh khoản, ngân hàng cũng chủ yếu cho vay ngắn hạn. Hơn nữa, trong điều kiện khó khăn chung của nền kinh tế, cho vay ngắn hạn có vòng quay vốn nhanh và cập nhật lãi suất nhanh hơn nếu có điều chỉnh.
Năm 2010, doanh số cho vay trung và dài hạn giảm mạnh so với năm 2009 (giảm 55,85%). Nguyên nhân là do uy tín của ngân hàng chưa đủ thu hút sự quan tâm của khách hàng nên áp lực về vay vốn trung, dài hạn không cao. Mặt khác, do tính rủi ro cao mà ngân hàng rất thận trọng xem xét các khoản vay này và đa phần dự án của khách hàng đến xin vay không đủ sức thuyết phục ngân hàng cộng thêm ngân hàng chưa chủ động về nguồn vốn cho vay trung và dài hạn. Và cũng do lãi suất cho vay trung dài hạn của ngân hàng cao và có thời điểm cao hơn các ngân hàng khác trên cùng địa bàn khiến cho các doanh nghiệp khó tiếp cận nguồn vốn này của ngân hàng.
Sẽ là vấn đề rất lớn nếu ngân hàng tiếp tục ngại cho vay trung dài hạn. Bởi vốn ngắn hạn chủ yếu phục vụ cho sản suất kinh doanh lưu động, trong khi vốn trung dài hạn lại đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế của địa phương về lâu dài. Vốn trung dài hạn tắc, đầu tư phát triển cũng sẽ tắc theo và vô hình trung làm cản trở tăng trưởng kinh tế của địa phương. Vướng mắc sẽ được tháo gỡ từ từ, biểu hiện là sang năm 2011 doanh số cho vay trung dài hạn tăng lên rất cao so với năm 2010 (xem số liệu bảng 3). Lý do chủ yếu của sự gia tăng này là do dự án kinh doanh của khách hàng có sức thuyết phục cao đối với ngân hàng nên đã tranh thủ được nguồn vốn này của ngân hàng.
Tóm lại, ngân hàng chủ yếu tập trung cho vay ngắn hạn. Đây là điều tốt vì ngân hàng đã cho vay trong khả năng của mình, tránh được tình trạng lấy ngắn nuôi dài, tức đem vốn huy động có kỳ hạn ngắn cho vay trung và dài hạn. Để phân tích rõ hơn
doanh số cho vay, phần tiếp theo của đề tài sẽ tiến hành phân tích doanh số cho vay theo ngành kinh tế.