5. Bố cục đề tài
2.4.4.1. Phân tích nợ xấu theo ngành kinh tế
Bảng 10: Nợ xấu theo ngành kinh tế tại Saigonbank chi nhánh Cà mau 2009 – 2011
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm Chênh lệch
2010/2009
Chênh lệch 2011/2010
2009 2010 2011 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%)
Cho vay công nghiệp chế biến - - - - - - -
Xây dựng - - - -
Cho vay thương nghiệp, sửa chữa 1.729 339 - (1.390) (80,39) (339) (100,00)
Cho vay hoạt động phục vụ cá nhân công cộng - 270 223 270 100,00 (47) (17,40)
Ngành khác - - - -
Tổng 1.729 669 223 (1.060) (61,30) (446) (66,66)
Từ bảng số liệu trên cho thấy, nợ xấu cho vay của chi nhánh chỉ rơi vào hai ngành là cho vay thương nghiệp, sửa chữa và cho vay hoạt động phục vụ cá nhân công cộng. Mặc dù ngân hàng đã không lơ là, qua loa trong khâu xét duyệt cho vay nhưng bởi vì số lượng khách hàng đến với ngân hàng ngày càng đông trong khi lượng cán bộ tín dụng còn ít nên việc kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay cũng như thẩm định không thể tránh khỏi sơ sót. Do đặc điểm của ngành cho vay hoạt động phục vụ cá nhân công cộng là khả năng trả nợ của những khách hàng vay thuộc ngành này phụ thuộc vào khá nhiều yếu tố nên rất dễ phát sinh nợ xấu. Với sự nổ lực và quyết tâm của ban lãnh đạo cũng như tập thể nhân viên Saigonbank chi nhánh Cà Mau, nợ xấu đã được kiểm soát chặt chẽ với con số rất thấp. Các khoản nợ xấu này phát sinh chủ yếu là do nguồn thu nhập của khách hàng trở nên xấu đi do các nguyên nhân khách quan nên không đảm bảo trả được nợ vay.
Tóm lại, tình hình nợ xấu của ngân hàng trong giai đoạn 2009 -2011 có bước khởi sắc, ngân hàng cần tiếp tục phát huy hơn nữa để có thể đưa nợ xấu về mức tối thiểu nhằm khẳng định một chính sách tăng trưởng tín dụng vững chắc của ngân hàng, góp phần gia tăng lợi nhuận một cách ổn định.