5. Bố cục đề tài
2.4.3.2. Phân tích dư nợ theo ngành kinh tế
Bảng 8: Dư nợ theo ngành kinh tế tại Saigonbank CN Cà Mau 2009 – 2011
Chỉ tiêu Năm Chênh lệch
2010/2009
Chênh lệch 2011/2010
2009 2010 2011 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%)
Cho vay công nghiệp chế biến
5.007 4.024 4.300 (983) (19,63) 276 6,85
Xây dựng 18.102 18.942 15.607 840 4,64 3.335 (17,60)
Cho vay thương nghiệp,
sửa chữa 56.574 52.878 54.075 (3.696) (6,53) 1.197 2,26
Cho vay hoạt động phục vụ cá nhân công cộng
17.632 5.696 5.138 (11.936) (67,69) (558) (9,79)
Ngành khác 5.993 4.118 6.743 (1.875) (31,28) 2.625 63,74
Tổng 103.308 85.658 85.863 (17.650) (17,08) 205 0,23
Cho vay công nghiệp chế biến
Dư nợ cho vay công nghiệp chế biến không ổn định qua các năm. Năm 2010, dư nợ giảm 19,63% so với năm 2009, từ mốc 5.007 triệu đồng năm 2009 xuống còn 4.024 triệu đồng năm 2010, và sang năm 2011 lại tăng lên đạt 4.300 triệu đồng. Do công tác thu nợ của ngân hàng được thực hiện triệt để. Khách hàng sử dụng vốn đúng mục đích, hiệu quả, bắt nhịp kịp với những thay đổi của môi trường kinh doanh. Do vậy, dư nợ của ngành không tiềm ẩn những khoản nợ xấu trong ba năm qua. Tuy nhiên, kết quả này cho thấy, ngân hàng chưa mạnh dạng đầu tư cho ngành này.
Xây dựng
Đối với ngành xây dựng, dư nợ năm 2010 tăng 4,64%, tương đương tăng 840 triệu đồng, kết quả này nói lên rằng khách hàng ngày càng tạo được uy tín tốt đối với ngân hàng nên đã tranh thủ được nguồn vốn của ngân hàng, và lượng tiền cung cho ngành này tăng cũng góp phần làm phát triển cơ sở hạ tầng của địa phương. Mặc dù có những mặt tích cực là vậy nhưng dư nợ năm 2011 không tăng mà lại giảm so với năm 2010, giảm 17,6%, chỉ còn 15.607 triệu đồng. Do trong năm này các khách hàng chủ yếu là hoạt động cầm chừng, cố gắng hoàn tất những công trình đã khởi công xây dựng và hạn chế việc đấu thầu xây dựng các công trình mới do ngành này bị tác động khá mạnh từ những biến động bất lợi của thị trường bất động sản.
Cho vay thương nghiệp, sửa chữa
Đây là ngành có dư nợ chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng dư nợ theo ngành kinh tế (luôn chiếm trên 54%). Điều này chứng tỏ ngân hàng đã cho vay phù hợp với khả năng của mình và nhu cầu của xã hội. Bởi vì, Saigonbank chi nhánh Cà Mau có quy mô hoạt động cũng như uy tín khó có thể cạnh tranh với các ngân hàng đã có tên
tuổi từ lâu trên cùng địa bàn. Vì thế, hiện tại ngân hàng chỉ có thể tiếp cận và cung cấp vốn đến các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Trong khi đó, ngành này lại đa phần gồm các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đó chính là lý do ngân hàng lại bơm vốn cho ngành này nhiều như vậy.
Dư nợ đối với ngành năm 2010 giảm 6,53% so với năm 2009, đạt 52.878 triệu đồng. Năm 2011, dư nợ đối với ngành là 54.075 triệu đồng. Nhìn chung, dư nợ cho vay ngành này không có mức biến động lớn. Do trong khoảng thời gian này, các khoản vay hầu như chủ yếu là được giải ngân cho những khách hàng truyền thống, công việc kinh doanh của họ khá ổn định nên nhu cầu vốn không thay đổi nhiều. Do đó, dư nợ đối với ngành tăng chậm. Điều này thể hiện sự hạn chế về việc mở rộng cho vay của ngân hàng. Ngân hàng cần chú ý vì dư nợ của ngành có tính chất quyết định đến kết quả tổng dư nợ cho vay theo ngành kinh tế trong khi đối với ngành này ngân hàng có lợi thế cho vay hơn các ngành khác, mà dư nợ có cao (nhưng phải đảm bảo chất lượng) thì mới có hy vọng đạt lợi nhuận cao.
Cho vay hoạt động phục vụ cá nhân công cộng
Dư nợ cho vay hoạt động phục vụ cá nhân công cộng có xu hướng giảm qua ba năm (xem bảng 8). Lý do dư nợ hai năm 2010 và 2011 giảm so với năm 2009 là doanh số thu nợ ở hai năm này luôn lớn hơn doanh số cho vay. Ngoài ra cũng do ảnh hưởng chung của môi trường kinh doanh, rằng các NHTM năm 2011 đều hãm phanh dư nợ lĩnh vực phi sản xuất. Dư nợ đối với ngành giảm, điều này thể hiện tính cẩn thận của ngân hàng. Tuy nhiên, ngân hàng cũng cần cân nhắc bởi vì khá dễ dàng để ngân hàng tiếp cận lượng khách hàng ngành này, cho nên với một chính sách cho vay đúng đắn, phù hợp với nhu cầu thực tế của ngành này thì mạng lưới khách hàng của ngân hàng sẽ được mở rộng, từ đó giúp ngân hàng tranh thủ được lượng tiền gửi của những khách hàng này và thương hiệu của ngân hàng cũng được biết đến rộng rãi hơn.
Ngành khác
Dư nợ của ngành chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng dư nợ theo ngành kinh tế (chỉ chiếm dưới 8%). Do các lĩnh vực này còn kém phát triển trong giai đoạn này và số lượng khách hàng của ngành mà ngân hàng tiếp cận được còn hạn chế. Năm 2010, ngân hàng không dành khoản vốn nào cho ngành nên dư nợ của ngành giảm 31,28 % so với năm 2009. Sang năm 2011, dư nợ lại tăng lên đạt 6.743 triệu đồng, tăng 26,25 triệu đồng so với năm 2010, mặc dù đây là con số nhỏ nhưng tốc độ tăng lại khá cao, tăng 63,74%. Đóng góp cho sự gia tăng đáng kể này là khoản vay được giải ngân cho lĩnh vực nhà hàng và khách sạn có giá trị là 5.000 triệu đồng nhưng chưa thu hồi được đồng vốn nào.
Nhìn chung, đa phần vốn của Saigonbank chi nhánh Cà Mau chạy vào các lĩnh vực sản xuất - kinh doanh, phù hợp với xu hướng chung của nền kinh tế, góp phần phát triển kinh tế địa phương, giúp cho các chính sách tiền tệ của Nhà nước được thực hiện thành công. Tuy nhiên, để biết số vốn mà Saigonbank chi nhánh Cà Mau đã bơm ra lưu thông có đảm bảo chất lượng hay không thì cần phải xem xét con số nợ xấu của ngân hàng.