Phân tích tình hình huy động vốn của ngân hàng giai đoạn 2009 2011

Một phần của tài liệu phân tích kết quả cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn công thương chi nhánh cà mau (Trang 43 - 47)

5. Bố cục đề tài

2.3. Phân tích tình hình huy động vốn của ngân hàng giai đoạn 2009 2011

Nghiệp vụ huy động vốn tuy không mang lại lợi nhuận trực tiếp cho ngân hàng nhưng nó là nghiệp vụ rất quan trọng. Không có nghiệp vụ huy động vốn xem như không có hoạt động của NHTM. Để ngân hàng có thể thực hiện các hoạt động kinh doanh như cấp tín dụng và các dịch vụ ngân hàng khác thì thiết yếu ngân hàng phải huy động vốn từ khách hàng. Do vậy, huy động vốn có ý nghĩa rất quan trọng đối với ngân hàng. Kết quả huy động vốn của Saigonbank chi nhánh Cà mau được ghi nhận qua bảng số liệu sau:

Bảng 2: Tình hình huy động vốn tại Saigonbank chi nhánh Cà Mau 2009 – 2011

ĐVT: triệu đồng Hình thức huy động Năm Chênh lệch năm 2010 so với năm 2009 Chênh lệch năm 2011 so với năm 2010 2009 2010 2011 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Tiền gửi tổ chức kinh

tế và dân cư 12.309 4.228 3.065 (8.081) (65,65) (1.223) (28,92)

Tiền gửi tiết kiệm 77.749 59.502 50.616 (18.247) (23,46) (8.886) (14,93)

Tổng vốn huy động 92.088 64.210 53.681 (27.878) (30,27) (10.529) (16,39)

(Nguồn: Phòng Kinh Doanh của Saigonbank chi nhánh Cà Mau)

Qua bảng số liệu (bảng 2) cho thấy, vốn huy động của chi nhánh liên tục giảm qua các năm. Cụ thể, năm 2010 vốn huy động giảm 30,27% so với năm 2009, đạt 64.210 triệu đồng và sang năm 2011 con số này là 53,681 triệu đồng, giảm 16,39% so với năm 2010. Căn nguyên của sự sụt giảm này là do tình hình nền kinh tế có nhiều biến động ảnh hưởng trực tiếp đến công tác huy động vốn của ngân hàng. Lạm phát tăng cao nhưng các NHTM lại bị khống chế trần lãi suất huy động những tháng đầu năm 2010, cũng như việc đồng thuận của Hiệp hội ngân hàng về lãi suất huy động tối đa 11,2%/năm (áp dụng 05/07/2010), 11%/năm (áp dụng 15/10/2010) và 14%/năm (áp dụng 15/12/2010) nên không đảm bảo mức sinh lợi thực tế cho khách hàng, rất khó để thu hút lượng tiền nhàn rỗi này, từ đó hạn chế tính cạnh tranh trong việc huy động vốn của các NHTM và điển hình là Saigonbank chi nhánh Cà Mau. Bên cạnh việc ngân hàng có được lợi thế là nằm ngay trung tâm thành phố nhộn nhịp nhất tỉnh, thì cũng có mặt trái là mạng lưới các ngân hàng khá dày, số lượng chi nhánh,

phòng giao dịch ngày càng nhiều, mức độ cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng cao đặc biệt là cạnh tranh về lãi suất. Trong bối cảnh đó, chi nhánh chấp hành nghiêm túc trần lãi suất huy động nên kết quả huy động vốn khó có thể đạt được như mong đợi là lẽ đương nhiên. Điều này cũng phần nào cho thấy hoạt động kinh doanh nói chung và công tác huy động vốn nói riêng của ngân hàng rất nhạy cảm với biến động của nền kinh tế.

Xét về cơ cấu

Tiền gửi tổ chức kinh tế và dân cư: Từ bảng số liệu cho thấy, mức đóng góp

của hình thức huy động này chưa tích cực, dưới 13,36% so với tổng vốn huy động qua các năm và có xu hướng giảm dần. Điều này chứng tỏ ngân hàng còn bỏ ngõ, chưa quan tâm đúng mức hình thức huy động này. Tuy rằng, người dân nơi đây vẫn còn thói quen giao dịch bằng tiền mặt, vẫn còn nặng tâm lý ngại giao dịch với ngân hàng, nhưng ngân hàng nên tìm giải pháp nhằm tăng cường kênh huy động này, mặc dù nó thiếu tính ổn định nhưng nếu ngân hàng có chính sách quản lý tốt thì lợi ích mà hình thức huy động này mang lại là không nhỏ. Năm 2010, tiền gửi từ các tổ chức kinh tế giảm mạnh từ 12.309 triệu đồng vào năm 2009 xuống còn 4.228 triệu đồng, giảm 65,65%. Kết quả này cũng có nguyên do, có sự xuất hiện của các kênh đầu tư đầy hấp dẫn trong thời gian này. Đơn cử như thị trường vàng ngày càng nóng, giá vàng liên tục tăng, hơn nữa tâm lý cất trữ vàng của người Việt Nam đã ăn sâu vào tiềm thức, việc quy đổi tài sản theo giá trị của vàng đã trở thành thói quen lâu đời và đã được người Việt Nam lựa chọn là phương tiện đo lường, trao đổi từ thế kỷ này qua thế kỷ khác. Do đó, trong điều kiện nền kinh tế gặp nhiều khó khăn thì việc lựa chọn kênh đầu tư này càng tăng thêm.

Tiền gửi tiết kiệm: hình thức huy động này chiếm tỷ lệ cao nhất luôn trên 84%

qua ba năm. Đây là hình thức huy động truyền thống và chủ yếu của các ngân hàng thương mại nói chung và Saigonbank chi nhánh Cà Mau nói riêng. Toàn bộ vốn huy động của ngân hàng đều có kỳ hạn, điều đó thể hiện tính ổn định và vững chắc của

nguồn vốn, góp phần làm tăng tính chủ động của ngân hàng trong việc sử dụng vốn, song chỉ tập trung ở các kỳ hạn ngắn từ 1 – 3 tháng do lãi suất luôn biến động. Do đó, về lâu dài cần phải có biện pháp mở rộng sang các kỳ hạn dài hơn để đảm bảo nguồn vốn tài trợ cho các dự án trung, dài hạn và gián tiếp làm giảm lượng vốn điều hòa từ Hội sở. Nhìn chung, ngân hàng đã nhận thức được tầm quan trọng và có sự nỗ lực khai thác kênh huy động này, bằng chứng là ngân hàng cung cấp nhiều chương trình huy động vốn hấp dẫn, tiếp thị, quảng cáo… Tuy nhiên, tiền gửi tiết kiệm năm 2010 giảm 23,46% (tương đương 18.247 triệu đồng) so với năm 2009, sang năm 2011 lại tiếp tục giảm chỉ đạt 50.616 triệu đồng. Xuất phát từ nhiều lý do, chỉ số giá tiêu dùng (CPI), giá vàng tăng mạnh từ những tháng cuối năm 2010 và áp lực tỷ giá hối đoái làm cho việc huy động nguồn vốn tiết kiệm (đặc biệt bằng VND) gặp nhiều khó khăn. Giá vàng tăng, người dân rút tiết kiệm để đầu tư vàng thay vì gửi tiết kiệm tại ngân hàng. Biến động tỷ giá ngoại tệ và thông tin các vụ vỡ nợ trên phạm vi cả nước cũng như tại tỉnh Cà Mau thời gian vừa qua cũng ảnh hưởng rất nhiều đến công tác huy động vốn của chi nhánh. Một lý do khác là, trình độ, nhận thức và yêu cầu của người dân địa phương ngày càng được nâng lên, họ có xu hướng muốn đồng vốn của họ sinh lợi nhiều hơn chứ không chỉ đơn thuần là chỉ gởi tiết kiệm, cho nên một lượng lớn tiền nhàn rỗi đã chạy sang các kênh đầu tư khác.

Kỳ phiếu: Kỳ phiếu do tính chất của nó mà không có tính ổn định qua từng thời

kỳ. Thông thường, kỳ phiếu được phát hành theo từng đợt chứ không liên tục như tiền gởi tiết kiệm hay tiền gửi của các tổ chức kinh tế. Việc phát hành kỳ phiếu ở ngân hàng là tùy theo nhu cầu và mục đích của việc đầu tư, khi có phát sinh nhu cầu thì ngân hàng mới phát hành nên có sự biến động lớn giữa các năm. Giá trị kỳ phiếu ngân hàng huy động năm 2010 là 480 triệu đồng, giảm đáng kể so với năm 2009, giảm 76,35%, tương đương 1.550 triệu đồng và sang năm 2011 ngân hàng đã không sử dụng kênh huy động này.

Nhận thấy, công tác huy động vốn của ngân hàng giai đoạn này khá khó khăn. Đòi hỏi ngân hàng cần phải nỗ lực hơn nữa để có thể cải thiện tình hình huy động vốn trong thời gian tới. Bởi vì, nghiệp vụ huy động vốn được thực hiện tốt thì mới đảm bảo có đủ nguồn vốn tài trợ cho hoạt động của ngân hàng. Và một trong các hoạt động đó chính là cho vay. Huy động vốn và cho vay có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, có huy động mới có cho vay và có cho vay thì mới cần huy động. Với tình hình huy động vốn như vậy thì kết quả cho vay của Saigonbank chi nhánh Cà Mau trong giai đoạn này như thế nào? Phần kế tiếp của đề tài sẽ đề cập đến vấn đề này.

Một phần của tài liệu phân tích kết quả cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn công thương chi nhánh cà mau (Trang 43 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(80 trang)
w