Phân tích doanh số cho vay theo ngành kinh tế

Một phần của tài liệu phân tích kết quả cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn công thương chi nhánh cà mau (Trang 51 - 54)

5. Bố cục đề tài

2.4.1.2. Phân tích doanh số cho vay theo ngành kinh tế

Bảng 4: Doanh số cho vay theo ngành kinh tế tại Saigonbank chi nhánh Cà Mau 2009 – 2011 ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm Chênh lệch năm 2010 so với năm 2009 Chênh lệch năm 2010 so với năm 2009 2009 2010 2011 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%)

Cho vay công nghiệp chế biến

9.385 10.400 7.700 1.015 10,81 (2.700) (25,96)

Xây dựng 15.080 24.210 24.180 9.130 60,54 (30) (0,12)

Cho vay thương nghiệp, sửa chữa

145.008 158.592 192.865 13.584 9,36 34.273 21,61

Cho vay hoạt động phục

vụ cá nhân công cộng 32.778 20.121 15.754 (12.657) (38,61) (4.367) (21,70)

Ngành khác 4.904 - 5.230 (4.904) (100,00) 5.230 100,00

Tổng 207.155 213.323 245.729 6.168 2,97 32.406 15,19

(Nguồn: Phòng Kinh Doanh của Saigonbank chi nhánh Cà Mau)

Ngân hàng cho vay công nghiệp chế biến chủ yếu là công nghiệp chế biến thủy sản, sản xuất nước đá, nước lọc,… Năm 2010, nhiều doanh nghiệp ngành này đã đầu tư đổi mới công nghệ, chế biến các sản phẩm có giá trị gia tăng cao, tập trung nâng cao năng lực chế biến, tạo bước đột phá mới về chất lượng, tạm ngừng đầu tư xây dựng mới nhà máy chế biến, tập trung nâng cấp, thay thế các thiết bị lạc hậu, công nghệ cũ có mức tiêu hao nguyên vật liệu cao. Nhận thấy tiềm năng phát triển của ngành cao và đang có nhu cầu vốn nên ngân hàng đã tăng vốn cho vay đối với ngành này. Cụ thể, doanh số cho vay công nghiệp chế biến của chi nhánh năm 2010 đạt 10.400 triệu đồng, tăng 10,81% so với năm 2009. Thế nhưng sang năm 2011, doanh số cho vay ngành này chỉ đạt 7.700 triệu đồng, giảm 25,96% so với năm 2010. Lý do là năm 2011 lãi suất cho vay của ngân hàng khá cao khiến cho các khách hàng thuộc ngành này ngại vay vốn vì lo sẽ ảnh hưởng xấu đến kết quả kinh doanh của họ. Cho vay công nghiệp chế biến chiếm tỷ trọng khiêm tốn (dưới 5%) trong tổng doanh số cho vay theo ngành kinh tế.

Xây dựng

Ngành xây dựng là một ngành kinh tế thâm dụng vốn, những nguyên liệu ban đầu của nó là những tài sản nặng vốn và chi phí cố định của ngành khá cao. Doanh số cho vay ngành này của chi nhánh năm 2010 tăng cao so với năm 2009, tăng 60,54%, đạt 24.210 triệu đồng. Cà Mau đang trên đà phát triển, mức sống người dân được nâng lên, lấy phát triển đô thị làm tiêu điểm, thu hút đầu tư trong và ngoài tỉnh, nhiều doanh nghiệp, công ty được thành lập, tỉnh có nhu cầu đầu tư vào các công trình như cầu cống, đường sá,… đã tạo điều kiện cho ngành xây dựng của tỉnh phát triển do nhu cầu xây dựng được mở rộng. Nhờ đó, lợi nhuận của ngành sẽ khả quan. Nếu khách hàng kinh doanh có lợi nhuận thì khả năng thu hồi vốn của ngân hàng sẽ cao. Đây chính là nguyên nhân khiến cho chi nhánh bơm vốn cho ngành này tăng hơn năm 2009. Sang năm 2011, doanh số cho vay giảm nhẹ, xuống còn 24.180 triệu đồng. Kết quả này do ảnh hưởng chung của bối cảnh nền kinh tế khó khăn, đặc biệt

là sự đóng băng của thị trường bất động sản nên ngân hàng phải cân nhắc kỹ doanh số cho vay ngành này.

Cho vay thương nghiệp, sửa chữa

Doanh số cho vay ngành này chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng doanh số cho vay (luôn chiếm hơn 69%) và ngày càng tăng qua các năm. Cụ thể, doanh số cho vay ngành này năm 2010 là 158.592 triệu đồng, tăng 9,36%, tương đương tăng 13.584 triệu đồng so với năm 2009, và năm 2011 tiếp tục tăng đạt 192.865 triệu đồng, tăng 21,61% so với năm 2010. Sở dĩ, kết quả như vậy là vì địa bàn hoạt động chủ yếu của Saigonbank chi nhánh Cà Mau là Thành phố Cà Mau – trung tâm thương mại của tỉnh, là nơi có dân số đông và công việc buôn bán kinh doanh diễn ra náo nhiệt nhất tỉnh. Hơn nữa, với đặc điểm là mua đi bán lại hàng hóa nên chu kỳ kinh doanh của ngành không chịu ảnh hưởng nhiều từ biến động của nền kinh tế, các khách hàng có kinh nghiệm trong nghề nhiều năm, có khả năng tài chính cũng như hiệu quả kinh doanh khá tốt, có uy tín cao đối với ngân hàng nên ngân hàng đã mạnh dạng cho vay nhiều ngành này.

Cho vay hoạt động phục vụ cá nhân, công cộng

Doanh số cho vay ngành này chiếm tỷ trọng cao thứ hai trong tổng doanh số cho vay theo ngành kinh tế và có xu hướng giảm liên tục qua các năm. Doanh số cho vay ngành này năm 2009 là 32.788 triệu đồng, nhưng sang năm 2010 giảm 38,61% và sang năm 2011 lại tiếp tục giảm xuống còn 15.754 triệu đồng. Chi nhánh chỉ chú trọng đến việc mở rộng cho vay đối với những khách hàng có nguồn trả nợ và tài sản đảm bảo chắc chắn, đồng thời tiếp tục duy trì mối quan hệ tín dụng với những khách hàng truyền thống của ngân hàng, không cho vay theo số lượng, tiến hành sàng lọc thật kỹ khách hàng trước khi quyết định cho vay nhằm giảm thiểu rủi ro trong hoạt động cho vay của ngân hàng. Do đó, ngân hàng không thể giải ngân khi khách hàng không đáp ứng được các yêu cầu. Từ đó, ảnh hưởng đến doanh số cho vay của ngành này. Ngoài ra trong thời gian này, do ảnh hưởng chủ trương của

Chính phủ là phải hạn chế bơm vốn vào lĩnh vực phi sản xuất nên việc tăng doanh số cho vay ngành này là vấn đề hết sức khó khăn.

Ngành khác

Ngoài các ngành vừa phân tích ở trên thì ngân hàng còn mở rộng cho vay sang các lĩnh vực như: nhà hàng và khách sạn, vận tải kho bải và thông tin liên lạc, các hoạt động liên quan kinh doanh tài sản và dịch vụ tư vấn. Điều này cho thấy ngân hàng đã phát huy được thế mạnh của mình, tầm nhìn hướng tới cung cấp vốn đa ngành nghề, đa lĩnh vực chứ không chỉ mở rộng cho vay trên phương diện quy mô. Tuy nhiên, do các lĩnh vực này khá nhạy cảm với biến động của thị trường nên doanh số cho vay của ngân hàng đối với ngành không ổn định qua các năm. Điều này được minh chứng rằng, doanh số cho vay năm 2009 là 4.904 triệu đồng nhưng sang năm 2010 ngân hàng không giải ngân bất cứ một món vay nào cho ngành này, và sang năm 2011 thì doanh số cho vay lại đạt 5.230 triệu đồng. Và cũng do là những lĩnh vực còn khá mới mẽ với ngân hàng nên chiếm tỷ trọng rất thấp trong tổng doanh số cho vay theo ngành kinh tế (chỉ chiếm dưới 3%).

Một phần của tài liệu phân tích kết quả cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn công thương chi nhánh cà mau (Trang 51 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(80 trang)
w