5. Bố cục đề tài
2.4.3.1. Phân tích dư nợ theo thời hạn
Bảng 7: Dư nợ theo thời hạn tại Saigonbank chi nhánh chi nhánh Cà Mau 2009 - 2011 ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm Chênh lệch năm 2010 so với năm 2009 Chênh lệch năm 2011 so với năm 2010 2009 2010 2011 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Ngắn hạn 82.630 66.221 61.235 (16.409) (19,85) (4.986) (7,52) Trung hạn 18.673 17.264 16.952 (1.049) (7,54) (312) (1,80) Dài hạn 2.005 2.173 7.676 168 8,37 5.503 253,24 Tổng 103.308 85.658 85.863 (17.650) (17,08) 205 0,23
(Nguồn: Phòng Kinh Doanh của Saigonbank chi nhánh Cà Mau)
Tổng dư nợ năm 2010 so với năm 2009 không tăng mà lại giảm, giảm 17,08% tương đương 17.650 triệu đồng, nói rõ hơn là dư nợ 2010 đạt 85.658 triệu đồng. Có nhiều nguyên nhân, cụ thể: Theo quy định, chi nhánh tự cân đối nguồn vốn để cho vay, cho vay tối đa không quá 80% nguồn vốn huy động; lãi suất cho vay của ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương chi nhánh Cà Mau có thời điểm cao hơn so với một số ngân hàng trên cùng địa bàn; mặt khác, sau khủng hoảng năm 2009, tình hình sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh còn nhiều khó khăn, một số vụ, việc lừa đảo phát sinh, do đó chi nhánh phải lựa chọn khách hàng tốt để cho vay, và chính điều này cũng tồn tại mặt trái là ngân hàng đã bỏ lỡ các phương án, dự án sản xuất – kinh doanh khả thi; và một thực tế khác khiến dư nợ năm 2010 giảm so với năm trước là doanh số cho vay thấp hơn doanh số thu nợ do khách hàng trả trước hạn, giảm hạn mức tín dụng do rút bớt tài sản đảm bảo.
Sang năm 2011, tình hình dư nợ không mấy thay đổi so với năm 2010, chỉ tăng 0,23%, đạt mức 85.863 triệu đồng. Nguyên nhân chính là do tác động của Nghị quyết 11 của Chính phủ, trong đó có đề cập đến vấn đề tăng trưởng dư nợ tín dụng năm 2011 không quá 20%. Bên cạnh đó, do chi nhánh chủ yếu cho vay ngắn hạn và đã thu hồi nợ nhanh nên dư nợ khá ổn định so với năm trước. Mặc dù, đảm bảo được tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng theo quy định, thể hiện tính cẩn trọng cao và
hướng đi chậm mà chắc của ngân hàng trong cho vay. Thế nhưng, cần phải cải thiện kết quả này trong thời gian tới, vì thu nhập của ngân hàng chủ yếu là từ hoạt động cho vay cho nên việc mở rộng quy mô tín dụng là điều hết sức cần thiết.
Xét về cơ cấu, dư nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao nhất và thấp nhất là dư nợ dài hạn. Điều này cũng dễ hiểu bởi vì doanh số cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao nhất. Dư nợ ngắn hạn và trung hạn có xu hướng giảm qua các năm do ở hai khoản mục này có tốc độ tăng doanh số cho vay thấp hơn tốc độ tăng doanh số thu nợ.