Một số đặc điểm giáo dục THCS huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội năm học 2011- 2012

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động dạy học ở các trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện chương mỹ, thành phố hà nội (Trang 43 - 46)

Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CHƯƠNG MỸ THÀNH PHỐ HÀ NỘI

2.2. Một số đặc điểm giáo dục THCS huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội…

2.2.2. Một số đặc điểm giáo dục THCS huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội năm học 2011- 2012

- Toàn huyện có 37 trường THCS gồm 34 trường công lập, 3 trường dân lập với 616 lớp tổng số 16.560 HS. Chương Mỹ là một huyện ven nội thành có tốc độ đô thị hóa nhanh, điều kiện phương tiện giáo dục tốt, chất lượng và hiệu quả giáo dục so với mặt bằng chung của toàn thành phố xếp loại khá chất lƣợng đại trà của HS THCS năm học 2011 – 2012.

- Về đạo đức:

Tốt: 12.244 = 74 % Khá: 3.784 = 22,7 % Trung bình: 491 = 3,0 %

Yếu: 41 = 0,3 %

- Về văn hóa:

Giỏi: 4568 = 27,5 %

Khá: 6246 = 37,8%

Trung bình: 4701 = 28,3 %

Yếu: 916 = 5,5 %

Kém: 129 = 0,9 %

Tỷ lệ HS đƣợc xét công nhận tốt nghiệp là: 98,7%.

HS giỏi đạt giải cấp thành phố là: 75 Em HS đạt giải trong đó có 8 em giải nhất, 19 em đạt giải nhì, 34 em đạt giải ba và 14 em đạt giải khuyến khích.

39

Chất lƣợng GV dạy giỏi đƣợc Sở GD&ĐT xếp loại GV dạy giỏi cấp thành phố môn GDCD và Anh văn là: 02 đ/c đạt giải nhất, 03 đ/c đạt giải nhì, 01 đ/c đạt giải ba, 03 đ/c đạt giải khuyến khích.

Ưu điểm

Tổng số CBQL có 78 người tất cả đã qua bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý, nhiều đồng chí đã có thâm liên lâu năm về làm quản lý, do đó có bề dầy về kinh nghiệm và vững vàng trong công tác quản lý, có nhiều điều kiện để nâng cao chất lƣợng về giáo dục.

Tổng số GV có: 1268 người trong đó có: 1062 người là nữ chiếm tỷ lệ: 83,7 % đây là một trong thế mạnh của bậc giáo dục THCS.

GV có trình độ đại học là 905 đạt: 71,3 %, trình độ cao đẳng là 363 đạt 28,7

%, trình độ trung cấp không có.

Để phấn đấu đội ngũ GV đạt chuẩn và trên chuẩn, hầu hết các trường hiện nay đều có kế hoạch cử GV đi học đại học để nâng cao trình độ chuyên môn, đáp ứng cho sự nghiệp đổi mới giáo dục.

Chất lƣợng đội ngũ GV đƣợc nâng lên năm học 2011 – 2012 toàn huyện đã có 73 đồng chí đạt GV dạy giỏi cấp huyện trên tổng số 231 đồng chí ở các trường đăng ký dự thi, trong đó có 5 đồng chí đạt GV dạy giỏi cấp thành phố ở hai môn giáo dục công dân và Anh văn, do Bộ GD&ĐT phát động, phong trào viết sáng kiến kinh nghiệm và làm đồ dùng dạy học tương đối tốt, đã áp dụng vào giảng dạy thu được nhiều kết quả: 92 sáng kiến kinh nghiệm xếp loại A cấp huyện gửi về thành phố (có 91 sáng kiến kinh nghiệm được thành phố cấp giấy chứng nhận khen thưởng) và 65 đồ dùng dạy học đƣợc xếp loại cấp thành phố.

Về cơ sở vật chất: có 07 trường: THCS Đông Sơn, THCS Nam Phương Tiến, THCS Phụng Châu, THCS Thụy Hương, THCS Xuân Mai A, THCS Thị trấn Chúc Sơn, THCS Lam Điền được công nhận trường chuẩn quốc gia, giai đoạn 2011 – 2015 và 6 trường THCS Xuân Mai B, THCS Nam Phương Tiến A, THCS Ngô Sỹ Liên, THCS Tiên Phương, THCS Ngọc Sơn, THCS Thủy Xuân Tiên, phòng GD&ĐT đang đề nghị Sở GD&ĐT Hà Nội về kiểm tra và xét công nhận đạt trường chuẩn quốc gia.

40

Công tác xã hội hóa giáo dục phát triển mạnh, các chi bộ Đảng, đoàn thanh niên hoạt động tốt, có chất lƣợng. Hội khuyến học của các xã hoạt động tốt nâng cao cho chất lƣợng và hiệu quả của giáo dục.

Hạn chế

Đội ngũ GV tương đối đầy đủ nhưng chưa đồng bộ (lại thiếu ở một số môn học, sinh vật, địa lý, GDCD, công nghệ,… nhận thức của GV THCS về đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới giáo dục THCS còn chưa đồng đều ở các trường).

Do đó chất lƣợng giáo dục toàn diện còn chƣa đạt kết quả nhƣ mong muốn

Việc quản lý hoạt động sử dụng trang thiết bị dạy học, cơ sở vật chất trường học cho GV và HS còn nhiều hạn chế.

Một số trường còn thiếu các phòng chức năng như: phòng thí nghiệm, thư viện, chuyên đề, phòng học nhạc, phòng học họa, phòng học tiếng Anh làm ảnh hưởng về chất lượng giáo dục toàn diện. Một số trường đã được đầu tư trang bị đầy đủ thì các phòng chức năng lại khai thác sử dụng đạt hiệu quả chƣa cao.

Việc quản lý đánh giá, xếp loại GV thông qua hồ sơ, dự giờ ngày công, hội giảng, sinh hoạt chuyên môn, nhiều nơi còn biểu hiện hình thức, lại chƣa tuyên dương khen thưởng kịp thời làm hạn chế động lực thúc đẩy sự sáng tạo, nhiệt tình trong quá trình của hoạt động dạy học.

Việc đánh giá chất lƣợng học tập văn hóa của HS còn thiếu chỉ đạo kiểm soát chặt chẽ và trao đổi thường xuyên trong nhóm tổ, do đó cũng chưa đảm bảo thực chất, chƣa phát huy cao tính tích cực chủ động sáng tạo trong học tập của HS.

Những hạn chế trên đã ảnh hưởng đến nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho HS cấp THCS. Để khắc phục hạn chế trên đòi hỏi sự nỗ lực phấn đấu của HT các trường THCS trong toàn huyện ngày một nâng cao biện pháp quản lý hoạt động dạy để chỉ đạo dạy và học tốt hơn. Ngoài ra đòi hỏi có sự quan tâm, chỉ đạo đồng bộ hơn nữa của các cấp các ngành trong toàn huyện.

Nguyên nhân của những hạn chế và yếu kém

Đội ngũ CBQL phòng, các trường còn có một số hạn chế trong nhận thức chưa chuyển biến kịp với sự thay đổi nhanh chóng và những yêu cầu đòi hỏi của sự phát triển xã hội, kiểm tra, đánh giá chƣa đƣợc kiểm soát chặt chẽ còn mang tính hình thức.

41

Ý thức trách nhiệm, lương tâm nghề nghiệp của một bộ phận cán bộ, GV giảm sút làm nảy sinh các tiêu cực, và có sức ì lớn làm cản trở quá trình đổi mới giáo dục.

Cơ sở vật chất trường học chưa đáp ứng được các yêu cầu, mục tiêu nội dung giáo dục toàn diện cho HS ở các bậc học đặc biệt là với chương trình đổi mới giáo dục phổ thông và phương pháp dạy học hiện nay.

Nền kinh tế địa phương còn chưa thực sự phát triển dẫn đến đời sống của đại bộ phận nhân dân còn gặp nhiều khó khăn nên việc huy động nguồn lực đóng góp cho giáo dục chƣa đƣợc nhiều.

Những tồn tại yếu kém trên đặt ra cho các cấp lãnh đạo, các nhà quản lý giáo dục phải cần sớm đề ra các giải pháp quản lý hữu hiệu nhằm khắc phục nhanh chóng những hạn chế để có thể đáp ứng đƣợc với yêu cầu nguồn nhân lực của sự phát triển kinh tế – xã hội .

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động dạy học ở các trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện chương mỹ, thành phố hà nội (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)