Quản lý hoạt động học tập của HS

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động dạy học ở các trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện chương mỹ, thành phố hà nội (Trang 30 - 33)

Hoạt động học tập của HS là một hoạt động tồn tại song song với hoạt động dạy của ngƣời thầy. Do vậy quản lý hoạt động học của HS có vai trò hết sức quan trọng trong quy trình quản lý chất lƣợng dạy học. Các nội dung quản lý hoạt động học của HS bao gồm:

- Quản lý nề nếp, động cơ, thái độ học tập của HS

Nề nếp học tập, kỷ luật học tập của HS là những quy định cụ thể về thái độ, hành vi ứng xử của người HS nhằm làm cho hoạt động học tập diễn ra có hiệu

26

quả. Nề nếp, thái độ học tập của HS sẽ quyết định nhiều đến hiệu quả học tập, vì vậy ngƣời QL và GV cần xây dựng đƣợc những nề nếp học tập sau đây:

+ Phải xây dựng cho HS có động cơ, thái độ học tập đúng đắn, chuyên cần, chăm chỉ, có nề nếp học bài và làm bài đầy đủ. Ngƣời GV phải là ngƣời giúp các hƣớng tới những ƣớc mơ, hoài bão, sống có lý tƣởng, từ đó các em sẽ xác định cho mình động cơ, thái độ học tập đúng mực.

+ Giúp HS có những thói quen, nề nếp trong những hoạt động ở nhà trƣờng cũng nhƣ những nơi sinh hoạt văn hóa…

+ Có ý thức sử dụng, bảo quản và chuẩn bị đồ dùng học tập.

+ Có ý thức tự phấn đấu rèn luyện, tu dƣỡng đạo đức, tự hoàn thiện mình.

- Quản lý việc giáo dục phương pháp học tập cho HS

Phƣơng pháp học tập là yếu tố quyết định chất lƣợng học tập của ngƣời học, vì vậy việc quản lý, giáo dục phƣơng pháp học tập cho HS cần phải đạt đƣợc những yêu cầu tối thiểu sau:

+ Làm cho HS nắm đƣợc phƣơng pháp, kỹ năng chung của hoạt động học tập, kỹ năng học tập phù hợp với từng bộ môn.

+ Giúp HS có phƣơng pháp học tập ở lớp. + Giúp HS có phƣơng pháp tự học ở nhà.

- Quản lý các hoạt động học tập, vui chơi giải trí.

Đây là yêu cầu quan trọng đối với ngƣời HT trong việc quản lý các hoạt động học tập của HS. Các hoạt động học tập, vui chơi giải trí phải đƣợc tổ chức một cách hợp lý, phù hợp với sự phát triển tâm lý, sức khỏe của HS.

- Quản lý việc phân tích đánh giá kết quả học tập của HS

Phân tích, đánh giá kết quả học tập của HS là yêu cầu cần thiết trong quản lý của HT. Điểm số của HS phải đƣợc cập nhật, các bài kiểm tra viết phải đƣợc trả cho HS đúng thời gian quy định của ngành giáo dục, mỗi bài kiểm tra trƣớc khi công bố điểm GV phải xem xét kỹ lƣỡng, có lời nhận xét, phát hiện các lỗi khi HS mắc phải, chữa tại lớp để rút kinh nghiệm. Phát hiện những bài làm có ý tƣởng hay, mới, biểu dƣơng những bài làm có kết quả tốt.

Căn cứ vào sổ điểm của lớp, công tác dự giờ thăm lớp, HT, PHT, tổ trƣởng chuyên môn phân tích đánh giá kết quả học tập của HS thƣờng xuyên hàng tuần,

27

hàng tháng từ đó có sự so sánh để thấy đƣợc sự chuyển biến của chất lƣợng giáo dục trong nhà trƣờng. Nội dung cần tập trung chủ yếu vào những vấn đề sau:

+ Tình hình thực hiện nề nếp học tập, tinh thần thái độ học tập, sự chuyên cần và tính kỷ luật trong học tập.

+ Kết quả học tập các môn học, điểm số, tiến độ kiểm tra của GV theo phân phối chƣơng trình, số lần điểm/môn, nhận xét đánh giá của GV bộ môn phụ trách về mức độ tiến triển kết quả học tập của HS.

+ Chất lƣợng học tập của HS ở các môn học, các yêu cầu, kỹ năng đạt đƣợc của HS ở các môn học

+ Những kết quả sau khi phân tích sẽ giúp cho HT thấy rõ thêm hoạt động dạy học, trên cơ sở đó có những quyết định quản lý kịp thời chính xác.

- Phối hợp các lực lượng giáo dục khác, trong và ngoài nhà trường quản lý hoạt động học tập của HS.

Hoạt động học tập của HS diễn ra trong không gian và thời gian tƣơng đối rộng, bao gồm chủ yếu là học tập trên lớp và ở nhà. Vì vậy HT cần phải tổ chức phối hợp giữa GV chủ nhiệm lớp, tổng phụ trách Đội, bí thƣ Đoàn thanh niên, gia đình HS, nhằm đƣa hoạt động học tập của HS vào nề nếp chặt chẽ ngay từ trong nhà trƣờng, lớp rồi đến gia đình.

Sự phối hợp giữa gia đình- nhà trƣờng- xã hội là một hoạt động rất cần thiết. Điều này giúp chúng ta thống nhất đƣợc phƣơng pháp giáo dục, có đƣợc thông tin phản hồi, về tình hình học tập của các em.

Quản lý hoạt động học tập của HS là một yêu cầu không thể thiếu và có vai trò quan trọng trong hoạt động quản lý giáo dục. Nếu quản lý tốt đối tượng này sẽ tạo được ý thức tự giác trong học tập, rèn luyện tu dưỡng, các em sẽ có thái độ học tập, xác định được động cơ học tập đúng đắn, từ đó góp phần vào nâng cao hiệu quả hoạt động dạy học trong nhà trường nói riêng và thực hiện mục tiêu giáo dục đề ra nói chung.

1.4.3. Quản lý cơ sở vật chất trang thiết bị - kỹ thuật phục vụ dạy học

Cơ sở vật chất là điều kiện tiên quyết để nhà trƣờng hình thành và đi vào hoạt động, là điều kiện không thể thiếu đƣợc trong quá trình nâng cao chất lƣợng đào tạo. Cơ sở vật chất- kỹ thuật phục vụ dạy và học của nhà trường là hệ thống

28

các phương tiện vật chất,trang thiết bị kỹ thuật được sử dụng để phục vụ cho việc dạy học của nhà trường (trường sở, phòng học, bàn ghế, phòng học bộ môn, thư viện, phòng thí nghiệm,…).

Việc quản lý cơ sở vật chất trong nhà trƣờng phải đảm bảo đƣợc các yêu cầu cơ bản là:

+ Phải đảm bảo đầy đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật phục vụ dạy và học.

+ Cơ sở vật chất phải đƣợc sử dụng có hiệu quả trong nhà trƣờng.

+ Tổ chức quản lý tốt việc sử dụng, bảo quản, đầu tƣ mới cơ sở vật chất trong nhà trƣờng.

Nội dung quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị trong nhà trƣờng, bao gồm: - Quản lý trƣờng lớp, phòng học, bàn ghế, bảng.

- Quản lý các trang thiết bị phục vụ dạy học, hoạt động của các phòng học bộ môn, phòng chức năng.

- Quản lý thƣ viện trƣờng học, sách báo, tài liệu. - Quản lý đồ dùng học tập của HS…vv.

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động dạy học ở các trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện chương mỹ, thành phố hà nội (Trang 30 - 33)