Nguyên tắc đề xuất biện pháp quản lý

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động dạy học ở các trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện chương mỹ, thành phố hà nội (Trang 83 - 85)

2.5.2 .Về tồn tại trong quản lý hoạt động dạy học

3.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp quản lý

3.1.1. Đảm bảo tính pháp lý của các biện pháp

Biện pháp quản lý hoạt động dạy học ở các trƣờng trung học sơ sở trên địa bàn huyện Chƣơng Mỹ, thành phố Hà Nội phải thể hiện và cụ thể hóa đƣờng lối, phƣơng châm giáo dục của Đảng và Nhà nƣớc, phù hợp với chế định giáo dục của ngành. Muốn vậy phải xác định định hƣớng chiến lƣợc giáo dục hiện nay, các biện pháp cụ thể để thực hiện chiến lƣợc giáo dục trong đó việc nâng cao chất lƣợng giáo dục trong nhà trƣờng THCS là một trong những yếu tố cấp bách đƣợc tập trung giải quyết.

3.1.2. Đảm bảo tính thực tiễn của các biện pháp

Đây là nguyên tắc về phƣơng pháp luận để nhận thức về quản lý hoạt động dạy học. Nguyên tắc này đòi hỏi chúng ta phải thấy đƣợc những vấn đề hiện tại của quản lý hoạt động dạy học và phải đề xuất đƣợc các biện pháp mới để làm việc quản lý hoạt động dạy học ngày một có hiệu quả hơn, nhằm nâng cao hơn nữa chất lƣợng hoạt động dạy của GV và hoạt động học tập của HS.

Những biện pháp đề ra phải xuất phát từ thực tiễn và điều kiện triển khai của địa phƣơng và có ý nghĩa kế thừa những thành quả đã có. Một số biện pháp trong thực tế ở huyện Chƣơng Mỹ đã triển khai và bƣớc đầu phát huy tác dụng; điều này đƣợc nêu rõ trong phần đánh giá thực trạng ở chƣơng 2. Tuy nhiên trong bối cảnh hiện nay, một số biện pháp cần hoàn thiện và triển khai cho phù hợp với yêu cầu đặt ra. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn cho phép ngƣời nghiên cứu đề xuất các biện pháp phù hợp trên cơ sở phân tích thực trạng quản lý hoạt động dạy học các trƣờng THCS huyện Chƣơng Mỹ, thành phố Hà Nội trong giai đoạn hiện nay.

3.1.3. Đảm bảo tính khả thi của các biện pháp

Các biện pháp đề xuất phải mang tính khả thi, phải đƣợc áp dụng vào thực tiễn trong việc quản lý hoạt động dạy học của các nhà trƣờng một cách thuận lợi,

79

có hiệu quả trong việc thực hiện các chức năng quản lý của HT, phù hợp với đối tƣợng GV và HS từng vùng miền.

Tính khả thi còn đƣợc thể hiện ở khâu quản lý từ cấp độ vĩ mô cho đến cấp độ vi mô đều có chung một mục tiêu, nội dung và chƣơng trình giảng dạy. Xuất phát từ nhu cầu của quá trình dạy học - giáo dục mà các mối quan hệ 2 chiều giữa tầng vĩ mô - vi mô từ đó làm nổi bật lên đƣợc tính thực tiễn của đề tài.

Tính khả thi của các biện pháp phải đƣợc phát huy hiệu quả khi áp dụng vào tình hình thực tế của huyện Chƣơng Mỹ, phù hợp với sự phát triển kinh tế, xã hội của huyện Chƣơng Mỹ. Các biện pháp phải đƣợc tổ chức áp dụng một cách rộng rãi, đƣợc điều chỉnh, bổ sung, cải tiến để ngày càng hoàn thiện đáp ứng phạm vi áp dụng rộng lớn hơn.

3.1.4. Đảm bảo tính đồng bộ của các biện pháp

Yêu cầu này đòi hỏi phải xuất phát từ bản chất quản lý hoạt động dạy học của ngƣời HT, trong đó tập trung vào các yếu tố chủ yếu sau:

- Điều hành các hoạt động dạy học.

- Các hoạt động phục vụ hoạt động dạy học.

- Điều hành các mối quan hệ thây- trò; thầy- thầy; trò- trò; quan hệ giữa các tổ chức đoàn thể trong nhà trƣờng.

- Điều hành các tác động khách quan đối với nhà trƣờng: Chủ trƣơng, chính sách của Bộ GD&ĐT, Sở, Phòng GD&ĐT, chủ chƣơng của các cấp quản lý giáo dục, chính quyền địa phƣơng.

Việc quản lý điều hành các hoạt động trên không thể tách rời, bởi hiệu quả hoạt động điều hành nhằm tới việc tạo ra nề nếp, kỷ cƣơng, sự phối hợp nhịp nhàng, đồng thuận, tạo ra không khí thân thiện và tin cậy trong đội ngũ CBGV, cùng thực hiện nhiệm vụ chung của nhà trƣờng, của sự nghiệp giáo dục nói chung.

Đảm bảo tính đồng bộ của các biện pháp cần phải tính tới các yếu tố tác động tới các biện pháp nhƣ: Đội ngũ nhà giáo, điều kiện phục vụ cho hoạt động giảng dạy, cơ sở vật chất nhà trƣờng, phƣơng tiện dạy học, cùng với sự kiểm tra đánh giá hoạt động của các cấp quản lý giáo dục. Một khi đã đảm bảo đƣợc việc thực hiện đồng bộ các biện pháp tức là chúng ta đã đặt nó trong mối quan hệ

80

biện chứng, không thể tách rời một yếu tố nào trong hoạt động quản lý. Điều đó sẽ tạo điều kiện phát huy thế mạnh của từng biện pháp trong việc nâng cao hiệu quả quản lý giáo dục, quản lý hoạt động dạy học của HT nhà trƣờng.

3.1.5. Đảm bảo tính kế thừa của các biện pháp

Việc đề xuất các Biện pháp quản lý hoạt động dạy học ở các trƣờng trung học

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động dạy học ở các trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện chương mỹ, thành phố hà nội (Trang 83 - 85)