Đánh giá thực trạng và nguyên nhân của thực trạng

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động dạy học ở các trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện chương mỹ, thành phố hà nội (Trang 77 - 79)

Qua nghiên cứu thực tế ở các trƣờng THCS Chƣơng Mỹ và qua khảo sát bằng phiếu hỏi có thể đƣa ra kết luận về công tác quản lý hoạt động dạy học của CBQL, GV nói chung và của HT nói riêng có những ƣu điểm và tồn tại nhƣ sau:

2.5.1. Về ưu điểm

Tất cả các HT cũng nhƣ CBQL, GV đều nhận thức đƣợc rằng thực chất của công tác quản lý nhà trƣờng xét cho cùng là quản lý hoạt động dạy học và đều khẳng định một điều là chất lƣợng giáo dục toàn diện của nhà trƣờng chủ yếu và căn bản là thể hiện ở chất lƣợng giáo dục.

Từ nhận thức đúng đắn đó, HT các trƣờng đã xây dựng một hệ thống các biện pháp quản lý nhằm chỉ đạo các hoạt động dạy học trong nhà trƣờng và đã chỉ đạo thành công ở một số nội dung của từng nhóm biện pháp dựa trên cơ sở điều kiện thực tế của nhà trƣờng bằng năng lực quản lý và kinh nghiệm của mình. Dựa trên hệ thống các chế định về GD&ĐT, HT đã xây dựng kế hoạch, đề ra biện pháp chỉ đạo để quản lý hoạt động dạy học đạt mục tiêu đề ra ở mức độ cao nhất có thể đạt trong điều kiện thực tế của kinh tế – xã hội địa phƣơng và các điều kiện hiện có của nhà trƣờng. Đồng thời, HT luôn chú ý cải tiến các biện pháp sao cho phù hợp với từng thời điểm, làm phong phú thêm nội dung các biện pháp nhằm từng bƣớc nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động dạy học, từ đó nâng dần chất lƣợng dạy học của nhà trƣờng.

2.5.2. Về tồn tại trong quản lý hoạt động dạy học

Trong công tác quản lý hoạt động dạy học, HT đã đề ra các biện pháp cụ thể để chỉ đạo hoạt động này. Có những biện pháp đã thực sự đem lại hiệu quả góp phần nâng cao chất lƣợng dạy học trong nhà trƣờng, nhƣng cũng có những biện pháp tỏ ra chƣa phù hợp hoặc tính hiệu quả còn thấp. Cụ thể nhƣ sau:

Trong công tác quản lý nhà trƣờng nói chung và quản lý hoạt động dạy học nói riêng của HT ta thấy tính kinh nghiệm đƣợc thể hiện nổi trội hơn tính khoa học; chƣa thấy rõ sự vận dụng lý luận của khoa học quản lý vào công tác của mình. Chủ yếu HT cũng nhƣ các CBQL cấp dƣới đều sử dụng kinh nghiệm đƣợc tích lũy qua năm tháng làm quản lý của mình để tiếp tục áp dụng cho những năm tháng tiếp theo mà ít có sự đổi mới trong phƣơng pháp quản lý mặc dù hoàn cảnh hiện tại đã thay

73

đổi khác với thời gian qua rất nhiều. Cho nên họ sử dụng phƣơng pháp dựa theo kinh nghiệm một cách máy móc, dập khuôn, thiếu tính sáng tạo, khoa học, thực tiễn dẫn đến hiệu quả quản lý nhà trƣờng nói chung và quản lý hoạt động dạy học nói riêng bị hạn chế.

Phần lớn các HT trƣờng THCS Chƣơng Mỹ khi quản lý hoạt động dạy học lại quá sa đà vào sử dụng phƣơng pháp quản lý hành chính. Quản lý hành chính sự vụ có ƣu điểm là nắm đƣợc các đầu việc đầy đủ nhƣng lại có nhƣợc điểm là không sáng tạo, thiếu linh hoạt trong điều tiết công việc ở mỗi thời điểm, thiếu tính chủ động dẫn đến công việc cứ bình bình, đôi khi còn bị lúng túng do sự chồng chéo bởi yêu cầu của thực thực tế.

Một vấn đề nữa mà ta thấy nổi cộm trong quản lý hoạt động dạy học của HT, đó là việc phối hợp chỉ đạo giữa HT với các CBQL cấp dƣới (Phó HT, Tổ trƣởng chuyên môn). Trong quá trình chỉ đạo thực hiện các biện pháp quản lý, HT đã giao quyền quản lý cho CBQL cấp dƣới trực tiếp tổ chức chỉ đạo thực hiện và đã nảy sinh hai vấn đề thiếu sót sau: Một là một số công việc, HT hầu nhƣ khoán trắng cho CBQL cấp dƣới, điều này dễ dấn đến buông lỏng quản lý, HT không kiểm soát đƣợc thực tế diễn ra nhƣ thế nào trong hoạt động dạy học dần dần dẫn đến quan liêu không nắm đƣợc thực chất chất lƣợng dạy và học. Hai là khi HT giao quyền cho CBQL cấp dƣới lại không định rõ chức năng trách nhiệm, quyền hạn của họ nên dễ dẫn đến ỉ lại, dựa dẫm kết quả là hiệu quả quản lý thấp do sự phối hợp chỉ đạo không chặt chẽ, hài hòa.

Cuối cùng là công tác kiểm tra đánh giá xếp loại GV trong công tác giảng dạy là còn nhiều bất cập. Việc đánh giá GV chủ yếu còn dựa vào cảm tính, không có tiêu chí đánh giá rõ ràng nên đánh giá thiếu chính xác dẫn đến việc “cào bằng”, không có tác dụng động viên, khuyến khích GV tích cực trong công việc để huy động hết khả năng của họ. Công tác kiểm tra, đánh giá còn mang tính hình thức, chƣa đƣợc cải tiến và chƣa đƣợc kiểm tra thƣờng xuyên dẫn đến không phát hiện đƣợc kịp thời những thiếu sót trong hoạt động dạy học vì vậy thông tin thu thập đƣợc thƣờng không đầy đủ, thiếu chính xác, dẫn đến việc xử lý thông tin không khách quan, thiếu công bằng.

74

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động dạy học ở các trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện chương mỹ, thành phố hà nội (Trang 77 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)