Quản lý hoạt động dạy của GV

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động dạy học ở các trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện chương mỹ, thành phố hà nội (Trang 25 - 30)

Hoạt động dạy của thầy là hoạt động chủ đạo trong quá trình dạy học. Quản lý hoạt động này bao gồm: quản lý phân công giảng dạy cho GV, quản lý việc thực hiện chƣơng trình dạy học, quản lý việc soạn bài và chuẩn bị lên lớp, quản lý giờ lên lớp của GV, quản lý việc dự giờ và phân tích bài học sƣ phạm, quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS..vv.

- Quản lý việc phân công giảng dạy cho GV

Phân công giảng dạy cho GV thực chất là công tác tổ chức- cán bộ HT cần quán triệt quan điểm phân công giảng dạy theo chuyên môn đã đƣợc đào tạo theo yêu cầu đảm bảo chất lƣợng và đảm bảo quyền lợi học tập của HS. Trong điều kiện tình hình của đội ngũ GV hiện nay, do chất lƣợng chuyên môn không đồng đều nên việc phân công giảng dạy cho GV phù hợp với các yêu cầu của công việc và nguyện vọng cá nhân không phải là điều dễ dàng. Điều đó đòi hỏi sự phân công phải đảm bảo hài hòa giữa việc cân đối số giờ thực dạy và số giờ làm công tác kiêm nhiệm, đảm bảo tƣơng đối công bằng về khối lƣợng công việc của từng GV.

- Quản lý việc thực hiện chương trình.

Thực hiện chƣơng trình dạy học là thực hiện kế hoạch đào tạo theo mục tiêu của nhà trƣờng phổ thông. Chƣơng trình dạy học là văn bản pháp lệnh của nhà nƣớc do Bộ GD&ĐT ban hành. Yêu cầu đối với HT là phải nắm vững chƣơng trình, tổ chức cho GV tuân thủ một cách nghiêm túc, không đƣợc tùy tiện thay đổi, thêm bớt làm sai lệch chƣơng trình dạy học (nếu có thay đổi, bổ sung phải theo hƣớng dẫn của Bộ GD&ĐT tạo, Sở, Phòng GD&ĐT địa phƣơng).

Sự nắm vững chƣơng trình dạy học là việc đảm bảo để HT quản lý thực hiện tốt chƣơng trình dạy học. Bao gồm:

+ Nắm vững nguyên tắc cấu tạo chƣơng trình, nội dung và phạm vi kiến thức của từng môn học, cấp học.

+ Nắm vững phƣơng pháp dạy học đặc trƣng của môn học và các hình thức dạy học của từng môn học.

21

+ Nắm vững kế hoạch dạy học của từng môn học, từng khối lớp trong cấp học.

+ Không đƣợc giảm nhẹ, nâng cao hoặc mở rộng so với yêu cầu nội dung, phạm vi kiến thức quy định của từng chƣơng trình môn học.

+ Phƣơng pháp dạy đặc trƣng của môn học, của bài học phải phù hợp với từng loại lớp học, từng loại bài của lớp học.

Để việc quản lý thực hiện chƣơng trình dạy học đạt kết quả, bảo đảm thời gian cho việc thực hiện chƣơng trình dạy học, HT phải chủ ý sử dụng thời khóa biểu nhƣ là công cụ để theo dõi, điều khiển và kiểm soát tiến độ thực hiện chƣơng trình dạy học, để thƣờng xuyên, kịp thời điều chỉnh những lệch lạc trong quá trình thực hiện chƣơng trình dạy học.

- Quản lý việc soạn bài và chuẩn bị lên lớp.

Soạn bài là khâu quan trọng nhất trong việc chuẩn bị của GV cho giờ lên lớp. Tuy nó chƣa dự kiến hết các tình huống sƣ phạm trong quá trình lên lớp, nhƣng soạn bài thực sự là lao động sáng tạo của từng GV. Nó thể hiện sự suy nghĩ, lựa chọn, quyết định của GV về nội dung, phƣơng pháp giảng dạy, hình thức lên lớp phù hợp với đối tƣợng HS và đúng với yêu cầu của chƣơng trình.

Quản lý việc soạn bài và chuẩn bị lên lớp phải đảm bảo những yêu cầu cần thiết đó là:

+ Bảo đảm tính tƣ tƣởng, tính giáo dục thông qua bài giảng.

+ Thực hiện soạn bài phải đúng quy chế, soạn bài chu đáo trƣớc khi lên lớp, chống việc soạn bài để đối phó với việc kiểm tra.

+ Bảo đảm nội dung, kiến thức khoa học, chính xác, mang tính giáo dƣỡng. + Đƣa việc soạn bài, chuẩn bị lên lớp vòa nền nếp, nghiêm túc và đảm bảo chất lƣợng.

+ Chỉ đạo không dập khuôn, máy móc, bảo đảm và khuyến khích tính tích cực, tự giác và sáng tạo của GV.

Để việc soạn bài, chuẩn bị lên lớp của GV có thể thực hiện theo một kế hoạch đồng bộ và có hiệu quả, HT nhà trƣờng cần phải phân công trách nhiệm cụ thể cho cán bộ GV trong trƣờng, tạo mọi điều kiện để họ thực hiện tốt việc soạn bài và chuẩn bị lên lớp, có kế hoạch thƣờng xuyên kiểm tra, theo dõi để khuyến

22

khích kịp thời đồng thời điều chỉnh những sai lệch nhằm thực hiện đúng những quy định đã đề ra.

- Quản lý giờ lên lớp của GV

+ Thông qua trực ban hàng ngày để quản lý nề nếp trong các buổi học. + Tổ chức hoạt động dự giờ, thăm lớp để nắm bắt thực trạng chất lƣợng các giờ dạy và tổ chức rút kinh nghiệm sƣ phạm.

+ Thông qua báo cáo của các tổ chuyên môn và của GV chủ nhiệm để nắm thông tin về công tác dạy học của GV.

Hoạt động dạy và học trong nhà trƣờng phổ thông hiện nay đƣợc thực hiện chủ yếu bằng hình thức dạy và học trên lớp, với những giờ lên lớp và hệ thống bài học cụ thể. Nói cách khác, giờ lên lớp là hình thức tổ chức cơ bản và chủ yếu nhất của quá trình dạy học trong nhà trƣờng để thực hiện mục tiêu cấp học.

Chính vì vậy trong quá trình quản lý dạy và học của mình, HT phải có những biện pháp tác động cụ thể, phong phú và linh hoạt để nâng cao chất lƣợng giờ lên lớp của GV, đó là trách nhiệm của ngƣời quản lý.

Quản lý giờ lên lớp của GV phải đảm bảo các yêu cầu chủ yếu là:

+ Xây dựng đƣợc “chuẩn” giờ lên lớp để quản lý tốt giờ lên lớp của GV. Ngoài những quy định chung của ngành cần thƣờng xuyên đƣợc bổ sung, điều chỉnh để thực hiện đƣợc tiến độ chung của trƣờng và của GV trong trƣờng.

+ Phải xây dựng nề nếp giờ lên lớp cho thầy và trò nhằm bảo đảm tính nghiêm túc trong mọi hoạt động hết sức nhịp nhàng của nhà trƣờng, góp phần nâng cao chất lƣợng dạy học.

+ Phải tác động đến giờ lên lớp một cách tích cực và càng trực tiếp càng tốt để mọi giờ lên lớp đều góp phần thực hiện mục tiêu.

Để đảm bảo đƣợc những yêu cầu quản lý giờ lên lớp, HT cần xây dựng và quy định rõ chế độ thực hiện và kiểm tra sử dụng thời khóa biểu nhằm kiểm soát các giờ lên lớp, duy trì nề nếp dạy học, điều khiển nhịp điệu dạy học và tạo nên bầu không khí sƣ phạm trong nhà trƣờng.

- Quản lý việc dự giờ và phân tích sư phạm bài học.

Nét đặc thù cơ bản làm cho quản lý trƣờng học khác với các dạng quản lý khác là trong quản lý nhà trƣờng có hoạt động dự giờ và phân tích sƣ phạm bài

23

học, đây là một chức năng quan trọng của HT để chỉ đạo hoạt động dạy và học và biện pháp quan trọng hàng đầu để quản lý giờ lên lớp.

Để công việc dự giờ và phân tích sƣ phạm sau mỗi tiết dạy thực sự trở thành có hiệu quả HT cần phải quán triệt đầy đủ những yêu cầu cơ bản sau:

+ Nắm vững đƣợc lý luận dạy học và lý thuyết về bài học, nắm vững những quan điểm trong phân tích sƣ phạm bài học

+ Nắm vững các bƣớc trong dự giờ và phân tích sƣ phạm bài học để chỉ đạo tất cả GV trong nhà trƣờng thực hiện.

+ Để nâng cao chất lƣợng dự giờ, phân tích sƣ phạm bài học, cần thƣờng xuyên tổ chức các chuyên đề về dự giờ lên lớp, trao đổi nội dung và phƣơng pháp giảng dạy, xây dựng dạy mẫu, tổ chức dạy thử, tổ chức học tập, thao giảng…vv nhằm giúp GV nắm vững lý thuyết, rút kinh nghiệm về phƣơng pháp giảng dạy, về các bƣớc dự giờ và phân tích bài dạy… Trên cơ sở đó khuyến khích sự sáng tạo của GV và đây cũng chính là hoạt động đặc trƣng cho nghề nghiệp của GV. HT nhà trƣờng luôn luôn tạo điều kiện và kích thích khả năng của GV để phát huy hết tiềm năng trong mỗi GV.

- Quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS

Kiểm tra đánh giá là một bộ phận hợp thành, không thể thiếu đƣợc trong quá trình giáo dục ở tất cả các môn học, ở GV chủ nhiệm lớp. Kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS đƣợc tồn tại đồng thời với quy trình dạy học, đó là quy trình thu nhận và xử lý thông tin về trình độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ học tập của HS. Trên cơ sở đó đề ra những biện pháp phù hợp, giúp HS học tập tiến bộ.

Qua việc quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá HS của GV, ngƣời quản lý sẽ nắm đƣợc chất lƣợng dạy và học ở từng GV một. Nó là cơ sở để đánh giá quá trình và hiệu quả của ngƣời dạy lẫn ngƣời học. Nhất là trong giai đoan hiện nay khi tình trạng dạy thêm học thêm đang lan tràn, khi trình độ của một bộ phận GV còn hạn chế thì việc quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS là điều quan trọng. Việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS là việc làm hết sức cần thiết của HT nhằm tác động trực tiếp đến GV thực hiện đầy đủ và chính xác quá trình kiểm tra- đánh giá, thúc đẩy quá trình nâng cao hiệu quả dạy học theo mục

24

tiêu. quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS phải đạt đƣợc những yêu cầu cơ bản sau:

+ Phải thực hiện nghiêm chỉnh quy chế chuyên môn trong nhà trƣờng thông qua điểm số, đánh giá đƣợc chất lƣợng học tập của HS và giảng dạy của GV. Từ đó rút ra đƣợc những vấn đề cần phải điều chỉnh, uốn nắn và bổ sung giúp cho ngƣời quản lý chỉ đạo hoạt động này một cách đầy đủ, chặt chẽ hơn.

+ Phải thực hiện đầy đủ, nghiêm túc các văn bản hƣớng dẫn đánh giá xếp loại HS theo quy định.

+ Đánh giá, xếp loại HS một cách công bằng, chính xác, tránh những biểu hiện không đúng trong việc đánh giá kết quả học tập của HS.

- Quản lý hồ sơ chuyên môn của GV

Việc quản lý hồ sơ chuyên môn của GV là một công việc hết sức quan trọng của ngƣời QL, Hồ sơ chuyên môn của GV là phƣơng tiện phản ánh quá trình quản lý có tính khách quan và cụ thể, giúp ngƣời HT nắm chắc hơn, cụ thể hơn tình hình thực hiện nhiệm vụ chuyên môn của GV. Có thể nói hồ sơ chuyên môn của GV là cơ sở pháp lý để nói lên nội dung công việc mà GV đó được phân công, là cơ sở để đánh giá sự chuẩn bị, đầu tư cho chuyên môn của GV đó. Tuy nhiên không ngƣời quản lý không nên đồng nhất khái niệm hồ sơ chuyên môn của GV đó với năng lực giảng dạy của GV đó trên lớp.

Theo điều 25.2 của Điều lệ trƣờng THCS, quy định hồ sơ chuyên môn của GV bao gồm các loại hồ sơ sau:

+ Giáo án.

+ Các loại sổ: sổ dự giờ, sổ báo giảng, sổ chủ nhiệm, sổ công tác, sổ tự bồi dƣỡng, sổ sinh hoạt chuyên môn.

+ Các loại sách: sách giáo khoa, sách hƣớng dẫn, phân phối chƣơng trình, các tài liệu tham khảo.

Trong quá trình quản lý, ngƣời HT, chuyên viên phòng GD&ĐT cần hƣớng dẫn cụ thể yêu cầu của từng loại hồ sơ, cùng với hiệu phó phụ trách chuyên môn và tổ trƣởng chuyên môn thƣờng xuyên kiểm tra bằng nhiều hình thức khác nhau để kịp thời điều chỉnh những sai lệch trong hoạt động đạy và học.

25

Đây là một trong những nội dung quan trọng không thể thiếu trong quá trình quản lý nhà trƣờng của ngƣời HT, việc quản lý sử dụng và bồi dƣỡng GV đƣợc thể hiện chủ yếu ở hai nội dung sau:

+ Sử dụng đội ngũ GV: Phân công hợp lý trong chuyên môn, điều này đƣợc thể hiện bằng sự phân công hợp lý, đúng khả năng, trình độ của từng GV với các vị trí công việc tƣơng ứng, bên cạnh đó cần chú ý đến điều kiện của từng GV trong nhà trƣờng.

+ Bồi dƣỡng đội ngũ: Việc sử dụng tiềm năng trong mỗi GV phải đi đôi với công tác bồi dƣỡng thƣờng xuyên chất lƣợng chung của đội ngũ trong nhà trƣờng. Bao gồm việc bồi dƣỡng thƣờng xuyên theo chƣơng trình của Bộ GD-ĐT, bồi dƣỡng thƣờng xuyên trong hè, tham gia các lớp bồi dƣỡng nâng cao trình độ nhằm chuẩn hóa đội ngũ GV, bồi dƣỡng trên chuẩn…

Như vậy, quản lý hoạt động dạy là quá trình quản lý một quá trình chủ đạo của người thầy trong quá trình dạy học, đòi hỏi người quản lý phải hiểu hết nội dung, yêu cầu quản lý để đưa ra những quyết định đúng đắn, chính xác đồng thời cũng đảm bảo mềm dẻo, linh hoạt để đưa hoạt động dạy của nhà giáo vào kỷ cương, nề nếp, nhưng vẫn phát huy được khả năng sáng tạo của GV trong việc thực hiện được nhiệm vụ của mình.

Hoạt động dạy của ngƣời thầy sẽ hoàn thành trọn vẹn hơn khi mà ngƣời thầy biết tổ chức tốt hoạt động của trò. Đó cũng chính là sự liên tục của hoạt động dạy học, là trách nhiệm và lƣơng tâm của ngƣời thầy đối với “sản phẩm đào tạo” của mình.

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động dạy học ở các trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện chương mỹ, thành phố hà nội (Trang 25 - 30)