Tính nhẹ nhàng trong phê phán

Một phần của tài liệu chất nam bộ trong ngôn ngữ truyện ngắn nguyễn ngọc tư (Trang 103 - 122)

6. Cấu trúc luận văn

3.3.3. Tính nhẹ nhàng trong phê phán

Tìm hiểu ngôn ngữ truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư có thể nhận thấy ẩn sâu trong những câu chuyện của chị, những vấn đề về hiện thực đời sống là một thái độ tình cảm rất rõ ràng của chị. Đó là thái độ phê phán những vấn đề thuộc về mặt trái, mặt tiêu cực của cuộc sống.Điều đó được lặp đi lặp lại một cách có hệ thống chi phối toàn bộ quá trình sáng tác truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư. Có thể thấy, nổi bật lên trong nội dung phê phán của Nguyễn Ngọc Tư là hai khía cạnh của cuộc sống:

Thứ nhất, phê phán lối sống hời hợt, dửng dưng thiếu tình nghĩa, thiếu trách nhiệm của con người trong cuộc sống. Đây là câu chuyện nổi bật và dễ thấy nhất trong phần lớn sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư.

Bên cạnh đó, Nguyễn Ngọc Tư cũng bộc lộ thái độ không chấp nhận những việc làm sai trái, thiếu trách nhiệm của những người đã gây ra những tổn hại và mất mát cho những người xung quanh. Trong đó nổi bật lên là những bậc làm cha làm mẹ thiếu sự quan tâm và trách nhiệm đối với những đứa con do mình sinh ra. Đây cũng là lí do giải thích vì sao trong truyện ngắn của chị có không ít nhân vật là những đứa trẻ thiếu thốn tình thương của cha mẹ, hoặc sớm phải lăn lộn mưu sinh, đặc biệt là có những đứa trẻ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

phải rơi vào những bi kịch cuộc đời. Có thể thấy qua hàng loạt truyện ngắn của chị như; Làm má đâu có dễ, Biển người mênh mông... nhưng đặc biệt nhất là Cánh đồng bất tận.

Nhận xét về Cánh đồng bất tận, nhà văn Hữu Thỉnh cho rằng một thông điệp nữa của Tư là lời cảnh báo về vấn đề gia đình, vấn đề trẻ em trong toàn xã hội: muốn xây dựng được một môi trường đạo đức xã hội lành mạnh thì trước hết phải xây dựng môi trường đạo đức ngay trong gia đình mình. Gia đình trong “cánh đồng...”là một gia đình tan vỡ vì cả cha lẫn mẹ đã quay lưng lại với con cái. Theo tôi, Tư đã nêu lên một vấn đề bức xúc và cấp bách nhất hiện nay.

Có thể nói, một trong những nguyên nhân gây lên gây lên bi kịch đau lòng cho cuộc đời của hai chị em Nương và Điền chính là do những bậc làm cha mẹ sống ích kỉ và thiếu trách nhiệm với con cái.: “Nên mỗi lần cha nhìn đăm đăm và mỉm cười với một người đàn bà mới, chúng tôi lại thắt thẻo... “cha đẩy chúng tôi trượt dài vào nỗi thiếu thốn triền miên. mỗi lần rời khỏi một nơi nào đó, thật khó phân biệt chúng tôi bỏ đi hay chạy trốn. Chúng tôi

đánh mất cái quyền được đưa tiễn, được sao xuyến nhìn những cái vẫy tay...”

[CĐBT, tr.190]

Nguyễn Ngọc Tư cũng dành nhiều trang để phê phán sự quan liêu và thiếu trách nhiệm của những người lãnh đạo địa phương trước những khó khăn, những oan trái của người dân lương thiện…

Tóm lại, thái độ không đồng tình và phê phán lối sống dửng dưng hờ hững thiếu trách nhiệm của con người là một trong những cảm hứng nghệ thuật và qua đó cũng thể hiện cái nhìn trách nhiệm của Nguyễn Ngọc Tư về những thân phận con người.

Thứ hai, phê phán những mặt trái, mặt tiêu cực của đô thị hoá nông thôn trong xu thế công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Tiêu biểu là các truyện: Giao thừa, Duyên phận so le, Cánh đồng bất tận, Mộ gió, Cải ơi! ...

Trong truyện ngắn “Cải ơi!”, người đọc bắt gặp hình ảnh ông già Năm Nhỏ đang từ ruộng đồng ra thành thị để tìm đứa con nuôi thất lạc của mình;

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

anh chàng Quách Phú Thàn và cô nàng Diễm Thương vốn là những người từ thôn quê trôi dạt ra phố thị để sinh sống…

Hay thậm chí những vấn đề có tính thời sự rất nóng bỏng như đẻ mướn vốn không xa lạ gì trong quan hệ đời sống của những con người thành thị bắt đầu len lỏi xuống tận vùng sâu, vùng xa cũng được Nguyễn Ngọc Tư phản ánh kịp thời trong Làm mẹ.

Có thể nói, Cánh đồng bất tận là những dự cảm, dự báo của Nguyễn Ngọc Tư về những mặt trái của nền kinh tế thị trường, của đô thị hoá nông thôn. Những cánh đồng bất tận như thế rồi đây sẽ được thay bằng những khu công nghiệp, những khu đô thị hào nhoáng. Thế nhưng liệu sự hào nhoáng bề ngoài có thực sự mang đến hạnh phúc cho con người? Và người ta phải làm gì trước mối quan hệ lỏng lẻo, xa lạ giữa người với người?Phải hiểu Cánh đồng

bất tận trong chiều sâu như thế mới thấy hết giá trị đích thực của tác phẩm:

“Những cánh đồng trở thành đô thị; những cánh đồng ngoa ngoắt thay đổi vị của nước, từ ngọt sang mặn chát; nhũng cánh đồng vắng bóng người, và lúa dày mọc hoang nhớ đau nhớ đớn bàn chân xưa nghẽn trong bùn quánh giờ đang vất vơ kiếm sống ở thị thành. Những cánh đồng đó, đã hắt hủi cây lúa (và gián tiếp từ chối đàn vịt). Đất dưới chân chúng tôi bị thu hẹp dần. Nhưng ngay từ đầu, chúng tôi đã tự làm quẩn chân mình, vì không thể quay lại những cánh đồng cũ (với người quen cũ). Tôi đã từng trở ngược về những nơi đó theo cách của tôi, bằng mường tượng. Tôi đã gặp nhiều đứa trẻ tên Hận, tên Thù... Những đứa trẻ nhàu úa, cộc cằn, cắm cẳn, chỉ tiếng chửi thề là tươi

rói, nhảy ra xoi xói ở đầu môi” [CĐBT, tr.208].

Tóm lại, thái độ phê phán những mặt trái của vấn đề đô thị hoá cũng quyết liệt nhưng rất kín đáo của tác giả Nguyễn Ngọc Tư.

Trong thời kì đổi mới , thái độ phê phán của các nhà văn được bộc lộ một cách rõ ràng.Tinh thần và thái độ phê phán trong văn học giai đoạn này được các nhà văn sử dụng nhằm vạch trần và phơi bày ra ánh sáng những mảng tối mà trong giai đoạn trước đó vì những lí do khác nhau mà các nhà văn không có điều kiện đề cập đến.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Khác với những nhà văn khác, ở Nguyễn Ngọc Tư thái độ phê phán được thể hiện một cách rất nhẹ nhàng, kín đáo chứ không báng bổ gay gắt. Người đọc không bao giờ thấy ở Nguyễn Ngọc Tư những hành động và thái độ uất nghẹn .

Với Nguyễn Ngọc Tư, thái độ phê phán trong tác phẩm của chị gần như không biểu lộ ra ngoài câu văn, nghĩa là người đọc chỉ có thể cảm nhận được thái độ phê phán ấy sau khi đã đọc trọn vẹn tác phẩm, thông qua cuộc đời và thân phận các nhân vật mà chị đã xây dựng trong tác phẩm, như truyện ngắn

Cải ơi! , Một trái tim khô, Cánh đồng bất tận...

Trong truyện ngắn Cánh đồng bất tận có đoạn: “Một người nuốt nước miếng, ánh nhìn ham muốn như mũi kim thò ra khỏi bọc, lơ láo. Mắt ông ta lột trần chị, và toan tính một thoáng. Người còn lại có vẻ thú vị, háo hức như sắp xem được một vở cải lương hay. chị thấu hiểu đàn ông đến nỗi, ngay lập tức chị ngó về phía chúng tôi, ngầm báo, cuộc thương lượng (về một sự đổi chác)đã kết thúc rồi... Chị trở về khi trăng rạng rỡ trên đầu (mái sau nầy, tôi vẫn còn ghê sợ cái màu trăng ấy). Ống quần quệt vào cỏ ướt đẫm sương. Hơi rượu quyện với mùi thuốc lá làm tôi chạo chực. Nhác thấy hai chị em ngồi thù lù, chị kêu lên, trời đất, hai cưng chờ chị chi vậy. “Chị làm đĩ quen rồi, mấy

chuyện này nhằm bà gì mà mấy cưng buồn?” [CĐBT, tr.203].

Trên đây là giọng điềm nhiên, trầm tĩnh của Nguyễn Ngọc Tư thuật về tình cảnh của Sương - cô gái giang hồ sau một đêm đi thương lượng với những người có trách nhiệm của địa phương về việc đàn vịt của gia đình Út Vũ bị nhiễm bệnh.

Từ những vấn đề trình bày ở trên, có thể thấy Nguyễn Ngọc Tư đã biểu lộ một thái độ nhẹ nhàng, kín đáo chứ không gay gắt, thông qua những câu chuyện làm xúc động lòng người. Cách phê phán như thế, ở góc độ nào đó đã nói lên cái nhìn hướng thiện và bao dung rộng lượng, vị tha đối với con người của Nguyễn Ngọc Tư. Đây làmột trong những nét riêng góp phần làm nên phong cách độc đáo của truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Nhờ từ ngữ và những cách nói đa dạng mang đúng “giọng Nam Bộ”, tác giả đã khắc họa được các tính cách điển hình trong một xã hội nông thôn đang bị quá trình đô thị hóa tác động với cả hai mặt trái và phải của nó. Trong số các tính cách nhân vật mà tác giả đã khắc họa ở các tập truyện ngắn vừa khảo sát, nổi lên là 3 điển hình: nhân vật trí thức mới, người nông dân bị bần

cùng hóa người nghệ sĩ đau đáu nhiều giá trị nhân bản theo kiểu truyền

thống nhưng “sinh bất phùng thời”.

Những chất liệu ngôn ngữ rất riêng này kết hợp với cách bài trí ngôn từ kiểu “ý tại ngôn ngoại” đã cho thấy một Nguyễn Ngọc Tư đầy tài năng trong lối phản ánh hiện thực một cách chân thực và hồn nhiên. Chúng đã góp phần tạo nên một giọng điệu độc đáo trong làng truyện ngắn Việt Nam hiện đại: Nguyễn Ngọc Tư - người phát ngôn cho những cảnh đời ngang trái với một giọng buồn mênh mang và có phần đắng đót trước những thân phận nhỏ bé.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

KẾT LUẬN

1. Ngôn ngữ văn học là một hình thức tồn tại của ngôn ngữ toàn dân.

Do đặc điểm riêng của môi trường hành chức, nó luôn được gọt giũa và là kết tinh cao của các dạng phong cách chức năng khác có trong tiếng Việt. Đặc trưng của văn học nói chung là tấm gương phản ánh trung thực đời sống xã hội, nên để chuyển tải được các thông điệp nghệ thuật, hình thức quan trọng nhất của văn học là ngôn từ nghệ thuật bao trong nó hầu như tất cả các đặc điểm có trong các dạng phong cách chức năng khác. Chính vì vậy, nhà văn sử dụng ngôn ngữ văn học để sáng tác không có nghĩa là loại trừ các đặc điểm của phong cách bình dân, các đặc điểm mang tính vùng miền và lớp xã hội. Vì vậy, khi Nguyễn Ngọc Tư tận dụng hình thức khẩu ngữ của phương ngữ Nam là đã thổi hồn cốt cho các nhân vật của mình- những nhân vật rất điển hình cho mảnh đất cực Nam của Tổ quốc.

Nhờ việc tận dụng được các mặt mạnh của chất liệu ngôn ngữ này, Nguyễn Ngọc Tư đã sớm thành công trong sự nghiệp sáng tác của mình. Văn chương của chị nhẹ nhàng thanh thoát nhưng nhiều giọng điệu. Cách diễn đạt của chị thật tự nhiên và có cuốn hút cao, vì đã cho người đọc thấy một bức tranh hiện thực, đầy lãng mạn về quê hương chị. Những thành công của Nguyễn Ngọc Tư trong các truyện ngắn không phải ở chỗ là đã tạo ra được một hệ tính cách nhân vật hấp dẫn, đầy yếu tố cách tân, mà thực ra là ở cách diễn giải nhuần nhụy nhưng sâu sắc các số phận nhân vật như ta vẫn thấy hàng ngày trong đời sống còn nhiều ngổn ngang của nông thôn Việt Nam nói chung và nông thôn Nam Bộ nói riêng hơn, bằng những ngôn từ khéo léo dưới dáng vẻ nôm na dân dã. Thành công chủ yếu của chị là trong cách sử dụng ngôn từ mang tính “giải thiêng”: sử dụng khẩu ngữ để nói về các chủ đề lớn lao của cuộc sống, đặt ra những vấn đề về cách tân thể loại trong khuôn khổ của các thể loại văn chương đã hình thành và tồn tại từ nguyên khởi, là văn học dân gian, với cách thể hiện và tiếp nhận chủ yếu là truyền miệng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

2. Các nét riêng của chất Nam Bộ,trong đó chủ yếu là “chất giọng”Nam

Bộ đã được Nguyễn Ngọc Tư tận dụng triệt để trong khắc họa đặc trưng tính cách đất nước và con người Nam Bộ qua các tác phẩm của chị. Những nét khu biệt của chất Nam Bộ này được bộc lộ qua vốn từ ngữ, cách kết hợp cú pháp và các đặc trưng trong khẩu ngữ lời ăn tiếng nói thuộc tầng lớp bình dân ở Nam Bộ.

Tác giả có dụng ý trong sử dụng các từ ngữ “đặc” địa phương gọi tên các sản vật địa phương; dùng hệ thống đại từ và từ ngữ xưng hô, cách gọi tên đất và tên người kiểu Nam Bộ. Những đặc điểm cú pháp kiểu Nam Bộ được tác giả tận dụng trong cấu tạo nhân lõi của mỗi phát ngôn. Để làm được điều này, tác giả ưu tiên các kết hợp vị từ biểu thị được mạnh và trực tiếp các cảm xúc của người nói. Bên cạnh đó, các trợ từ cuối câu cũng được khai thác triệt để. Những nhân tố này đã làm cho các phát ngôn trong các tác phẩm của chị, dẫu là lời nhân vật hay lời người dẫn truyện mang nặng tính tình thái và phụ thuộc nhiều vào hoàn cảnh xuất hiện câu nói. Hai đặc trưng vừa nói đã tạo ra sự hấp dẫn đặc biệt trong ngôn từ của Nguyễn Ngọc Tư. Chính chúng đã cho ta ấn tượng hồn nhiên và chân thật kiểu Nam Bộ của tác giả xứ “miệt vườn”này.

3. Các tác phẩm của Nguyễn Ngọc Tư thấm đẫm chất văn hóa của miền

đất Nam Bộ. Đó là lối ví von, so sánh đầy hình ảnh; lối nói cường điệu, khoa trương; cách dùng linh hoạt thành ngữ và quán ngữ cùng những xử lí “mềm”

trong phân công lượt lời giữa các nhân vật và giữa nhân vật và tác giả. Tất cả đã tạo nên một “bữa tiệc” ngôn từ đầy sống động và tạo nên thi pháp của Nguyễn Ngọc Tư, không hề bị trộn lẫn với các tác giả Nam Nam Bộ khác như Hồ Biểu Chánh hay Sơn Nam... Những chất liệu ngôn từ trên lại được khéo “nhúng” vào không khí của các cảnh đời “cải lương” một chút khi tạo nên các cảnh huống để cho nhân vật xuất hiện ,đã làm nên không khí dân dã, khiến độc giả dễ rơi nước mắt trước những cảnh đời éo le của các thân phận.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

4. Nhờ vốn từ và cách sử dụng các lối kết hợp từ ngữ đa dạng, tác giả đã

khắc họa được các tính cách khá điển hình trong một xã hội nông thôn đang bị quá trình đô thị hóa tác động một cách tàn nhẫn. Trong số các tính cách nhân vật mà chị đã khắc họa ở các tập truyện ngắn vừa khảo sát, nổi lên là 3 tính cách điển hình: nhân vật trí thức mới, người nông dân bị bần cùng hóa

người nghệ sĩ đau đáu nhiều giá trị nhân bản theo kiểu truyền thống nhưng

“sinh bất phùng thời”. Những chất liệu ngôn ngữ rất riêng này kết hợp với

cách bài trí ngôn từ kiểu “ý tại ngôn ngoại” đã cho thấy một Nguyễn Ngọc Tư đầy tài năng trong lối phản ánh hiện thực một cách chân thực và hồn nhiên. Chúng đã góp phần tạo nên một giọng điệu độc đáo trong làng truyện ngắn Việt Nam hiện đại: Nguyễn Ngọc Tư - người phát ngôn cho những cảnh đời ngang trái với một giọng buồn mênh mang cùng những nốt nhấn đầy chủ ý, do tác giả luôn luôn biết xót thương cho những thân phận nhỏ bé, trước một “cánh đồng bất tận”,ấm áp tình người nhưng cũng đầy sóng gió và bất trắc.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN VĂN

1. Câu và các kiểu câu trong ngôn ngữ truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư, Tc Từ điển học và Bách khoa thư, số 3 năm 2012.

2. Một vài đặc trưng Nam Bộ trong ngôn ngữ truyện ngắn Nguyễn

Một phần của tài liệu chất nam bộ trong ngôn ngữ truyện ngắn nguyễn ngọc tư (Trang 103 - 122)