6. Cấu trúc luận văn
3.1.3. Nhân vật trí thức
Trong các truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư, có 6/36 truyện ngắn viết về nhân vật người trí thức. Nhân vật người trí thức mặc dù xuất hiện không nhiều nhưng những nhân vật này cũng góp phần không nhỏ trong việc tạo ra sự kết đinh trong thế giới nhân vật . Những nhân vật này cũng có cá tính, tính cách cụ thể .
Trong truyện Văn về nông thôn, đến với Mút Cà Tha là tự nguyện. Nhưng sự tự nguyện của Văn lại ẩn chứa nhiều nỗi niềm:
“Hỏi làm sao buồn thì Văn cười, ủa, cháu có buồn gì đâu. Hỏi nhớ thành phố à, Văn cũng cười, không, thành phố có gì mà nhớ. Hỏi nghĩ sao mà tình nguyện về đất cù lao này, nghe tên Mút Cà Tha bộ không ớn sao. Văn (lại) cười, không, có nghĩ gì đâu, cháu trọ nơi hẻo lánh ít người..”.
[CĐBT, tr.20].
Văn đến với cù lao Mút Cà Tha đơn giản vì thích đến một nơi hẻo lánh để trốn tránh hiện thực . Tuy nhiên sự trốn chạy của Văn đôi khi lại là niềm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
vui, là hi vọng cho cư dân cù lao này. Mặc dù trong lời ngập ngừng của Văn dường như báo hiệu một sự khó bền với sự có mặt của anh nơi đây. Nhưng người dân Mút Cà Tha vẫn quan tâm anh và chào đón anh. Và sự trốn chạy của Văn chính là một minh chứng cho sự báo hiệu có chủ đích đó. Văn trở thành hiện thân cho sự chạy trốn.
Không giống với các nhân vật trí thức khác, Hậu được hiện ra với một số phận, một đau thương khác. Hậu thành đạt và hạnh phúc nhưng tất cả không còn ý nghĩa với Hậu sau nhát đâm oan nghiệt tại cua Bún Bò:
“Hậu chỉ nhếch một nụ cười tê dại, thấy mình quên thật rồi, điên thật rồi. Cả người đàn ông đứng trước mặt mình đây, là chồng, vậy mà bây giờ nhìn mặt thấy xa lạ, ghê tởm, thấy mình nẫu lòng ra, muốn chết quách đi cho rồi” [GT, tr.146].
Đây là lời độc thoại nội tâm của Hậu cho thấy sự thay đổi trong suy nghĩ của chị. Đến cả người chồng từng trải bao sóng gió mà chị cũng quên. Một sự đau khổ hay là một sự giải thoát? Hậu quên mất là mình có một người chồng nhưng lại có những cảm xúc yêu thương lạ kì:
“Có lần đi chợ gặp Thường, Hậu ung dung chào, hỏi. Xong đứng nấn ná ở đấy trông tim nó lồm cồm ngồi dậy nhói chơi, nhưng không ăn thua, nó
lặng như tờ” [CĐBT, tr.149].
Đó là nỗi đau, nỗi thất vọng lớn. Phải chăng sự đau đớn tột cùng đã dẫn con người đến với nhau. Những điều Hậu mờ mờ nhận ra sau khi sâu chuỗi tất cả những chi tiết: cô trưởng chi nhành miền Tây xinh đẹp, món tiền thất thoát, chồng Hậu và nhất là nhát dao oan nghiệt phải chăng chính là nguyên nhân dẫn đến tất cả:
“Hậu cũng khóc, trong vòng tay ấm mà nghe mình lạnh ngắt, khóc cho
một trái tim đã chết ngoẻo cù nèo” [GT, tr.149].
Qua lời độc thoại, ta thấy trái tim Hậu dường như đã chết thật rồi. Khi những cảm xúc yêu hận đã không còn thì lòng người trống rỗng. Nỗi đau không còn hiện hữu bởi đã quá đau. Và trái tim ấy không thể sống lại lần hai mặc dù đã có lần nó đập nhẹ nhàng trong lồng ngực Hậu. Tình cảm mà Nhâm dành cho Hậu đã trở nên mây khói lúc Nhâm hỏi Hậu vết thẹo do đâu. Hai con người, hai trái tim héo khô vì những nỗi đau không nguôi.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Nhân vật trí thức của Nguyễn Ngọc Tư mỗi người một cá tính, mỗi người một số phận không ai giống ai. Họ đều là những người được ăn học nhưng hiện thực lại đưa họ tới những nỗi đau riêng. Cách xử lí nỗi đau của họ dường như là trốn chạy. Họ không dám đối mặt với số phận, không dám nhìn thẳng để nhận ra mình.