Giọng buồn mênh mang

Một phần của tài liệu chất nam bộ trong ngôn ngữ truyện ngắn nguyễn ngọc tư (Trang 95 - 97)

6. Cấu trúc luận văn

3.2.1. Giọng buồn mênh mang

Có thể nói, ngay trong tập truyện Cánh đồng bất tận cái giọng buồn

mênh mang, sầu rứt” ấy càng lan toả khắp. Buồn vì cái nghèo vẫn không

chịu buông tha những người nông dân quanh năm “bán mặt cho đất bán lưng cho trời” trên những cánh đồng bất tận:

“Suốt những năm tháng sống tù đọng trên đồng, tôi có biết ai ngoài những người đàn ông quê mùa cũ kỹ. Tôi biết lấy ai trong số đó?Lấy một người cắm mặt xuống đất, mệt nhừ với vườn ruộng để mỗi khi giáp hạt, tôi nghe tiếng cạo cơm cháy của con, tiếng muổng dừa vét gạo dưới đáy thạp mà rát bỏng trong lòng? Hay tôi sẽ chọn một người chăn vịt, mê mỏi với những chuyến đi xa, sống cuộc sống hờ hửng tạm bợ, thấp thỏm với rủi ro...”

[CĐBT, tr.207] .

Và buồn vì những mặt trái của đô thị hoá nông thôn làm nảy sinh nhiều vấn nạn tiêu cực như trong truyện ngắn Cải ơi!:

Mùa nắng quay trở lại, ngã ba Sương mọc thêm chừng chục quán

nhậu nữa, muốn hay không quán công an phòng chống tệ nạn xã hội cũng phải để ý cái chòm lu bù nầy. Phía báo đài đang dòm ngó. Một bữa, họ ập vào, quay phim chụp hình búa la xua. Đám tiếp viên che mặt, ôm đầu, chỉ còn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Như vậy, buồn trước hết chính là giọng điệu, là âm hưởng chung chi phối cả hệ thống truyện ngắn của chị góp phần làm nên một “cái nhìn khắc khoải” về thân phận con người, về những nỗi đau, những dâu bể trong cuộc đời người dân thôn quê vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư, chúng ta thấy con người tuy phải hứng chịu nhiều bất hạnh , oan trái nhưng trong từng lời nói và trong sâu thẳm suy nghĩ của họ vẫn luôn ánh lên một niềm tin: những khó khăn, vất vả cùng những đau khổ nhất định rồi sẽ qua đi như: Cải ơi! , Cuối mùa nhan sắc, Làm má đâu có dễ, Biển người mênh mông, Thương quá rau răm, Nhà cổ, Một dòng suôi mải miết, Cánh đồng bất tận, Khói trời lộng lẫy, Nước như nước mắt...

Nói như Trần Hữu Dũng “Giọng buồn của Nguyễn Ngọc Tư không là tiếng than vãn thì thầm của một người lớn tuổi, nhưng là một lời thốt, lửng lơ, đứt ngang nhưng rất đủ của một người trẻ bỗng nhiên phát giác bất hạnh của

cuộc đời, mà vẫn hi vọng” [16,tr10].

Trong Biển người mênh mông là truyện nói về ông Sáu Đèo phải ngược xuôi tìm vợ suốt bốn mươi năm trải qua không biết bao nhiêu là cơ cực khó khăn. Trên hành trình ấy ông tình cờ gặp được Phi- một anh thanh niên sống rất có tình nghĩa và họ xem nhau như những người tri âm, tri kỷ. Có thể thấy âm hưởng và giọng điệu chung trong truyện ngắn này là nỗi buồn của hai con người một già một trẻ tình cờ gặp nhau. Cuộc đời của họ nhìn chung đều trải qua những niềm đau nên trong lòng cả hai đều chất chứa trong lòng những nỗi niềm và kỉ niệm riêng mà hai người đã lâu lắm rồi mới có dịp chia sẻ với người khác. Tuy rất buồn nhưng qua cách nói năng, giao tiếp của họ người đọc cảm nhân được một sự tin yêu cuộc sống và con người.

Ví dụ, đây là lời của ông già Sáu Đèo tâm sự với Phi: Ông biểu,“Sống một mình thì buồn lắm, chú em nên nuôi con gì đó, con... vợ thì tốt nhất, nếu chưa tính chuyện đó thì nuôi chó, mèo, chim chóc. Đừng nuôi sáo, nuôi sáo kết cuộc rồi cũng chia ly hà, nó hay sổ lồng, chết yểu. Kiếm thứ dân dã mà nuôi, để nhớ quê, nhớ gốc rễ mình, để đi đâu cũng muốn về nhà. Như qua,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Hay:“Ông Sáu cười,“Cha để coi, chỗ nào chưa đi thì đi, còn sống là còn tìm. Qua nhờ chú em một chuyện, chú em nuôi dùm con quỷ sứ nầy. Qua yếu rồi, sợ có lúc giữa đường lăn ra chết, để con “trời vật “nầy lại không ai

lo. Qua tin tưởng chú em nhiều, đừng phụ lòng qua nghe” [CĐBT,tr 102-103]

Có thể nói, trước những dâu bể thăng trầm của cuộc đời, con người không thể không buồn nhưng quan trọng hơn trước những dâu bể thăng trầm ấy, con người ta biết chấp nhận nó để có thể sống tốt hơn, để hiểu mình và hiểu đời hơn...

Tóm lại, trong cái nhìn về hiện thực cuộc sống, Nguyễn Ngọc Tư thường hướng cái nhìn xót xa và thông cảm đến những phận người không may trong cuộc đời. Điều này đã tạo nên một giọng buồn trong truyện ngắn của chị. Tuy vậy, Nguyễn Ngọc Tư không chỉ xót xa và thông cảm, chị còn tin yêu và luôn mong mỏi cho những phận không may ấy có được cuộc sống hạnh phúc dù là những hạnh phúc bình dị và nhỏ nhoi nhất để bù đắp cho sự độ lượng, vị tha và nghĩa khí của họ trong cuộc sống. Đây cũng chính là cái nhìn mang đầy tính nhân văn của nhà văn trẻ này.

Một phần của tài liệu chất nam bộ trong ngôn ngữ truyện ngắn nguyễn ngọc tư (Trang 95 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)