6. Cấu trúc luận văn
1.6.1. Vài nét về Nguyễn Ngọc Tư
Nguyễn Ngọc Tư (sinh năm 1976, quê ở xã Tân Duyệt, huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau), là một nữ nhà văn trẻ đồng bằng sông Cửu Long với những tác phẩm liên tục ra đời và liên tục đạt những giải thưởng cao của Hội nhà văn Việt Nam. Văn của chị không chỉ thu hút độc giả mà còn thu hút sự chú ý của những nhà nghiên cứu, phê bình…Nguyễn Ngọc Tư trở thành một trong số ít những cây bút trẻ hiện nay được dư luận đặc biệt quan tâm. Có thể nói, với những truyện ngắn ở giai đoạn đầu, Nguyễn Ngọc Tư đã mang đến một “hơi gió mát” (chữ dùng của Nguyên Ngọc) cho văn xuôi đương đại, trong bối cảnh văn chương hiện nay quá chú trọng vào khai thác những mảng đề tài về hiện thực cuộc sống đang diễn ra với những bụi bặm, va chạm và nóng bỏng của đời thường.
Có thể nói, thành công đầu tiên đến với Nguyễn Ngọc Tư bắt đầu từ tập truyện ngắn “Ngọn đèn không tắt” (2000) - tác phẩm đạt giải nhất cuộc vận
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
động sáng tác văn học tuổi 20 lần 2 do Hội Nhà văn Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp với báo Tuổi trẻ tổ chức. Từ thành công này, Nguyễn Ngọc Tư đã có những bước đi mạnh dạn hơn. Nhiều tác phẩm của chị liên tục xuất hiện như:
Ông ngoại (tập truyện thiếu nhi), 2001; Biển người mênh mông (tập truyện),
2003; Giao thừa (tập truyện), 2003 Nước chảy mây trôi (tập truyện và kí), 2004; Truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư (tập truyện), 2005…Và đặc biệt năm 2005, Nguyễn Ngọc Tư “đánh ùm” một tiếng trong làng văn Việt Nam với sự xuất hiện của “Cánh đồng bất tận”. Từ đây cái tên Nguyễn Ngọc Tư đã làm dấy lên mối quan tâm trong giới phê bình văn học và trở thành đề tài trong các câu chuyện văn chương.
a, Trên các mặt báo như: Văn nghệ, Tuổi trẻ, Lao động, Công an nhân dân, Sài Gòn tiếp thị và các trang Wep
b, Liên tục xuất hiện những bài phê bình, bình luận về truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư và “Cánh đồng bất tận”. Họ bàn tán về cô, tranh luận, bình phẩm về chị với nhiều thang bậc đánh giá. Nhà văn Nguyễn Khắc Phê cho rằng.Từ thực tế cuộc sống, nhà văn có tạo được “Thế giới nghệ thuật” của riêng mình, khi đó tác phẩm mới có sự dẫn dụ người đọc. Tôi nghĩ “Cánh đồng bất tận”; là một tác phẩm như thế. Và có thể nói, “Cánh đồng bất tận” là của riêng Nguyễn Ngọc Tư, là một khái niệm văn học chứ không phải là một khái niệm về địa lí, là một hoàn cảnh văn học được tưởng tượng ra bằng cơ sở của khái niệm tuổi thơ của…Nguyễn Ngọc Tư(ý của Mạc Ngôn, tác giả của Đàn hương hình, Báu vật của đời). Nhà nghiên cứu Phạm Xuân Nguyên cho rằng, với Cánh đồng bất tận, Nguyễn Ngọc Tư đã đưa ngòi bút của mình ra khỏi nhà, khỏi xóm đến với cánh đồng. Hình như phải sống giữa trời đất mới ra con người Nam Bộ, cả sự ngang tàng đến nỗi đớn đau… Nguyễn Ngọc Tư đã ném mình và nhân vật của mình ra cánh đồng cuộc đời xem họ vật lộn như thế nào. Và cả nhà văn và nhân vật đã thành công….
Song không chỉ nhận được lời khen, “Cánh đồng bất tận” cũng vấp phải không ít ý kiến trái chiều. Không ít người gán cho nhà văn có“vấn đề”. Trên báo Tuổi trẻ (ngày 30.11.2005), bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc nói rằng mình
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
chẳng hạn”khi “Nguyễn Ngọc Tư đã là một cơn gió mát rượi của đất phương
Nam bỗng trở thành cơn lốc, xoáy lên, chướng lên trên “Cánh đồng bất tận”.
Ông cho rằng ở đây Nguyễn Ngọc Tư như “muốn nhân danh cái gì đó, dàn
xếp cái gì đó, tô đậm cái gì đó, rồi dùng văn chương khuôn đúc nó lại”. Tuy
nhiên vượt lên trên tất cả, Nguyễn Ngọc Tư vẫn nhận được rất nhiều sự ngưỡng mộ, khích lệ, động viên. Độc giả Trần Thụy Anh Trang đã viết cho văn bức thư với nhan đề “Đừng dừng lại nghe chị”, với những dòng nhắn gửi đầy tâm huyết: “Hãy tiếp tục góp nhặt những vụn vặt phũ phàng, nhẫn tâm, độc ác của cuộc sống để tạo nên những đứa con tinh thần gai góc, ngang tàng”. Trên báo Tuổi trẻ (ngày 25.11.2005), nhà văn Nguyễn Quang Sáng viết tâm sự: “Cánh đồng bất tận khiến tôi nhớ nhiều truyện quá - văn chương mà đánh thức kỉ niệm trong lòng người đọc và gợi cho người đọc nhiều điều là điều rất hiếm. Đó là sức mạnh của văn chương, không phải nhà văn nào cũng
làm được. Với tôi, “Cánh đồng bất tận “là như vậy”.
Độc giả Trần Hữu Dũng, một Việt kiều Mĩ đã thể hiện sự yêu thích văn Nguyễn Ngọc Tư bằng việc thu thập các bài rải rác của chị trên trang Wep và lập nên trang Wep về chị. Lí giải việc yêu thích văn Nguyễn Ngọc Tư, Trần Hữu Dũng tâm sự: “Trước hết, cô là một nhà văn có biệt tài, trong văn phong cũng như trong những nhận xét vô cùng tinh tế của cô, ai đọc cũng thấy điều đó. thứ nữa là sự chân thật, đôn hậu, trong sáng tỏa ra Nam như tôi xúc động nhất là những phương ngữ, phương ngôn mà cô dùng. Tôi chưa bao giờ sống gần như trọn vẹn lại thời thơ ấu, ở quê hương tôi, như khi tôi đọc văn Nguyễn
Ngọc Tư”và ông tin rằng: “Mỗi lần về nước tôi thích giao du với các bạn trẻ.
Ở họ, và nhất là những người như Nguyễn Ngọc Tư, tôi thấy tương lai một
nước Việt Nam làm tôi vui và tin tưởng” [16, 3].
Nhà nghiên cứu Phạm Xuân Nguyên cho rằng, “Cánh đồng bất tận” đã chia sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư thành hai đoạn trước và sau nó. Cũng theo ông thì với “Cánh đồng bất tận” , Nguyễn Ngọc Tư “đã bắt đầu chạm vào vỉa
tầng cuộc sống của vùng đất cô sống và viết văn”. Có lẽ nhận thấy sự thay
đổi“tận gốc rễ” của nhà văn trẻ Cà Mau, nhà văn Nguyên Ngọc tuyên bố rằng ông đặt kì vọng vào chính nhũng người trẻ dám thử nghiệm như thế và hi vọng họ sẽ là người góp phần thay đổi bộ mặt văn học tẻ nhạt hôm nay.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Tiếp nối thành công của “Cánh đồng bất tận” Nguyễn Ngọc Tư tiếp tục ra mắt truyện Khói trời lộng lẫy (tháng 12.2010), và một lần nữa độc giả đắm mình trong không gian sông nước, cây trái , quang cảnh và lối sống của vùng đất phương Nam trù phú, mênh mông…
Năm 2008, Nguyễn Ngọc Tư được Hội nhà văn đề cử là nhà văn trẻ nhất từ trước đến nay được nhận giải thưởng văn học của khối Đông Nam Á tại Thái Lan.Chị cũng được Hội Nhà văn đề cử vì những đóng góp của chị vào đời sống văn học Việt Nam khoảng 10 năm gần đây. Có thể khẳng định: qua sự thành công của các tác phẩm,Nguyễn Ngọc Tư đã cho thấy sự độc đáo trong văn của mình. Đó là sự độc đáo của “quả sầu riêng” ở miệt vườn Nam Bộ - Nguyễn Ngọc Tư.