Sự đa dạng của tính cách nhân vật

Một phần của tài liệu chất nam bộ trong ngôn ngữ truyện ngắn nguyễn ngọc tư (Trang 79 - 83)

6. Cấu trúc luận văn

3.1.1.Sự đa dạng của tính cách nhân vật

Trong tác phẩm văn học, mỗi một nhân vật mang một tính cách nhất định. Tính cách là toàn bộ những đặc thù về lối sống, cách suy nghĩ, ứng xử của một nhân vật do nhà văn tạo nên, góp phần khu biệt với các nhân vật khác. Tính cách là hình ảnh con người được phác hoạ đến mức đủ rõ và đủ tính xác định, thông qua đó làm bộc lộ một dạng hành vi, suy nghĩ, lời nói có căn nguyên lịch sử, đồng thời cũng làm bộc lộ một quan niệm của tác giả về tồn tại con người. Tính cách trước hết là một thuộc tính thực tại vốn có của nhân loại (chẳng hạn, tâm lí học xem tính cách là tổng hoà những đặc điểm riêng, bền vững của cá nhân được hình thành và bộc lộ trong hoạt động giao tiếp, chi phối kiểu cách ứng xử tiêu biểu cho cá nhân ấy); đi vào nghệ thuật, nó trở thành đối tượng cho sự lí giải và đánh giá một khách thể nghệ thuật độc lập (so với tính cách trong xã hội học, tâm lí học). Tính cách trong văn học nghệ thuật là sự thống nhất hữu cơ giữa cái chung, cái mang tính trùng lặp, và cá thể, cái riêng không bị lặp lại; là sự thống nhất giữa cái có tính khách quan và cái mang tính chủ quan. Vì thế, tính cách trong văn học nghệ thuật hiện diện như một thực thể mới, như một nhân cách do nghệ thuật tạo ra, nhằm miêu tả một kiểu người của thực tại và soi rọi nó về mặt tư tưởng. Chính việc chứa đựng tính quan niệm hình tượng con người trong văn học làm cho khái niệm tính cách trong nghiên cứu văn học khác biệt so với hàm nghĩa của thuật ngữ này trong tâm lí học, triết học, xã hội học.

Trong tác phẩm văn học, sự hình dung về tính cách được tạo ra nhờ việc miêu tả những biểu hiện bề ngoài và bên trong của cá nhân nhân vật (tâm lí, ngôn ngữ, ngoại hình), nhờ những nhận xét về nhân vật ấy do tác giả và các nhân vật khác nêu ra, nhờ vị trí và vai trò của nhân vật trong sự phát triển cốt truyện. Sự tương quan trong phạm vi tác phẩm giữa tính cách và hoàn cảnh là

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

sản phẩm nghệ thuật của môi trường xã hội lịch sử, môi trường văn hoá tinh thần và môi trường tự nhiên; tương quan này tạo thành tình thế nghệ thuật. Sự đối lập giữa con người và xã hội, con người và tự nhiên, cũng như những mâu thuẫn nội tại của tính cách con người, được thể hiện trong xung đột nghệ thuật. Để xây dựng các nhân vật văn học với những tính cách điển hình, yếu tố đầu tiên các nhà văn sử dụng là ngôn từ.

Ngôn từ là phương tiện, chất liệu mang tính đặc trưng của văn học. Nói như M. Gorki “Ngôn từ là yếu tố thứ nhất của văn học”, là yếu tố đầu tiên mà nhà văn sử dụng trong quá trình sáng tạo tác phẩm văn học. Nó cũng là yếu tố đầu tiên trong sự tiếp xúc của người đọc với tác phẩm. Bất kì tác phẩm văn học nào cũng được viết hoặc kể bằng lời. Nếu không có ngôn từ sẽ không có văn học.

Trong tác phẩm văn học, ngôn từ đem lại cho người đọc những cảm xúc thẩm mĩ, xúc cảm được nhận biết thông qua những rung động tình cảm. Ngôn từ trong tác phẩm văn học là một hiện tượng nghệ thuật, có chức năng phản ánh hiện thực cuộc sống, đồng thời với sự phản ánh ấy, qua ngôn từ nhà văn bộc lộ tư tưởng tình cảm, thái độ của mình trước hiện thực. Cuối cùng qua ngôn từ nhà văn bao giờ cũng gửi gắm tới độc giả một điều gì đó.

Ở tác phẩm tự sự như truyện và tiểu thuyết, để xây dựng nên các nhân vật với những tính cách điển hình trong những hoàn cảnh điển hình thì ngôn từ chính là chất liệu chính, lá yếu tố đầu tiên mà nhà văn sử dụng. Ngôn từ không chỉ là phương tiện cụ thể hoá, vật chất hoá sự biểu hiện chủ đề, tư tưởng tác phẩm, cốt truyện mà còn là phương tiện thể hiện tính cách, bộc lộ cá tính hành vi, tâm lí của nhân vật trong tình huống cụ thể (Hoàn cảnh điển hình). Nó có chức năng khắc hoạ tính cách nhân vật thông qua việc miêu tả ngoại hình, hành động đặc biệt là mô tả sự phát triển tâm lí, tình cảm, những biểu hiện cuộc sống bên trong của nhân vật như: tâm trạng, suy nghĩ, phản ứng tâm lí tình cảm... (đời sống nội tâm). Nhân vật có sức hấp dẫn hay không, có giá trị phản ánh hiện thực hay không, điển hình hay không phụ thuộc rất lớn vào khả năng vận dụng và kết hợp ngôn từ của tác giả.

Chính vì thế, qua khảo sát 36 truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư, chúng tôi nhận thấy số lượng nhân vật được xây dựng khá đông đảo, và mỗi nhân

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

vật mang một nét cá tính riêng không ai giống ai. Cá tính nhân vật hiện lên thông qua lớp ngôn từ mà nhân vật sử dụng trong quá trình tham gia hội thoại. Do đó việc khắc hoạ tính cách nhân vật được thể hiện ở một số loại nhân vật tiêu biểu sau:

3.1.2.Nhân vật tài tử

Nguyễn Ngọc Tư đã dành nhiều trang văn để viết về những người nghệ sĩ tài tử. Mê đờn ca tài tử là một đặc điểm nổi bật trong tính cách của người Nam Bộ. Người ta có thể ngồi cả đêm để nghe kể truyện Lục Vân Tiên và bỏ cả công việc để nghe cải lương. Và như một duyên nợ, người Nam Bộ không thể xa những hình thức nghệ thuật này. Lớn lên trên quê hương Nam Bộ, dòng máu yêu cải lương có lẽ ăn sâu vào Nguyễn Ngọc Tư. Vì thế trong truyện ngắn của chị, Nguyễn Ngọc Tư đã dành những trang viết về những người nghệ sĩ tài tử. Số lượng 8/36 truyện ngắn chị dành viết về người Nam Bộ là cái nhìn đầy “tính nhạc” trong tâm hồn tác giả cũng như tâm hồn nhân vật. Nhân vật người nghệ sĩ của Nguyễn Ngọc Tư thường là những nghệ sĩ mang bản tính “di gan”. Họ không cố định ở một chỗ, trong họ có cái nhiệt huyết yêu nghề, có cá tính mạnh mẽ, táo bạo. Nhân vật có rất nhiều tâm trạng nhất là Phi trong Biển người mênh mông. Ở các nhân vật này lời nói luôn có sự băn khoăn, giằng xé, có cái uyển chuyển mang tính nghệ sĩ trong đó. Mỗi người là một thế giới riêng, khó hoà lẫn vào nhau. Vì thế nói đến Đào Hồng người ta nhớ ngay một người đàn bà xinh đẹp, kiêu kì, cả đời phụng sự nghệ thuật trong Cuối mùa nhan sắc; nói đến nghệ sĩ bỏ cả núm ruột của mình để đạt đến đỉnh cao nghệ thuật trong Làm má đâu có dễ:

Hồi ngoại Phi còn sống, thấy tóc anh ra hơi liếm ót bà đã cằn nhằn:

“Cái thằng, tóc tai gì mà xấp xãi, hệt du côn.“Phi cười”,Con làm nghệ sĩ, tóc phải dài chút đỉnh chớ, ngoại”. Ngoại anh nạt,“Người ta nhìn nghệ sĩ là nhìn

tài, nhìn tánh chứ nhìn mái tóc sao?” [CĐBT, tr.100].

Nhân vật Phi hiện lên khá chân thật và điển hình cho người nghệ sĩ. Theo quan niệm của Phi: là nghệ sĩ phải lãng tử, phải khác thường nên việc anh để tóc dài cũng là tạo phong cách riêng cho mình. Và đây cũng là đặc điểm dễ nhận thấy ở những người nghệ sĩ:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

“Phi tự hỏi, mình sống bê bối từ hồi nào vậy cà. Từ hồi nào thì phong trần, bụi bặm, khắc khổ, ăn bận lôi thôi, quần Jean bạc lổ chổ, lại rách te tua, áo phông dài quá mông, râu ria rậm rạp, móng tay dài, tóc dài. Từ hồi nào muốn soi kiểng phải lấy tay vẹt mớ râu tóc ra như người ta vẹt bụi ô rô”

[CĐBT, tr.101].

Đoạn văn lại vẽ lên chân dung Phi rất rõ nét. Một người nghệ sĩ lãng tử, bụi bặm và trong lòng luôn mang những nỗi niềm đa cảm. Và dường như sự phác hoạ chân dung này báo hiệu một hoàn cảnh éo le trong cuộc đời nhân vật Phi:

“Phi mười, mười lăm tuổi, đã biết rất nhiều chuyện. Thì ra, đã không còn cách nào khác, má mới bỏ Phi lại. Sau giải phóng, ba Phi về, xa nhau biền biệt chín năm trời, về nhà thấy vợ mình có đứa con trai chưa đầy sáu tuổi, ông chết lặng. Cũng như nhiều người ở Rạch Vàm Mấm này, ông ngờ rằng má Phi chắc không phải bị tên đồn trưởng làm nhục, hắn lui tới ve vãn hoài, lâu ngày phải có tình ý gì với nhau, nếu không thì giữ cái thai ấy làm gì,

sinh ra thằng Phi làm gì” [CĐBT, tr.101].

Qua lời của nhân vật ta thấy Phi là đứa trẻ bị coi là “lạ dòng” và từ nhỏ đã sống thiếu tình cảm của cha, của mẹ. Sự thiếu thốn tình cảm nhiều khi không được bù đắp mà thay vào đó là cái nhìn không thiện cảm của cha. Nhưng Phi không hư hỏng theo cái nghĩa xấu xa khi đi theo nghiệp hát. Trong Phi vẫn nặng những yêu thương và được sự yêu thương của ngoại. Có lẽ vì thế mà Phi thấu hiểu được sự cô đơn, thấu hiểu được những tình cảm con người cao quý và thấu hiểu được cái giá của người nghệ sĩ:

“Nhưng lần nào anh cũng đứng nghe anh hát, hết bản, vỗ tay xong ông cũng “boa”, không phải cái kiểu kẹp tờ giấy bạc giữa hai ngón tay rồi phe phẩy trước mặt anh, ông từ tốn rút trong túi ra tờ giấy bạc hai ngàn, nhét vào túi Phi rồi cài nắp túi cẩn thận. Trân trọng như trân trọng người nghệ sĩ”.

[CĐBT, tr.107].

Phi là một người nghệ sĩ chân chính chứ không phải là kẻ ăn xin, kẻ được bố thí. Và anh trân trọng những người như ông Sáu. Đồng cảm với ông Sáu trong sự cô đơn và chia sẻ với ông những tình cảm đau thương trong cuộc đời ông Sáu.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Viết về người nghệ sĩ, có lẽ Nguyễn Ngọc Tư dành cả ngòi bút của mình khi xây dựng hình tượng Đào Hồng trong Cuối mùa nhan sắc,một nhân vật theo nghề đàn ca khi còn rất trẻ:

“Đào Hồng chưa uống cạn ly trà ông đã hỏi thẳng, không cưỡng lòng được:“Vậy chứ cô Hồng có muốn lấy chồng chưa?”. Đào Hồng cười: “Tôi

đã nguyện với Tổ cả đời theo nghiệp hát”[CĐBT, tr.89].

Qua lời đối thoại, nhân vật Đào Hồng đã thể hiện mình là người nghệ sĩ sẽ suốt đời mình theo nghiệp đờn ca. Bà coi bà sinh ra để là nghệ sĩ, bà sinh ra là để phục vụ nghệ thuật chân chính. Và vì thế cuộc đời bà gắn với gương mặt nghệ sĩ và ánh đèn sân khấu. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Qua việc tìm hiểu người nghệ sĩ, dường như ta thấy số phận hẩm hiu chung của những người nghệ sĩ được miêu tả trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư. Mỗi nhân vật một số phận nhưng mỗi người họ đều có một sự cô đơn và một tình yêu nghệ thuật diệu kì. Có thể họ tìm đến với nghệ thuật với nhiều con đường khác nhau nhưng tình yêu ca hát chính là thứ duy nhất đưa tất cả họ đến với nghệ thuật.

Một phần của tài liệu chất nam bộ trong ngôn ngữ truyện ngắn nguyễn ngọc tư (Trang 79 - 83)