Sinh hoạt và phong tục

Một phần của tài liệu chất nam bộ trong ngôn ngữ truyện ngắn nguyễn ngọc tư (Trang 70 - 74)

6. Cấu trúc luận văn

2.5.1.Sinh hoạt và phong tục

Con người Nam Bộ, cá tính Nam Bộ thể hiện khá rõ nét trong đời sống sinh hoạt của họ và qua ngôn từ tác phẩm. Thông qua lời thoại nhân vật, những hoạt động sinh hoạt đời thường hiện lên rõ nét nhất. Có thể nói 36 truyện ngắn là 36 không gian riêng với những nhân vật điển hình.

Hiện thực trong tác phẩm của Nguyễn Ngọc Tư chủ yếu được nhìn từ chỗ đứng thể hiện lòng tự trọng của những người dân quê. Tự trọng vì trong “bức tranh” hiện thực ấy là những giá trị văn hoá bao đời của cha ông. Với Nguyễn Ngọc Tư, làng quê nông thôn tuy nghèo khó nhưng rất thân tình và ấm áp. Trong truyện ngắn Huệ lấy chồng, Nguyễn Ngọc Tư tái hiện cảnh sinh hoạt chuẩn bị cho một đám cưới quê rất đặc trưng của vùng Đồng bằng sông Cửu Long như sau:

Vẫn còn tiếng lụp cụp, rộn ràng của mấy cây dao chặt vào mặt thớt

mù u. Vẫn tiếng nói cười xao động từng chòm nhóm của các chị, các dì trong bếp. Tiếng máy đèn chạy tạch tè. Đằng trước rạp, nhóm ca cải lương dạo đờn lửng ta lửng tửng rồi ai đó vô câu vọng cổ ngọt xớt. Không biết vô tình hay cố ý, anh chàng nọ kê micro gần miệng mà uống rượu. Nghe đánh cái chóc giòn

thiệt giòn rồi khà ra tuồng như cay đắng lắm, chua xót lắm, bắt thèm

[CĐBT, tr.37].

Hay trong truyện ngắn Nhà cổ, Nguyễn Ngọc Tư viết rất xúc động về nguyên nhân hai anh em nhân vật Tứ Hải không chịu bán căn nhà cổ xiêu quẹo, mục nát: “Nhân Phủ” của anh cách nhà tôi một hàng rào cặm bằng cây bình bát, đó là ngôi nhà cũ kĩ, già nua nhất làng cổ Phương Điền. Nghe kể, ông Tổ nhà anh Tứ Hải đã đứng ở dưới cây vông nem trước nhà, bảo tốp thợ ông muốn làm một ngôi nhà đẹp nhất, rộng nhất xứ nầy, một ngôi nhà thật lớn cho tất cả con cháu ông khi sinh ra đều có chỗ cho mình. Ròng rã hơn ba mươi năm, những người thợ xứ Quảng đã làm nên một kiệt tác nhà rường Nam Bộ, nghiêm cẩn công phu chạm trổ từng chi tiết nhỏ, từ cây cột cái tới ngạch cửa, từ những cánh cửa tới mấy cái bậc tam cấp lối vào... Nghe kể, khi làm “Nhân Phủ”, người ta đã cúng đủ mười lễ, nên nó điềm nhiên đi qua hai

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

cuộc chiến tranh mà không có một vết tích nào. Năm 1972, Mỹ - ngụy cho bom đạn cày xới dữ dội vùng nầy, nhưng chỉ có quả bom rớt sau nhà, thành

một cái ao bông súng” [CĐBT, tr.64].

Như vậy, chúng ta hình dung đến một ngôi nhà lộng lẫy có được do sự khéo léo của những người thợ tài hoa. Ngôi nhà đẹp nhất xứ, rộng nhất xứ mà ở đó con cháu của chủ đều có chỗ cho mình. Ngôi nhà ấy là chứng nhân cho một thời giàu sang, quyền quý của con người nơi đây.

Tương tự vậy, trong truyện Một mối tình, người đọc cũng bắt gặp một không gian kỉ niệm mang đậm chất văn hoá truyền thống của cha ông. Nhân vật Trọng trong truyện - một thanh niên còn trẻ nhưng rất có ý thức trong việc nâng niu, gìn giữ nếp văn hoá bao đời của gia đình mình qua bao thế hệ:

Nhà Trọng có một cái lạ nữa là trên bàn thờ lúc nào cũng chong đèn, ngày

tháng nầy qua ngày tháng khác, năm nầy qua năm khác, ngọn đèn truyền từ đời cố Trọng, nội rồi tới Trọng, không bao giờ được phép tắt. Chiều nào chị em tôi đi ngang qua cũng thấy Trọng lọ mọ ngồi lau cái bóng đèn hột vịt ám khói, châm dầu bằng cái vẻ thành kính, nâng niu. Lúc đó, tôi ước thầm, phải chi Trọng ngỏ lời thương, tôi sẽ làm hết thảy công việc đó thay Trọng đến

suốt đời, đến khi trở thành bà già cóc kiết, tôi giữ lửa thì hay biết mấy”

[GT, tr.117].

Không gian sinh hoạt của gia đình người Nam Bộ còn được hiện lên

qua Cánh đồng bất tận.

Má tôi hay mang xoong chảo ra bực sông chùi lọ nghẹ, sẵn đón ghe

hàng bông mua ít rau cải tươi và bán lại những quày chuối chín bói trong vườn. Dần dần, buổi chiều đám thương hồ hay lại neo ghe chỗ mấy cây mắm

trước nhà” [CĐBT, tr.167].

Không gian sinh hoạt của gia đình người Nam Bộ trong Cánh đồng bất tận hiện lên đó là một không gian yên bình, êm ả của của cuộc sống thôn dã. Những sinh hoạt mang tính cá nhân cũng như mang tính cộng đồng được chuyển tải khá đắt. Không gian sinh hoạt được biểu thị qua hình ảnh má hay mang xoong chảo ra bực sông chùi lọ ghẹ. Không gian sinh hoạt xã hội được thể hiện qua sự giao lưu, buôn bán, trao đổi sản vật.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Không nhà lầu, xe hơi, không tiểu thư khuê các, không hào nhoáng xa hoa nhưng không gian Nam Bộ hiện lên với nhiều vẻ và bề kích. Ở đó có cái rộng lớn, mênh mông của sông nước; có cái bao la bát ngát của ruộng đồng; có cái ấm áp của những mái nhà đậm nghĩa tình và có cả sinh hoạt mang tính chất cá nhân. Tất cả đều tập trung thể hiện một không gian sống động, mộc mạc, dung dị. Với chất giọng Nam Bộ đặc trưng và sự ùa vào của khẩu ngữ đã góp phần tạo bối cảnh cho truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư đậm chất Nam Bộ khi miêu tả không gian.

2.5.2.Đồng quê Nam Bộ

Có một thứ không thể nào thiếu được trong tất cả 36 truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư. Đó là sông nước: sông bốn phía, nước tứ bề! Quơ chỗ nào cũng đụng nước, ngó chỗ nào cũng thấy sông. Nước là nền, sông là dòng cho ngòi bút của chị triền miên tuôn chảy.

Không gian sông nước Nam Bộ hiện lên rất cụ thể, sinh động.Ví dụ

Người đọc sẽ cảm nhận được chất Nam Bộ thể hiện khái quát ở nhiều

phương diện của tác phẩm...Trong tác phẩm của chị có một không gian Nam Bộ với những loại cây, tên gọi nghe quen quen, dân dã:“mắm, đước, sú, vẹt, bần, tra, chàm, ô rô...”, với những vàm, kinh, rạch, xẻo, tắt chằng chịt, mà tên gọi cũng gợi trí tò mò, tìm hiểu ở người đọc:“vàm Cỏ Xước, kinh Mười

Hai...” [5, tr3]. Đọc truyện Nguyễn Ngọc Tư, người đọc không những được

thưởng thức những câu chuyện thắm đượm tình người mà còn cung cấp thêm nhiều cứ liệu văn hoá rất bổ ích. Ví như người đọc sẽ hiểu thêm về chợ nổi ở Nam Bộ ; hay hiểu thêm về những gia đình, những con người cả đời phải bươn chải, mưu sinh trên những chiếc ghe theo từng con nước lớn, ròng được chị tái hiện rất chân thật, sinh động nhưng cũng không kém phần mượt mà và duyên dáng. Trong truyện Nhớ sông có đoạn: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

“Lúc đó con Thuỷ còn mềm xèo nhỏ xíu như con mèo mướp. Hệt như Giang, nó lớn lên trên ghe. Lúc buôn bán, lúc nấu cơm, ông Chín không bồng được, Giang buộc sợi dây dù vô chân nó, đầu kia Giang buộc vô mũi ghe...

Bây giờ hỏi lại, Giang nói không có con kinh, con rạch nào mà ghe chưa đi qua, không có con đường ngang ngõ tắt nào mà ông Chín không biết. Xuôi

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Hay trong truyện Một dòng xuôi mải miết người đọc sẽ phần nào hiểu thêm về nghề “nuôi vịt chạy đồng” trên những cánh đồng mênh mang, bạt ngàn “cò bay thẳng cánh” rất đặc trưng ở vùng sông nước Nam Bộ:

Mùa gặt năm nào anh cũng xuôi ghe chở bầy vịt đổi đồng về xóm

Rạch Giồng này. Rồi cất cái chòi lợp bằng lá chuối, quây lưới cầm vịt trên khúc đê trồng so đũa. Từ chỗ này, mỗi ngày anh lang thang lùa vịt đi ăn khắp cả vạt đồng, qua tới vườn Xóm Lung. Tới khi người ta bừa đất chuẩn bị sạ vụ

mới, Sang lại ra đi” [GT, tr.107].

Cuộc sống gắn với sông nước hiện lên đầy đủ gắn với nhân vật Tôi

trong Dòng nhớ:

“Nửa đêm, má tôi đi ém mùng lại, tôi thức giấc, ngó ra chỉ thấy đốm lửa lập loè, lúc đỏ rực, lúc lại tắt thiu thiu. Má tôi ngồi trong mùng lặng lẽ nhìn ba, còn ba thì nhìn ra sông. Sông cách nhà một cái bến dài chẻ ngang đám dừa nước. Nếu không vướng tầm mắt vào đám ô rô mọc lởm chởm chồm từ mé lá lên, không vướng mấy bụi ráng, bụi lức dại, có thể thấy lồng lộng một khúc sông. Đêm sáng tó trăng, ngồi trên nhà có thể thấy một dòng chảy líu ríu, sáng loáng. Ban đêm, con sông trước nhà tôi không ngủ, nó thức theo những chuyến tàu rầm rì chảy qua, theo tiếng mái chèo quẫy chách bụp rất đều. Dài từ ngã ba Vàm đến đây, nước chảy êm, khuất gió, những chiếc ghe đi đêm hay đậu lại, nghỉ ngơi. Lâu lâu, có chiếc bông hàng ghe lặng lẽ neo lại ngoài bến nhà tôi, treo ngọn đèn chong lên cây đước chơm chởm những cái nhánh con, mỗi nhóm lủng lẳng trái khóm, trái bầu dầm nắng mưa đã teo héo. Không thấy bóng người, chỉ nghe tiếng gàu tát nước cọ vô xuồng xao xác. Hừng đông chạy xuống bến thì ghe đã đi rồi. Những đêm đó, ba tôi hút thuốc dữ, cứ nhìn chong chong ra ngọn đèn đỏ ối,

nhỏ nhoi, buồn hiu ngoài kia” [CĐBT, tr.125].

Qua đoạn văn trên, nhân vật “tôi” đã vẽ nên một bức tranh tiêu biểu về không gian miền quê Nam Bộ đầy chất thơ và nhạc. Không gian ấy hiện lên là hình ảnh những khúc sông lồng lộng với những bụi ô rô, bụi lức dại, những

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

cây đước; với vẻ đẹp lung linh của ánh trăng soi toả khúc sông. Và dòng sông ấy đang vận động theo những chi lưu, có hành trình đi rõ ràng, có những lúc dữ dội nhưng có những lúc êm đềm. Và để làm nên sự sống động con sông là sự có mặt của những con thuyền đang dọc ngang theo những hành trình đã định... Và dòng sông của tự nhiên ấy dường như cũng là những dòng sông cuộc đời, những dòng sông thấm thía tình người, tình đời. Người Nam Bộ gắn kết dòng sông như máu và thịt. Dòng sông trở thành những người bạn tâm tình, nơi lưu giữ suốt cuộc đời của người dân nơi đây. Trên dòng sông này, cha của nhân vật “tôi” trong Dòng nhớ chưa một ngày nguôi thao thức. Tất cả đều gắn với cuộc đời với dòng sông. Dòng sông trở thành một không gian văn hoá cho người Nam Bộ sinh sống. Trong Cánh đồng bất tận có đoạn:

Và dường như cách giao tiếp ngấm ngầm của tôi và Điền cũng trong

chuỗi bất thường, nó làm cho mối quan hệ với cha thêm rời rạc. Những bữa ăn nối tiếp nhau trong im lặng. Lúc và cơm, tôi hay bị ảo giác, tưởng mình đang ngồi trên cánh đồng của chín năm trước. Một cánh đồng miên viễn với gió lắt lay những khói nắng héo xèo, một nhúm mây rất mỏng và rời rạc bay tha thểu trên cao. Đường chân trời mờ mờ xa ngái. Một vài gò mả loang lổ dưới chòm trâm bầu. Tiếng chim kêu nhỏ từng giọt thiu thỉu. Mùi rạ mới quyện với bùn tanh tanh. Bầy vịt rúc đầu vào nách, ngủ ơ hờ dưới bóng cây tra treo từng chùm bông vàng tuyệt vọng lay như những chiếc chuông câm.”

[CĐBT, tr.195].

Lời của “tôi” trong Cánh đồng bất tận lại vẽ lên một không gian vời vợi, một không gian ảm đạm đặc thù của miền đất trũng Nam Bộ. Phải chăng trên những cánh đồng thẳng cánh cò bay, một vài ngôi làng nho nhỏ sao lấp được khoảng không gian vô tận kia. Những người nuôi vịt chạy đồng phải chăng cũng góp phần cho khoảng không gian ấy bớt cô đơn, hiu hắt.

Một phần của tài liệu chất nam bộ trong ngôn ngữ truyện ngắn nguyễn ngọc tư (Trang 70 - 74)