6. Cấu trúc luận văn
3.2.2. Giọng trầm tĩnh, đắng đót
Trước hết, có thể thấy giọng điềm nhiên, trầm tĩnh trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư được thể hiện qua nhịp điệu kể chuyện rất từ tốn, chậm rãi của nhân vật người kể chuyện.
Mở đầu truyện ngắn Cải ơi! người đọc bắt gặp nhịp kể chậm rãi, từ tốn của người kể dù đang thuật lại tình cảnh khó khăn bi đát của các nhân vật - một nhịp kể thể hiện sự tỉnh táo và điềm nhiên của tác giả trong quá trình phản ánh sự khốn khó của con người trong cuộc sống.
Bên cạnh lối kể chuyện với nhịp điệu chậm rãi, từ tốn,lối trần thuật bình thản đôi khi lạnh lùng, người đọc còn nhận ra giọng điệu điềm nhiên, trầm tĩnh của Nguyễn Ngọc Tư ở sự cân nhắc trong việc sử dụng ngôn từ rất mềm mỏng và nhẹ nhàng. Nguyễn Ngọc Tư không chửi rủa, không mạt sát, không văng tục, không tỏ ra cay cú..., khi đề cập đến những vấn đề tiêu cực trong cuộc sống .
Nguyễn Ngọc Tư thường chọn cách nói nhẹ nhàng, khi thuật về tình cảnh đáng thương của Sương - cô gái giang hồ sau một đêm đi “thương lượng “
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
với “những người có trách nhiệm” của địa phương (về việc đàn vịt của gia đình Út Vũ bị nhiễm bệnh) trong truyện ngắn Cánh đồng bất tận:
“Một người nuốt nước miếng, ánh nhìn ham muốn như mũi kim thò ra
khỏi bọc, lơ láo. Mắt ông ta lột trần chị, và toan tính một thoáng. Người còn lại có vẻ thú vị, háo hức như sắp xem được một vở cải lương hay. Chị thấu hiểu đàn ông đến nỗi, ngay lập tức chị ngó về phía chúng tôi, ngầm báo, cuộc thương lượng (về một sự đổi chác) đã kết thúc rồi... chị trở về khi trăng rạng rỡ trên đầu (mãi sau nầy, tôi vẫn còn ghê sợ cái màu trắng ấy). Ông quần quệt vào cỏ ướt đẫm sương. Hơi rượu quyện với mùi thuốc lá làm tôi chạo chực. Nhác thấy hai chị em tôi ngồi thù lù, chị kêu lên, trời đất, hai cưng chờ chị chi vậy. “Chị đã làm đĩ quen rồi, mấy chuyện nầy nhằm bà gì mà mấy
cưng buồn?” [CĐBT, tr.203].
Có thể nói tuy không dùng những lời lẽ đao to búa lớn, không quát tháo, không thoá mạ... nhưng người đọc vẫn cảm nhận được cái nhìn phê phán của Nguyễn Ngọc Tư trước những vấn đè tiêu cực trong cuộc sống. Đồng thời cũng cảm nhận nỗi xót xa và thương cảm, đau đớn của nhà văn dành cho số phận không may trong cuộc đời. Đây là thành công của chị trong việc sử dụng ngôn ngữ mềm mại, nhẹ nhàng, đầy nữ tính để tạo nên một giọng điệu điềm nhiên, trầm tĩnh nhằm lột tả bản chất của những sự việc mà chị phản ánh. Về điều này, nói như nhà văn Dạ Ngân, là Nguyễn Ngọc Tư có giọng “điềm đạm mà thấu đáo”. Hay như Tấn Kiệt trong “Sông nước Hậu Giang và Nguyễn Ngọc Tư” thì Nguyễn Ngọc Tư có giọng văn “... thành thật hiền hoà, không xốc táp ngang
ngược; không có những kiểu nói om sòm mà rỗng tuếch”.
Một điểm quan trọng nữa giúp nhận ra giọng điệu của chị chính là lối kể chuyện bình thản, có phần dửng dưng của chị. Những lúc như vậy người đọc, nhân vật người kể chuyện có khi đứng ngoài xưng “tôi”, có khi nhập vào nhân vật nhưng thực chất trong lòng đau đớn, xót xa... Vấn đề này thể hiện rõ nhất ở những câu văn mà tác giả cố tình (để cho nhân vật kể chuyện trong quá trình trần thuật) mở ngoặt đơn để “giải thích”, “chú thích” thêm một điều gì đó.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Ví dụ: Trong Một trái tim khô: “Hậu chỉ biết tê tái hỏi một câu, “sao
anh đành đoạn giết em”,(trời đất ơi, chắc là hết chuyện nói rồi.) [CĐBT,
tr.146]. Hay trong Thương quá rau răm: “Quẹo qua quẹo lại, nói đất nói
trời (chỉ thiếu nói lời thương yêu), cuối cùng hai đứa ra bãi đào khoai”
[CĐBT, tr.23].
Chúng tôi đã thống kê về những dấu ngoặt đơn trong ba tập truyện với 36 truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư và thu được kết quả như sau:
-Tập truyện Cánh đồng bất tận: 115 lượt -Tập truyện Giao thừa: 95 lượt
-Tập truyện Khói trời lộng lẫy: 78 lượt
Có thể nói, đây là nét sáng tạo trong cách trần thuật của Nguyễn Ngọc Tư, góp phần làm nên giọng điệu điềm nhiên, trầm tĩnh rất độc đáo của chị. Chính sự xuất hiện những dấu ngoặt đơn làm cho câu chuyện thêm phần khách quan và sinh động hơn.
Như vậy, có thể thấy bên cạnh âm hưởng và giọng buồn nhưng không chán chường ủ dột, thì sự điềm nhiên và trầm tĩnh là giọng điệu chủ yếu góp phần làm nên phong cách nhà văn trẻ Nguyễn Ngọc Tư.
3.3. Thử phác họa “cái tạng” Nguyễn Ngọc Tƣ qua truyện ngắn
Theo Từ điển thuật ngữ văn học (do Lê Bá Hân, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi chủ biên) thì: "Nội dung tác phẩm là hiện thực cuộc sống được phản ánh trong sự cảm nhận, suy ngẫm và đánh giá của nhà văn. Đó là một hệ thống gồm nhiều yếu tố khách quan lẫn chủ quan xuyên thấm vào nhau" [27,tr20]. Giáo sư Lê Ngọc Trà trong Lý luận và văn học cũng cho rằng văn học không phải không phản ánh, mô tả hiện thực, nhưng đừng nên xem đây là nhiệm vụ hàng đầu và bao trùm của nó. Nội dung của tác phẩm văn học vì vậy cũng chứa đựng trước hết không phải hiện thực được phản ánh, mà là tư tưởng, tình cảm của nhà văn. Đồng tình với những quan điểm trên, trong quá trình đi vào tìm hiểu phong cách trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư ở bình diện nội dung tự sự, có thể thấy một số khía cạnh sau:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Phần nhiều truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư chủ yếu xoay quanh phản ánh tình cảnh nghèo khổ của ba đối tượng người dân ở vùng quê đồng bằng sông Cửu Long đó là:
Thứ nhất, tình cảnh những người nông dân quanh năm vất vả mưu sinh trên những “cánh đồng bất tận” như những truyện: Cái nhìn khắc khoải, Một
dòng xuôi mải miết, Cánh đồng bất tận... ; hay tình cảm của những người dân
sống kiếp thương hồ trên những dòng sông, con đò... như: Nhớ sông, Biển
người mênh mông, Dòng nhớ...
Đây là tình cảnh vất vả của ông Hai trong Cái nhìn khắc khoải được Nguyễn Ngọc Tư ghi lại một cách chân thực:
“Ông làm nghề nuôi vịt chạy đồng. Hôm nay ở đồng rạch Mũi, ngày mai ở nhà Phấn Ngọn, xa nữa lại dạt đến Cát Bà không chừng. Ông đậu ghe, dựng lều, lùa vịt lên những cánh đồng vừa mới gặt xong, ngó chừng chừng qua những cánh đồng lúa mới vừa chín tới và suy nghĩ về một vạt đồng khác lúa vừa no đòng đòng. Đời của ông là một cuộc đời lang bạt. Một cuộc sống trên đồng khơi. Chòi cắm ở đâu cũng được, miễn có chỗ khô ráo cho ông nằm.” [CĐBT, tr.50].
Thứ hai, tình cảnh những nghệ sĩ đã cuối mùa nhan sắc phải mưu sinh và sống lay lắt nơi đầu đường cuối chợ như: Đời như ý, Cải ơi!, Cuối mùa
nhan sắc, Làm má đâu có dễ, Nước như nước mắt, Bởi yêu thương...
Đời như ý là câu chuyện đau lòng về hàng loạt những số phận hẩm hiu
trong một gia đình bất hạnh. Chú Đời là một hành khất mù cùng với gia đình bé nhỏ của mình phải lang thang rong ruổi khắp các nẻo đường để tìm miếng ăn. Gia đình của chú Đời gồm bốn thành viên: chú Đời mù loà, người vợ nửa điên nửa tỉnh và hai con gái là bé Như và bé Ý. Cuộc đời của chú Đời còn khổ hơn cả “đời cô Lựu” trong một vở tuồng cải lương nổi tiếng: “Không ai biết chú khổ cả hơn ... cô Lựu. Chú Đời dẫn cả nhà rời chợ Cũ, Cầu Nhum lang thang lúc con Ý mới bồng nách. Gồng gánh như một gánh hát, chú ca cải lương bán vé số kiến thiết. Vợ chú nửa điên nửa tỉnh, không biết có phải vui
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Cuối cùng, tình cảnh những người phụ nữ phải đánh đổi cả thân xác để kiếm sống và những đứa trẻ tuổi thơ của nó bị đánh cắp phải sớm bươn chải, lặn lội tìm kế sinh nhai như: Làm mẹ, Cánh đồng bất tận, Rượu trắng, Bởi yêu thương, Duyên phận so le...
Trước cuộc sống nghèo khó, những người phụ nữ đôi lúc không còn sự lựa chọn nào khác là phải chấp nhận đánh đổi cả thân xác mình để tồn tại. Ai mà không nhói lòng khi đọc những đoạn văn miêu tả tình cảnh chẳng đặng đừng của những người phụ nữ thôn quê nghèo khó như những đoạn văn sau trong Cánh đồng bất tận: “Chúng tôi đã gặp rất nhiều, rất nhiều người phụ nữ giống chị. Cứ mỗi mùa gặt, họ lại dập dìu trên đê, lượn lờ quanh lều của những thợ gặt, những người đàn ông giữ lúa và bọn nuôi vịt chạy đồng. Họ cố làm ra vẻ trẻ trung, tươi tắn nhưng mặt và cổ đã nhão ra, nhìn kĩ phát ứa
nước mắt.” [CĐBT, tr.160] hay: “Chị làm đĩ quen rồi. Mấy chuyện này mà
nhằm bà gì! Mấy cưng đừng lo” [CĐBT, tr.160].
Qua những vấn đề trên, chúng tôi nhận thấy rằng đây là một nỗi ám ảnh khôn nguôi của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư trong cái nhìn về hiện thực cuộc sống của những người dân nghèo ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, Dĩ nhiên, chúng ta cũng cần phải hiểu rằng, những vấn đề trên không phải là toàn cảnh cuộc sống của người dân vùng đồng bằng sông Cửu Long hiện nay mà chỉ là một góc nhìn riêng của chị về một “góc khuất” trong cuộc sống xã hội mà thôi. Như chúng ta đã biết đồng bằng sông Cửu Long vốn được mênh danh là “vựa lúa, vựa lương thực lớn nhất cả nước”; thế nhưng ở đâu đó trên xứ sở phù sa màu mỡ, ruộng vườn cây trái sum xuê này vẫn còn những bộ phận người dân đang hàng ngày, hàng giờ “vật lộn” với cái nghèo. Đây là một thực tế mà Nguyễn Ngọc Tư- một nhà văn vốn sinh ra và lớn lên trên mảnh đất này đã nhìn thấy, đã dũng cảm phơi bày lên trang viết của mình để người đọc hiểu, thông cảm và chia sẻ.
3.3.2. Những kí ức buồn
Đây là một trong những mảng nội dung tự sự quan trọng trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư. Người đọc sẽ bắt gặp trong truyện ngắn của chị hình ảnh những con người thuộc mọi thành phần, mọi lứa tuổi lúc nào sống
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
trong nỗi nhớ niềm thương về những nơi mà họ đi qua; về những kỉ niệm với những người họ từng gặp gỡ thương yêu trên bước đường mưu sinh; hoặc những biến cố trong cuộc đời của chính họ hay của những người thân quen.
Ngay ở cách đặt tên truyện thôi cũng đã gợi lên cho người đọc một cảm giác về những cái gì đó thuộc về tiềm thức, thuộc về kỉ niệm như: Nhà cổ,
Hiu hiu gió bấc, Mối tình năm cũ, Ngày đã qua, Thềm nắng sau lưng... Bên
cạnh đó hàng loạt những từ mở đầu những đoạn văn mang ý nghĩa hồi tưởng về những chuyện xảy ra trong quá khứ, trong tiềm thức như: hồi đó, sau nầy, bây giờ, hồi xưa, cái hồi, bữa nọ ...
Dễ thấy nhất trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư là những “dòng nhớ”, những dòng kí ức của những ông già Nam Bộ về một thời tuổi trẻ như: ký ức về một thời chiến đấu bảo vệ quê hương làng mạc, ký ức về lỗi lầm nào đó mà chính họ đã vô tình gây ra và đặc biệt nhất ký ức về mối tình dang dở thời trai trẻ.
Không chỉ đề cập đến kí ức của những bậc cao niên, truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư còn ghi lại những dòng kí ức của những thanh niên, trai trẻ như Xuyến trong Duyên phận so le, của nhân vật xưng tôi trong “Một dòng
xuôi mải miết”...
Trong Nhớ sông, người đọc bắt gặp hình ảnh Giang- cô gái dù đã có chồng và theo chồng lên đất liền sống rồi nhưng lòng lúc nào cũng cồn cào một nỗi “nhớ sông” đến kì lạ của cô người đọc chợt nhân ra, cô không chỉ nhớ sông, nhớ ghe vì đó là mái ấm một thời của cô mà sâu xa hơn đó còn là ký ức về một nỗi đau, nỗi buồn khôn nguôi về người mẹ đã vĩnh viễn gửi xương thịt mình trên sông nước trong một tai nạn bất ngờ. Mở đầu truyện ngắn người đọc bắt gặp dòng hồi ức này của cô:
“Mỗi lần qua cái sông Cái Lớn, Giang lại nghĩ, chắc tới già, tới chết
mình sẽ chẳng bao giờ rời chiếc ghe nhỏ này đâu. Cũng khúc sông này, năm Giang mười tuổi, má Giang chết. Hôm đó trời mưa nhỏ, nhưng gió chiều, gió tạt tay chiều liêu xiêu. Nước từ vàm sông cuồn cuộn đổ ra. Chiếc ghe bạt nước tấp vô xà lan trở cát. Ông Chín, ba Giang chống đằng mui ghe, má
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Giang chống đằng lái. Giang ngồi trong ghe ôm con Thuỷ vào lòng. Giang thấy rõ ràng, lúc cây sào trong tay má chỏi vào thành xà lản tượt hướt lên, má ngã xuống đầu đập vào cái gờ sát, đôi chân còn bíu vào ghe. Rồi má cong lại như chiếc võng, hụp vào sông. Giang khóc điếng, bồng con Thuỷ, lồm cồm bò về đằng lái, Giang còn kịp nhìn thấy tóc má trôi xùm xoà phiêu phiêu
trong dòng nước, rồi mất hút.” [CĐBT, tr.113].
Tóm lại, với việc thường xuyên tái hiện lại những miền ký ức buồn trong những truyện ngắn của mình, Nguyễn Ngọc Tư muốn nói rằng con người sống và tồn tại trên đời không đơn giản chỉ là làm sao có cơm ngày hai bữa mà một phần còn nhờ những kỷ niệm, những miền ký ức mà họ giấu kín ở một góc khuất nào đó trong sâu thẳm tâm hồn. Những miền ký ức tuy buồn nhưng lại là nơi nuôi dưỡng tâm hồn những con người thật thà chân chất, giúp họ có thêm nghị lực trong hành trình gian nan và bất trắc của kiếp người.
3.3.3. Tính nhẹ nhàng trong phê phán
Tìm hiểu ngôn ngữ truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư có thể nhận thấy ẩn sâu trong những câu chuyện của chị, những vấn đề về hiện thực đời sống là một thái độ tình cảm rất rõ ràng của chị. Đó là thái độ phê phán những vấn đề thuộc về mặt trái, mặt tiêu cực của cuộc sống.Điều đó được lặp đi lặp lại một cách có hệ thống chi phối toàn bộ quá trình sáng tác truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư. Có thể thấy, nổi bật lên trong nội dung phê phán của Nguyễn Ngọc Tư là hai khía cạnh của cuộc sống:
Thứ nhất, phê phán lối sống hời hợt, dửng dưng thiếu tình nghĩa, thiếu trách nhiệm của con người trong cuộc sống. Đây là câu chuyện nổi bật và dễ thấy nhất trong phần lớn sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư.
Bên cạnh đó, Nguyễn Ngọc Tư cũng bộc lộ thái độ không chấp nhận những việc làm sai trái, thiếu trách nhiệm của những người đã gây ra những tổn hại và mất mát cho những người xung quanh. Trong đó nổi bật lên là những bậc làm cha làm mẹ thiếu sự quan tâm và trách nhiệm đối với những đứa con do mình sinh ra. Đây cũng là lí do giải thích vì sao trong truyện ngắn của chị có không ít nhân vật là những đứa trẻ thiếu thốn tình thương của cha mẹ, hoặc sớm phải lăn lộn mưu sinh, đặc biệt là có những đứa trẻ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
phải rơi vào những bi kịch cuộc đời. Có thể thấy qua hàng loạt truyện ngắn của chị như; Làm má đâu có dễ, Biển người mênh mông... nhưng đặc biệt nhất là Cánh đồng bất tận.
Nhận xét về Cánh đồng bất tận, nhà văn Hữu Thỉnh cho rằng một thông điệp nữa của Tư là lời cảnh báo về vấn đề gia đình, vấn đề trẻ em trong toàn xã hội: muốn xây dựng được một môi trường đạo đức xã hội lành mạnh