6. Cấu trúc luận văn
2.4.5. Khoa trương và khuếch đại
Bên cạnh việc sử dụng lối nói so sánh ví von thì lối nói quá, cách diễn đạt khoa trương trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư cũng được sử dụng. Với chất giọng Nam Bộ, cách diễn đạt Nam Bộ, Nguyễn Ngọc Tư đã tạo ra những nét văn hoá vùng miền qua sử dụng lối nói này. Ví dụ:
“Má tôi ngồi bình tâm lại, vậy thì mình nhỏ nhen gì mà giành với người ta chút nầy nữa. Năm nầy qua năm khác mình được sống chung với ảnh, ban ngày ngoài ruộng, ban đêm chung giường. Ngó mặt nhau ăn cơm, ngủ cũng đâu mặt lại ngủ... Còn người ta, nhớ thương đứt ruột cũng đành ngồi đây ngó lên, giữa đường gặp nhau chỉ nhìn vậy thôi mà không chào hỏi tiếng nào”
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Trong đoạn trích truyện ngắn "Dòng nhớ ", sử dụng cách nói quá “nhớ
thương đứt ruột”, có thể được coi là cách nói giàu cảm xúc bởi nỗi đau của
tinh thần đã được diễn tả bằng nỗi đau thể xác. Hai thứ tưởng như không có điểm chung vậy mà khi đứng cạnh nhau lại tạo ra hiệu quả thẩm mĩ cao. Lời thông cảm, chia sẻ mà ít ai có thể cảm thương cho nỗi lòng người đàn bà thứ hai của chồng. Chính điều này tạo nên dấu ấn mạnh làm điểm nhấn khác biệt giữa nhân vật này với nhân vật khác.
Hay trong truyện ngắn “Cải ơi!” có đoạn:
“Đêm đó, thằng Thàn ôm ông già Năm ngủ, nó kêu lên, tía ốm dữ dằn thiệt, xương tía cấn con đau quá chừng. Ông già cười, ờ, chê mai mốt không có mà ôm nghen con. Thằng Thàn hỏi ông nói vậy là có ý gì, ông hỏi ngược lại, chớ bộ mầy tính cưới vợ rồi mà còn chun qua ngủ với tao?Thàn cười, ờ
há ờ hen” [CĐBT, tr.14- 15]
Như vậy, trong đoạn trích trên cách nói: “tía ốm dữ dằn thiệt, xương tía
cấn con đau quá chừng” một mặt có giá trị thông báo ông già Năm Nhỏ ốm
nhưng mặt khác với cách nói này người đọc như cảm nhận được cá tính trẻ con hay tính cách ưa nói, hình ảnh bóng bẩy của Thàn. Cách nói “ốm dữ dằn”
và "xương tía cấn" là cách nói mang đậm dấu ấn của Nam Bộ, là cách sử dụng từ ngữ nhằm tạo ra hình ảnh có ý nghĩa cụ thể nhưng tuyệt đối.