Truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư

Một phần của tài liệu chất nam bộ trong ngôn ngữ truyện ngắn nguyễn ngọc tư (Trang 32 - 34)

6. Cấu trúc luận văn

1.6.2. Truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư

Xuất hiện trên văn đàn lần đầu tiên vào năm 2000, đến nay Nguyễn Ngọc Tư đã là một trong số ít nhà văn trẻ được độc giả nhắc đến nhiều nhất. Với sở trường là những truyện ngắn viết về con người và vùng đất nơi miền cực Nam của Tổ quốc, Nguyễn Ngọc Tư đã dần chinh phục được tình cảm của đông đảo bạn đọc không chỉ trong nước mà còn ở nước ngoài. Có thể nói, một trong những điều đọng lại trong lòng độc giả khi đọc Nguyễn Ngọc Tư chính là chị biết thổi vào tác phẩm của mình những giá trị văn hóa của cha ông, cụ thể là những đặc trưng văn hóa vùng đồng bằng sông Cửu Long. Qua những sáng tác của chị, độc giả không những được thưởng thức câu chuyện thắm đượm tinh thần nhân văn mà còn được cung cấp thêm nhũng cứ liệu văn hóa về vùng quê sông nước này rất bổ ích.

Trong Cánh đồng bất tận, Nguyễn Ngọc Tư đã xây dựng được một thế giới nhân vật có tính cách, số phận khá độc đáo. Quả thật, những nhân vật của Nguyễn Ngọc Tư luôn gây cho chúng ta những day dứt, ám ảnh khi đọc xong tác phẩm. Phần lớn những nhân vật trong tác phẩm của chị đều thuộc vào những kiếp người bình thường nhỏ bé, nhưng lạ thay họ đều không hề tầm thường, thậm chí không ít nhân vật có sự hi sinh đầy cao thượng, có tính cách có thể nói là cao cả. Ngoài ra, điều chúng ta ít ngờ tới, đó chính là những con

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

người lao động bé nhỏ kia, lại có thể suốt đời ôm mộng, chạy theo một niềm say mê của mình.

Truyện “Cải ơi!” Đề cập tới tình cảnh ông già Năm Nhỏ phải chịu tiếng oan là “giết con” khi nhỏ Cải (con vợ ông) làm mất đôi trâu, sợ đòn, bỏ trốn. Cuộc hành trình lặn lội đi tìm đứa con, với nhiều “phương kế” của ông, của một người “cha ghẻ” để mong tìm được con Cải, có nhiều chi tiết hết sức tình người, rất xúc động. Những chi tiết này là cuộc sống sinh hoạt đời thường, bình dị, giàu chất Nam Bộ và cũng thấm đượm tình người: “Ông già Năm Nhỏ lặng người đi, tự hỏi, bây giờ ông lên ti vi, con Cải có nhận ra ông không. Câu trả lời là có, ông đã dắt con nhỏ đi hái xoài chín trong vườn hoang, đã chặt chuối làm bè dạy cho nó lội, thả trâu, chơi diều, ông đã cõng con nhỏ đi tắt mấy vạt đồng đến khám bệnh chỗ ông bác sĩ già, mỗi khi nó nhức đầu, sổ mũi. Cây kẹp nhỏ, mớ dây thun khoanh, mấy cục kẹo dừa vung vinh trong túi áo mỗi khi ông đi chợ về…Tất cả những thứ đó, ông nhớ mồn

một thì nhỏ Cải chắc chưa quên. Ông già muốn lên tivi để nhắn đứa trẻ bỏ

nhà rằng, về đi con ơi, đôi trâu có sá gì!” [CĐBT, tr13]

Hay Hiu hiu gió bấc là một tình cảm đẹp nhưng bất hạnh đã để lại nỗi

đau ở hai con người tha thiết yêu nhau: “Hôm đó, anh Hết còn tỉnh bơ ngồi ngoài bờ, dưới gốc còng, hào hứng bày cờ ra chơi với mấy đứa nhỏ. Đám bạn gái ai cũng xì xầm, chắc thằng Hết không thương thiệt con Hoài nên mới dửng dưng như vậy. Chị Hoài nghe mà khóc không thôi, có cái tiếng bạc tình

ảnh cũng gánh cho em rồi”. [CĐBT, tr 32, 33]

Có khi tình yêu đến bất ngờ, rồi vội đi, để lại một khoảng trống cho thực tại và một kỉ niệm đẹp trong quá khứ, như ở truyện Cái nhìn khắc khoải, chị viết: “Chị bật khóc, con Cộc điềm đạm lại cả mẻ lúa, nó ăn chậm rãi. Ý nói sao mà tội nghiệp hai người quá đi, làm người mà khổ vậy, làm vịt còn sướng hơn. Đêm đó, ngoài nhà xuồng, nó nghe ông thở dài. Tự mình làm

mình chịu, ai biểu...” [CĐBT, tr60]

Tập truyện Giao thừa năm 2003 (…) gồm 17 tựa truyện cho 161 trang, phần lớn bài viết có truyện- có chút truyện, hay gọi là…Đôi khi bài viết được dựng lên quanh một chi tiết, quanh một tình cảm thương ghét, quanh một

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

quyến luyến, một quan tâm, để ý “có cảm tình” giữa các nhân vật trong truyện. Chẳng hạn Giao thừa, Bởi yêu thương, Chuyện vui điện ảnh, Một mối tình, Nhớ sông…

Hay cuốn sách mới Khói trời lộng lẫy năm 2010 (…) gồm 10 truyện với 189 trang, là tập truyện gồm những truyện ngắn mới nhất của chị. Mỗi truyện, là một câu chuyện về những cuộc đời khác nhau, những bi kịch khác nhau nhưng đều đồng điệu ở những con người đầy dang dở, mất mát và mặc cảm… Vẫn trung thành với văn phong đậm chất Nam Bộ dân dã, qua Khói trời

lộng lẫy (…) của Nguyễn Ngọc Tư, một lần nữa độc giả được đắm mình trong

không gian sông nước, cây trái và lối sống vùng đất phương Nam trù phú, mênh mông ...

Một phần của tài liệu chất nam bộ trong ngôn ngữ truyện ngắn nguyễn ngọc tư (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)