Phong cách khẩu ngữ

Một phần của tài liệu chất nam bộ trong ngôn ngữ truyện ngắn nguyễn ngọc tư (Trang 54 - 59)

6. Cấu trúc luận văn

2.4.2. Phong cách khẩu ngữ

2.4.2.1. Khẩu ngữ là một khái niệm chỉ một phong cách chức năng hiện thực của ngôn ngữ. Phong cách khẩu ngữ còn gọi là phong cách ngôn ngữ nói hàng ngày hay phong cách ngôn ngữ sinh hoạt hàng ngày. Ở bất kì ngôn ngữ nào cũng tồn tại phong cách khẩu ngữ, bởi đây là một trong hai dạng tồn tại cơ bản (nói và viết) của ngôn ngữ loài người. Tuy nhiên, sự tồn tại ấy không giống nhau ở mỗi ngôn ngữ. Phong cách khẩu ngữ tồn tại trong tiếng Việt với tư cách là một kiểu giao tiếp mang tính phổ thông nhất. Nó được hình thành từ tập quán nói, thói quen ngôn ngữ của cộng đồng chủ yếu qua con đường tiếp xúc tự nhiên giữa mọi người trong mối quan hệ với gia đình, với cộng đồng chứ không thông qua sách vở.

Như vậy, “Phong cách khẩu ngữ tự nhiên là phong cách giao tiếp phổ thông nhất, quan trọng nhất đối với đời sống con người, được dùng cho tất cả

mọi thành viên trong cộng đồng xã hội” [20, tr.74].

Phong cách khẩu ngữ tự nhiên tồn tại trong mỗi ngôn ngữ không giống nhau là do văn hoá của mỗi dân tộc có sự khác biệt. Thậm chí, trong cùng một ngôn ngữ, cùng một quốc gia dân tộc mỗi vùng địa phương khác nhau thì khẩu ngữ cũng không hoàn toàn như nhau. Bên cạnh đó, khẩu ngữ còn giàu sắc thái biểu cảm, sinh động. Nghĩa là, trong khẩu ngữ luôn có yếu tố tình cảm, cảm xúc chen vào. Trong giao tiếp, người nói luôn chú ý lựa chọn các phương tiện biểu cảm bởi họ muốn bày tỏ đầy đủ và trung thực cảm xúc, đánh giá của mình về hiện tượng đang được đề cập. Vì thế, trong phong cách khẩu ngữ các phương tiện tình thái biểu cảm được sử dụng rất nhiều, đặc biệt là các ngữ khí từ và cảm thán từ như: à, ư, nhé, ơi...

Để tìm hiểu sâu hơn về khẩu ngữ, ta cũng nên nhắc tới lời nói với một khái niệm liên quan là ngôn điệu. “Có thể hình dung lời nói liên tục như là kết quả của hai quá trình ngược nhau: quá trình làm nổi bật (prominence) và quá trình hoà kết (mergence). Nếu nhìn một cách biệt lập, cực đoan của quá trình làm nổi bật sẽ dẫn đến sự biểu hiện của các nét khu biệt ở từng thời điểm của

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Đó là bản chất sâu hơn của lời nói (khẩu ngữ). Nếu căn cứ vào đó thì lời nói là sự kết hợp những âm thanh có sẵn để tạo ra phát ngôn. Tuy nhiên, trong thực tế sử dụng mỗi người lại có lời nói khác nhau, thể hiện những đặc trưng khác nhau. Ngữ âm học gọi đó là các biến thể của một cái chung là bất biến thể. Mỗi người sử dụng những từ ngữ khác nhau để thể hiện mục đích nói năng của mình là do họ có điều kiện sinh tồn, học vấn, văn hoá, giới tính khác nhau. “Về bản chất hệ thống âm thanh của từng người có những khác biệt nhất định tạo nên những biến thể cá nhân trong lời nói. Ngoài ra, mỗi âm vị xuất hiện trong lời nói cụ thể chúng có những chu cảnh khác nhau. Những đặc điểm về chu cảnh của những yếu tố lân cận tác động vào thể chất âm vị làm chúng bị biến dạng, sai lệch so với hình dung “ban đầu” của chúng ta về

hệ thống này.” [14,tr7].Tất cả những điều này để khẳng định rằng: Lời nói

(khẩu ngữ) mang bản chất cá nhân. Nó được xử lí bởi chủ quan cá nhân và bị chi phối rất mạnh của tình cảm, cảm xúc. Khẩu ngữ tự nhiên trong thực tế sử dụng rất đa dạng, phong phú. Nó có khả năng làm tiềm tàng cho phong cách nghệ thuật vì bản thân nó là một chất liệu sinh động giúp cho các nghệ sĩ xây dựng tác phẩm. Khẩu ngữ tự nhiên là hiện thực trực tiếp, là đối tượng phản ánh của văn học nghệ thuật. Đối thoại trong khẩu ngữ tự nhiên thường được chuyển sang phong cách văn học nghệ thuật một cách dễ dàng. Tuy nhiên, khi vào tác phẩm văn học, các đối thoại của khẩu ngữ tự nhiên phải được sáng tạo lại, chau chuốt lại cho phù hợp với phong cách nghệ thuật.

2.4.2.2. Ngôn ngữ trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư (từ ngôn ngữ của người kể chuyện đến ngôn ngữ của nhân vật ) phần nhiều là “ngôn ngữ” của người dân sinh sống ở thôn quê, ruộng vườn chứ không phải là “ngôn ngữ” thành thị. Có thể vì, đa phần đối tượng được Nguyễn Ngọc Tư phản ánh trong truyện ngắn của mình đều là những người dân sống ở thôn quê. Chính vì thế, khi đi vào tìm hiểu chất Nam Bộ trong ngôn ngữ truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư có thể nhận thấy cách diễn đạt, cách hành văn của chị nôm na, mộc mạc, hóm hỉnh nên cũng rất dễ đọc, dễ hiểu và dễ cảm. Đây cũng là một bằng chứng khẳng định sự ảnh hưởng của môi trường và văn hoá vùng đất Nam Bộ đến nhận thức cũng như tư duy nghệ thuật của Nguyễn Ngọc Tư.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Để diễn tả nỗi buồn, Nguyễn Ngọc Tư có những cách nói rất “bình dân” như.Ví dụ:

Trong truyện ngắn Cải ơi!: “...Nhờ giữa hai bài hát có mục “nhắn tìm

con “ buồn ác chiến” [CĐBT, tr.9]; trong Duyên phận so le viết “Mấy chuyện

nầy may mà Xuyến giấu chặt trong lòng, phải kể ra chắc là buồn vô địch cấp

huyện chứ sá gì cái Mũi So Le nhỏ nhoi nầy” [CĐBT, tr.143].

Hay trong truyện Một mối tình có đoạn: “Tự dưng tôi nghe nỗi buồn chao chát trong lòng, tôi bảo, nhưng có một vai dì thèm mà không ai cho đóng, vai gì hả, vai một người bình thường, có chồng, sống với nhau trong

căn nhà xưa, cũ kĩ” [GT, tr.122].

Để tả cảnh hành động bỏ chạy của ai đó, Nguyễn Ngọc Tư có những cách nói lạ như: “chạy xịt khói”,“chạy xà quần”,“chạy xấc bấc xang bang”...

Ví dụ:

Thàn bùi ngùi, người ta Quách Phú Thành nổi tiếng Hồng Kông, tui thiếu

có chữ h, lẹt đẹt bên hông Chợ Lớn. Nhiều bữa hát ế ngoi ngóp nằm nghe

mưa dầm, nhiều bữa đứng soát vé bị bọn du đãng địa phương rượt chạy xịt

khói, Thàn muốn về nhà nhưng sợ ông già cười thúi mũi” [CĐBT, tr.9].

Ngoài ra người đọc còn bắp gặp rất nhiều những cách nói rất ngộ nghĩnh và bất ngờ khác như: già câng, già cấc, đẹp dữ dằn, ngồi vểnh phao câu, mặt trời ông địa, cả đám cà xình cà xang...

Xuất hiện các từ ngữ vùng miền khác

Dùng từ phổ thông nhưng nghĩa Nam Bộ

Dùng từ Nam Bộ nhưng hiểu theo nghĩa ngôn ngữ phổ thông

Một nét độc đáo là Nguyễn Ngọc Tư thường dùng từ ngữ Nam Bộ nhưng hiểu theo ngôn ngữ phổ thông. Điều này cho thấy ở chị một ý thức lao động nghệ thuật rất nghiêm túc và có trách nhiệm. Trong các truyện ngắn của mình chị rất hay sử dụng cấu trúc so sánh trong quá trình hành văn của mình như: hiền như ngụm nước mưa, một giọng nói mềm như lá lụa non, ý nghĩ ấy

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Có thể nói, chính thói quen sử dụng từ ngữ như trên làm cho ngôn ngữ trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư gần với ngôn ngữ hàng ngày của người dân nông thôn vùng Đồng bằng sông Cửu Long, điều này góp phần tạo nên một văn phong trong sáng, giản dị không cầu kì và có phần nào đó nôm na, mộc mạc, chân chất nhưng vẫn tạo được một hiệu quả cảm xúc và thẩm mỹ rất cao; giúp người đọc dễ dàng nhận ra Nguyễn Ngọc Tư. Chúng ta hãy cùng đọc một vài đoạn dưới đây của chị để thấy rõ hơn vấn đề này. Ví dụ:

Con Ái tệ quá, nó bỏ chồng, nó theo người ta rồi. Biết nó hư thân vậy,

má thà sanh cái hột gà, hột vịt còn hơn. Thôi, hết rồi, coi như đời này má

không coi nó là con má nữa. Rồi má hỉ mũi cái rột:“con coi kỹ, có phải cái

nhà thằng Trọng chỉ có đàn ông là sống được” [GT, tr.119].

Hay trong Dòng nhớ có đoạn: “Ông dừng lại chỗ mấy cây tra, lấy tay

rờ rẫm, săm soi từng cái lá, cái bông như tay bắt mặt mừng thằng bạn lâu

năm mới gặp. Rồi ông lần ra tới đầu bến, đứng dưới hàng mắm già ngày xưa ông trồng để giữ đất khỏi lở, để mặc cho mấy cái hoa nắng vàng xơ rơ đậu

xuống cái đầu hú cua, bạc trắng của mình” [CĐBT, tr.123].

2.4.3.Dùng thành ngữ và quán ngữ

Việc sử dụng các thành ngữ có trong lời ăn tiếng nói của các nhân vật cũng đem lại phong vị riêng cho các truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư

Thành ngữ là đơn vị đặc trưng của ngữ cố định trong cấu tạo và có giá trị biểu trưng về mặt nghĩa. Nói như Nguyễn Thiện Giáp thì: “Thành ngữ là những cụm từ cố định vừa có tính chất hoàn chỉnh về nghĩa, vừa có tính chất gợi cảm... Bên cạnh nội dung trí tuệ các thành ngữ cũng kèm theo sắc thái

bình giá, cảm xúc nhất định” [23, tr77]. Thành ngữ tiếng Việt có một số đặc

điểm sau: tính cố định, tính biểu cảm, tính dân tộc, tính biểu thái, tính hình tượng và cụ thể. Tiến hành phân loại và chỉ ra đặc điểm sử dụng thành ngữ trong ngôn ngữ truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư,có thể thấy:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Số lượng thành ngữ thống kê được trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư là 32 thành ngữ . Lời của người trí thức và người nghệ sĩ tài hoa có rất ít thành ngữ: 8/32 thành ngữ trong khi đó lời của người nông dân sử dụng nhiều thành ngữ hơn cả: 24/32 thành ngữ.

- Về mặt cấu tạo: Phần lớn các thành ngữ đều có số lượng là 4 thành tố. Chẳng hạn: Vô danh tiểu tốt, nghèo rớt mùng tơi, nửa đời son phấn, sương gió cuộc đời, ruột để ngoài da, thân sơ thất sở, cốt ở tấm lòng, vất vơ vất vưởng, chuột cắn ổ gà, mặt héo lòng hon, lục cà lục cục...

Các ví dụ:

- “Tính ra, chỉ có ông già Chín Vũ là vô danh tiểu tốt, nhưng ông là một trong những người sáng lập ra nhà “Buổi chiều”, tự ông còn đặt tên cho

nó” [GT, tr.37].

Vậy mà ai nấy đều vui, bởi cuộc sống trước đây của họ còn nghèo hơn, nghèo không thể tả, nghèo rớt mồng tơi, người ở chùa, người bán vé số,

người ngủ công viên, người hát rong, ít ai có nhà để về” [GT, tr.37].

- “Dì kệ, để tay mình ở đó, mặt héo lòng hon bởi bàng hoàng, phải như

bình thường dì đã thanh minh giòn giã...” [KTLL, tr.46].

Biết đâu giờ hồn nó vất vơ vất vưởng đói ăn” [KTLL, tr.69].

Ngoài ra có hiện tượng thành ngữ bị phá vỡ cấu trúc, tạo nên câu thoại giống hệt lời nói thường ngày của đời sống. Ví dụ

Lời của anh Hết làm chị Hảo thương điếng trong lòng. Con người

này, nghĩa biết trọng mà tình cũng thâm” [CĐBT, tr.30].

Trong 36 truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư, có tới 32 thành ngữ kiểu như vậy. Tỉ lệ sử dụng thành ngữ cũng phần nào thể hiện tính cách nhân vật và qua đó phản ánh chủ đề câu truyện. Trong lời ăn tiếng nói của người “có chữ” hoặc nghệ sĩ (bôn ba nhiều nơi, tiếp xúc nhiều ),thành ngữ rất ít có cơ hội xuất hiện ( chỉ có 8/32 thành ngữ), trong khi đó ở người bình dân số lượng thành ngữ được dùng trong các hoàn cảnh khác nhau gấp tới 3 lần

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

(24/32). Điều này cũng hợp với đặc điểm phân biệt giữa hai dạng cơ bản của giao tiếp người Việt. Trong giao tiếp bình dân, trội lên là số lượng từ ngữ địa phương, thành ngữ và ngữ điệu có sức biểu cảm cao;trong giao tiếp hướng tới dạng “bác học hóa ” thì từ ngữ phổ thông nhiều hơn nhưng kèm theo đó tỉ lệ từ ngữ địa phương và các thành ngữ bị giảm đi đáng kể. Cũng chính do sự khác biệt này mà cái hương vị “nồng nàn” như trái sầu riêng Nam Bộ của truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư là do tác giả đã khéo dựng được các khung cảnh giao tiếp bình dân trong suốt hệ thống truyện ngắn của chị. Với việc đưa thành ngữ vào trong ngôn ngữ truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư một mặt trở nên giản dị, mộc mạc, chân thực, sâu sắc, sống động.Mặt khác, việc sử dụng thành ngữ này đã góp phần tạo nên sự đa dạng vừa mang dấu ấn cộng đồng rõ nét vừa mang nét riêng.

Một phần của tài liệu chất nam bộ trong ngôn ngữ truyện ngắn nguyễn ngọc tư (Trang 54 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)