Nhân vật nông dân

Một phần của tài liệu chất nam bộ trong ngôn ngữ truyện ngắn nguyễn ngọc tư (Trang 85 - 122)

6. Cấu trúc luận văn

3.1.4. Nhân vật nông dân

3.1.4.1.Có thể nhận thấy Nguyễn Ngọc Tư đã dành phần nhiều viết về người nông dân Nam Bộ. Trong các truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư có 30/36 truyện viết về người nông dân và có trên 80 nhân vật người nông dân được miêu tả khá cụ thể. Bóng dáng người nông dân Nam Bộ in dấu lên hầu hết những trang văn của chị. Họ xuất hiện gắn liền với sông nước, với những cánh đồng thẳng cánh cò bay và với cách sinh tồn riêng. Viết về người nông dân Nam Bộ, Nguyễn Ngọc Tư đã tạo ra cộng đồng làng xã Nam Bộ với nhiều cá thể khác nhau. Đó có thể là những người nông dân hồn hậu quen với ruộng đồng hay đó là những con người sống du mục, làm nghề nuôi vịt chạy đồng. Nhưng đặc điểm chung cho tâm lí kiểu nhân vật này là sự cô đơn, sự khao khát sống hạnh phúc và luôn sống với quá khứ đã qua.

3.1.4.2. Viết về nhân vật những lão nông, Nguyễn Ngọc Tư dành rất nhiều trang viết về họ. Có 10/36 truyện ngắn viết về nhân vật ông già như ông Hai trong Cái nhìn khắc khoải, ông Chín trong Nhớ sông, ông Sáu trong Biển

người mênh mông... Nguyễn Ngọc Tư đã khắc hoạ số phận, tính cách riêng

biệt, đặc biệt của từng nhân vật.

Sống vì mảnh đất quê hương, hiến thân cho quê hương là những phẩm chất luôn thường trực trong những người nông dân Nam Bộ. Họ sống với nhau trong mối quan hệ làng xã với nghĩa tình sâu sắc. Vì thế, khao khát có được những việc làm hữu ích cho mảnh đất thân yêu luôn thường trực trong họ: “Gặp Văn lần đầu tiên, ông nghĩ ngay, phải giữ thằng nhỏ này ở lại cù lao, thấy cái mặt buồn buồn, ngó bộ đàng hoàng. Ông nghĩ là mình có cách không có gì sâu nặng bằng tình cảm người với người. Thì ông đã rịt chân mấy

thầy cô giáo cho đám trẻ cù lao đấy thôi” [CĐBT, tr.19].

Lời của nhân vật Tư Mốt đó là lời của những người mang trong mình một trọng trách “giữ bình yên cho những nóc nhà” hằng mong ước. Cuộc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

sống thiếu thốn, khó khăn mà nhất là những nhu cầu đơn giản được đi học, được đến trường, được khám bệnh... đã khiến cho ông trưởng ấp này luôn canh cánh trong lòng. Tư tưởng của ông Năm nhiều khi được bộc lộ chính trong lời nói của mình: “Văn hỏi, rồi sao bác lại ra sống ở đây. Ông cười, vì

cái đất này cần mình” [CĐBT, tr.21].

Lời đối thoại “cái đất cù lao này cần mình” của ông Tư Mốt chính là lời khẳng định cho tấm lòng và trách nhiệm của ông đối với chính mảnh đất này. Những tình cảm yêu thương mà ông dành cho Văn cũng chính là tình yêu thương của đất và người ở cù lao Mút Cà Tha dành cho ông. Nhưng rồi tình cảm yêu thương của ông trở nên quay quắt, nhức nhối khi Văn bỏ cù lao không nói một lời: “Trong một thoáng, ông thấy mình chùng chình, vớ được khúc cây bình bát, ông chống vào đất. Bên ngoài cái đất Mút Cà Tha dường như đã có sự thay đổi lớn. Thí dụ như con cá, lá rau, hạt gạo mến thương của người cù lao không ràng buộc được một con người (như đã từng rịt chân ông lại), thì cái bóng nhỏ nhoi của đứa con gái đang tuyệt vọng đứng ngóng chờ

dưới bến không có ý nghĩa gì sao?Tuyệt không đáng gì à?” [CĐBT, tr.25]

Lời của ông Năm là nỗi đau, là nhức nhối mà tận sâu trong tấm lòng ông Tư đang ngày đêm trăn trở, suy tư. Và dường như trong lời độc thoại này có cả cái chua xót, cái hoang mang.

Khác với Tư Mốt, ông già Năm Nhỏ lại đau cái đau khi những con người gắn bó, gần gũi xưa kia bỗng nhìn mình với con mắt cay nghiệt, oán trách... Tất cả những yêu thương ông dành cho đứa con riêng của vợ đâu có kém gì người cha ruột: “Ông già Năm Nhỏ lặng người đi, tự hỏi, bây giờ ông lên ti vi, con Cải có nhận ra ông không. Câu trả lời là có, ông đã dắt con nhỏ đi hái xoài chín trong vườn hoang, đã chặt chuối làm bè dạy cho nó lội, thả trâu, chơi diều, ông đã cõng con nhỏ đi tắt mấy vạt đồng đến khám bệnh chỗ ông bác sĩ già, mỗi khi nó nhức đầu, sổ mũi. Cây kẹp nhỏ, mớ dây thun khoanh, mấy cục kẹo dừa vung vinh trong túi áo mỗi khi ông đi chợ về…Tất

cả những thứ đó, ông nhớ mồn một thì nhỏ Cải chắc chưa quên. Ông già

muốn lên tivi để nhắn đứa trẻ bỏ nhà rằng, về đi con ơi, đôi trâu có sá gì!”

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Những kỉ niệm đẹp đẽ của ông và con Cải cứ như “cuộn phim” lần lượt hiện ra những khung cảnh đẹp đẽ, nên thơ. Những dòng độc thoại ấy dường như đã tự nói lên rằng ông Năm Nhỏ giàu tình yêu, rộng tính. Vậy nhưng vì mất đôi trâu, đứa con gái ấy bỏ đi để rồi đẩy ông vào nỗi đau khổ khôn tả. Và khi những yêu thương, thông cảm mọi người không còn dành cho ông, ông bỏ xứ mà đi tìm con Cải. Quãng đời phiêu bạt đi tìm con Cải cũng chính là quãng đời đi tìm và chứng minh cho bản tính lương thiện của mình:

Cải ơi, ba là Năm Nhỏ nè, nhà mình ở Cỏ Cháy đó, nhớ không? Về

nhà đi con, tội má con vò võ có một mình. Con là trọng , chứ đôi trâu cộ

nhằm nhò gì... Về nghen con, ơi Cải...” [CĐBT,tr.16].

Lời độc thoại thể hiện rõ những trạng thái, thái độ của ông già Năm Nhỏ. Tình yêu mới thật đáng trọng, đáng quý chứ bạc tiền đâu có lí gì. Nguyễn Ngọc Tư đã tạo nên một ông già Năm Nhỏ với suốt hành trình đi tìm lại đứa con gái - tìm lại những giá trị tinh cảm mà người đời tước đoạt của ông.

Cũng đi tìm lại yêu thương nhưng ông Sáu lại khác ông Năm Nhỏ. Bi kịch của ông Sáu là bi kịch hạnh phúc gia đình:

“Cổ đi rông. Sống khổ qua nên cổ bỏ qua. Cổ lên bờ, không từ giã gì hết, bữa đó đúng là qua bậy, qua nhậu xỉn quá trời, rồi cũng cự cãi mấy câu, cảnh nhà không con nên sanh buồn bực trong lòng, qua có hơi nặng lời, cổ khóc. Lúc thức dậy thì cổ đã đi rồi. Qua đã tìm gần bốn mươi năm, dời nhà cả thảy ba mươi ba bận, lội gần rã cặp giò rồi mà chưa thấy. Kiếm để làm gì hả?Để xin lỗi chớ làm gì bây giờ. Mà, kiếm hoài không gặp, qua sợ mình mắt dở rồi nên nhìn không ra cổ, tới chết không biết có gặp được

không” [CĐBT, tr.109].

Lời độc thoại xen lẫn đối thoại của ông Sáu như một sự day dứt, một lời hối hận và một quyết tâm. Ông Sáu day dứt, hối hận vì đã cãi vợ quá chừng để rồi người đàn bà với nỗi buồn không con ấy hụt hẫng, đau đớn đã dứt lòng ra đi. Nhưng ân hận thì đã quá muộn, và hành trình tìm vợ của ông Sáu diễn ra theo những năm dài.

Số phận của ông Sáu, của ông Năm Nhỏ là sự gian truân, đi tìm lại tình nghĩa thủa nào, nhưng mỗi nhân vật lại có nỗi niềm riêng. Ông Sáu đi tìm lại

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

vợ trên quãng đường dài với người bạn là con bìm bịp. Ông Năm nhỏ may mắn hơn là có Thàn, có Diễm Thương... Và cái đích của cả hai ông theo đuổi vẫn xa vời mòn mỏi. Một mai kia ông Sáu sẽ ra đi với niềm cô đơn vô tận khi ngay cả với con vật vốn gieo vào lòng người ta những tiếng kêu đau thương buồn bã kia cũng không còn bên ông. Còn ông Năm Nhỏ vẫn sẽ tiếp tục hành trình tìm con với tấm lòng yêu thương rộng mở mà không biết đích ở đâu.

Mỗi một nhân vật, mỗi số phận một màu vẻ không ai giống ai và tất cả làm thành một thế giới đa dạng nhiều vẻ. Và phải chăng những nhân vật này là hiện thân, là minh chứng cho những éo le, oan trái mà những đứa trẻ đang hứng chịu. Và nhắc đến truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư không thể không kể đến những nhân vật trẻ em.

3.1.4.3. Trong hầu hết các truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư, đều có thể bắt gặp những mảnh đời bất hạnh- những đứa trẻ mồ côi, lớn lên thiếu tình thương yêu của cha mẹ, hoặc bị dòng đời xô đẩy phải làm những công việc mà người đời cho là dơ bẩn. Đó là San trong Bởi yêu thương hai mươi bốn tuổi là hai mươi bốn năm không có má, lại thường bị cha say rượu mắng chửi: “ Sáu tuổi nó đã è ạch nách cái rổ khoai lang luộc, xách thùng mía lạnh rảo chân khắp làng trên xóm dưới. Mười hai tuổi nó xin chạy bàn, rửa chén, rửa chén ở quán Mây Lang Thang ngồi trong mấy cái buồng , mười tám tuổi nó lấy chồng... nhưng rồi cuối cùng lại bỏ về quán Mây Lang Thang ngồi

trong mấy cái buồng vuông vuông nhỏ nhỏ để tiếp khách...” [GT, tr.7].

Đó là Đào Hồng trong Cuối mùa nhan sắc.Vì mê hát, vì chiến tranh mà gởi con cho người ta, đến nước nó không thèm nhìn má nữa. Đó cũng là con Như mười tuổi, con Ý tám tuổi trong truyện ngắn Đời như ý có cha bị mù, má nửa điên nửa tỉnh, vì cuộc sống mưu sinh quá đỗi nhọc nhằn mà phải phụ cha đi bán vé số, rồi cha phải đem bán con Ý cho người quen để đổi lấy hai triệu đồng. Anh Hết trong Hiu hiu gió bấc mồ côi má từ khi lọt lòng; con gái của San trong truyện ngắn Làm má đâu có dễ cũng bị má bỏ lại cho bà ngoại nuôi để má theo đuổi ước mơ thành cô đào hát nổi tiếng, để rồi khi lớn lên nó coi má như người dưng qua đường.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Đó còn là Giang trong Nhớ sông.Lên mười tuổi thì má chết, Giang và ba cùng em Thuỷ sống hẳn trên ghe, trôi dạt hết dòng sông này đến con kinh kia., bởi biết rằng ở đáy con sông nào đó là nơi gởi gắm xương thịt của người đàn bà xấu số - má Giang. Đó cũng là anh Sáng trong Một dòng xuôi mải miết, là anh Trọng trong Một mối tình, là Phi trong Biển người mênh mông, là Nương và Điền trong Cánh đồng bất tận

Trong truyện ngắn Cánh đồng bất tận, tính cách nhân vật “tôi”cũng dần được hé mở: “Cánh đồng không tên. Nhưng đối với tôi và Điền, chẳng có nơi nào là vô danh, chúng tôi nhắc, chúng tôi gọi tên bằng những khái niệm mà chúng tôi có trên mỗi cánh đồng. Chỗ chị em tôi trồng cây, chỗ Điền bị rắn cắn, chỗ tôi có kì kinh nguyệt đầu tiên... Và sau nầy khi trôi dạt đến một nơi nào khác, nhắc đến cánh đồng này với cái tên của chị, chắc chúng tôi sẽ xốn

xang” [CĐBT, tr.159].

Chúng ta biết được hoàn cảnh sinh sống của nhân vật Tôi. Đó là cuộc sống du mục - sống bằng nghề nuôi vịt chạy đồng. Vì vậy, họ không có một nơi sống ổn định, không có nơi nào là bến đỗ lâu của họ. Để ghi lại dấu ấn, nhân vật đặt tên cho những nơi mình từng qua, từng dừng chân và bằng chính những sự kiện diễn ra ở đó. Và cũng qua đó, ta thấy cuộc sống du mục của nhân vật không dừng lại bởi họ có thể trôi dạt đến bất cứ đâu trên chiếc ghe nhỏ của gia đình mình.

Nhiều lắm những mảnh đời bất hạnh - những đứa trẻ sinh ra vốn không có cha, hoặc mồ côi cha mẹ, hoặc bị má bỏ lại cho người thân để chạy theo tiếng gọi của riêng mình.

Sinh ra trong một môi trường gia đình, xã hội mà nền tảng quan trọng lại không phải là tình yêu thương khiến cho những đứa trẻ ấy thiệt thòi về nhiều mặt, và nhiều khi bị dòng đời xô đẩy một cách tàn nhẫn. Chứng kiến những chuyện đời dang dở, những mảnh đời bất hạnh, Nguyễn Ngọc Tư không thể không buồn, không thương cảm. Điều đó càng thể hiện rõ trái tim nhạy cảm, tràn đầy yêu thương của cô.

3.1.4.4. Một trong những ấn tượng sâu đậm và có sức lay động trái tim những bạn đọc yêu văn Nguyễn Ngọc Tư chính là những mối tình không trọn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

vẹn, và theo đó là mô típ nhân vật hoài niệm - những con người thuỷ chung, tình nghĩa với một mối tình duy nhất trong cuộc đời cứ trở đi trở lại trong truyện ngắn của chị.

Quả vậy, trong rất nhiều truyện - và nhất là những truyện sau này của Nguyễn Ngọc Tư - đều gặp những mối tình dang dở, hoặc những mối tình câm, chẳng phải đổ vỡ, nhưng không trọn vẹn. Những mối tình đó không phải chỉ của người già, mà còn là những mối tình của thế hệ tác giả. Tình yêu quả thực không bao giờ có tuổi. Hai người yêu nhau không đến được với nhau vì một lí do nào đó, để rồi đằng đẵng suốt những tháng năm dài sau đó, họ sống trong ngóng chờ, trong mòn mỏi, không thay lòng đổi dạ .Họ day dứt, đau đáu nghĩ về người mình thương yêu và hiểu rằng, có những nỗi buồn, nỗi nhớ mà không ai có thể làm vơi được. Nó day dứt tháng năm, nó dài dằng dặc... Cũng có lúc họ hi vọng người kia - rồi sẽ lại mỏi chân mà tìm về, nhưng cũng có lúc, cũng vì yêu mà người ta đành phải rứt ruột lìa xa người mình yêu...

Người đàn bà lỡ thời trong truyện ngắn Cái nhìn khắc khoải được “ông” cưu mang giúp đỡ khi chị ngồi khóc bên bờ sông, không biết quê chồng, không về được quê mình và người chồng vì nợ nhiều mà bỏ chị ra đi. Những tưởng cái bất hạnh mà người chồng gây ra cho chị sẽ làm chị chóng quên con người ấy, nhưng không, chị thường ôm cái áo của người cũ ngồi khóc, chị thường hay kho cá bỏ me “ông” vốn không thích. Hễ không đi chợ thì thôi, đi về y rằng mua chai rượu. Là bởi chị vẫn còn nặng lòng.

Đọc Cuối mùa nhan sắc, hẳn chúng ta vẫn còn day dứt về hình ảnh một

người đàn bà từng là một đào kép nổi tiếng, nay đã sáu mươi tuổi rồi, nhan sắc đã tàn phai nhưng luôn đau đáu về người đàn ông mà trước đây, vì danh dự của người ta bà đã công khai ông là tác giả đứa con trong bụng mình. Bao nhiêu năm xa người ấy là bấy nhiêu năm “những nỗi niềm nhớ thương còn

day dứt trong lòng, làm cho bà quắt queo, tàn héo...” [CĐBT,tr.92]. Bà Hồng

vẫn là người hạnh phúc so với nhiều người khác bởi bà còn có tình yêu thuỷ chung của ông già Chín- người đã bỏ suốt ba mươi tám năm để đi tìm bà.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Nhưng phải đến Dòng nhớ thì chúng ta mới thực sự bị ám ảnh bởi ánh mắt nhìn xa xăm kiếm tìm một bóng hình xưa của người đàn ông sắp đi hết cuộc đời mình:

Rồi ông lần ra tới đầu bến, đứng dưới hàng nấm già ngày xưa ông

trồng để giữ đất cho khỏi lở, để mặc cho mấy cái hoa nắng vàng xơ rơ đậu xuống cái đầu húi cua, bạc trắng của mình, ông già tha thiết nhìn ra sông...”

[CĐBT, tr.123].

Bởi ông hi vọng rằng nơi dòng sông ấy có thể ông sẽ gặp lại con thuyền xưa và cả bóng hình người mình yêu. Tình yêu chân thành, duy nhất được ông ấp ủ trong lòng với bao nhiêu tiếc nuối, kiếm tìm trong vô vọng dù đã gần sang đến dốc bên kia cuộc đời “Ông đang ở đây nhưng tâm hồn ông, trái tim ông,

tấm lòng ông chảy tan vào dòng nước tự lâu rồi” là bởi vì dù đi bất cứ đâu,

Một phần của tài liệu chất nam bộ trong ngôn ngữ truyện ngắn nguyễn ngọc tư (Trang 85 - 122)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)