Những kí ức buồn

Một phần của tài liệu chất nam bộ trong ngôn ngữ truyện ngắn nguyễn ngọc tư (Trang 101 - 103)

6. Cấu trúc luận văn

3.3.2. Những kí ức buồn

Đây là một trong những mảng nội dung tự sự quan trọng trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư. Người đọc sẽ bắt gặp trong truyện ngắn của chị hình ảnh những con người thuộc mọi thành phần, mọi lứa tuổi lúc nào sống

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

trong nỗi nhớ niềm thương về những nơi mà họ đi qua; về những kỉ niệm với những người họ từng gặp gỡ thương yêu trên bước đường mưu sinh; hoặc những biến cố trong cuộc đời của chính họ hay của những người thân quen.

Ngay ở cách đặt tên truyện thôi cũng đã gợi lên cho người đọc một cảm giác về những cái gì đó thuộc về tiềm thức, thuộc về kỉ niệm như: Nhà cổ,

Hiu hiu gió bấc, Mối tình năm cũ, Ngày đã qua, Thềm nắng sau lưng... Bên

cạnh đó hàng loạt những từ mở đầu những đoạn văn mang ý nghĩa hồi tưởng về những chuyện xảy ra trong quá khứ, trong tiềm thức như: hồi đó, sau nầy, bây giờ, hồi xưa, cái hồi, bữa nọ ...

Dễ thấy nhất trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư là những “dòng nhớ”, những dòng kí ức của những ông già Nam Bộ về một thời tuổi trẻ như: ký ức về một thời chiến đấu bảo vệ quê hương làng mạc, ký ức về lỗi lầm nào đó mà chính họ đã vô tình gây ra và đặc biệt nhất ký ức về mối tình dang dở thời trai trẻ.

Không chỉ đề cập đến kí ức của những bậc cao niên, truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư còn ghi lại những dòng kí ức của những thanh niên, trai trẻ như Xuyến trong Duyên phận so le, của nhân vật xưng tôi trong “Một dòng

xuôi mải miết”...

Trong Nhớ sông, người đọc bắt gặp hình ảnh Giang- cô gái dù đã có chồng và theo chồng lên đất liền sống rồi nhưng lòng lúc nào cũng cồn cào một nỗi “nhớ sông” đến kì lạ của cô người đọc chợt nhân ra, cô không chỉ nhớ sông, nhớ ghe vì đó là mái ấm một thời của cô mà sâu xa hơn đó còn là ký ức về một nỗi đau, nỗi buồn khôn nguôi về người mẹ đã vĩnh viễn gửi xương thịt mình trên sông nước trong một tai nạn bất ngờ. Mở đầu truyện ngắn người đọc bắt gặp dòng hồi ức này của cô:

Mỗi lần qua cái sông Cái Lớn, Giang lại nghĩ, chắc tới già, tới chết

mình sẽ chẳng bao giờ rời chiếc ghe nhỏ này đâu. Cũng khúc sông này, năm Giang mười tuổi, má Giang chết. Hôm đó trời mưa nhỏ, nhưng gió chiều, gió tạt tay chiều liêu xiêu. Nước từ vàm sông cuồn cuộn đổ ra. Chiếc ghe bạt nước tấp vô xà lan trở cát. Ông Chín, ba Giang chống đằng mui ghe, má

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Giang chống đằng lái. Giang ngồi trong ghe ôm con Thuỷ vào lòng. Giang thấy rõ ràng, lúc cây sào trong tay má chỏi vào thành xà lản tượt hướt lên, má ngã xuống đầu đập vào cái gờ sát, đôi chân còn bíu vào ghe. Rồi má cong lại như chiếc võng, hụp vào sông. Giang khóc điếng, bồng con Thuỷ, lồm cồm bò về đằng lái, Giang còn kịp nhìn thấy tóc má trôi xùm xoà phiêu phiêu

trong dòng nước, rồi mất hút.” [CĐBT, tr.113].

Tóm lại, với việc thường xuyên tái hiện lại những miền ký ức buồn trong những truyện ngắn của mình, Nguyễn Ngọc Tư muốn nói rằng con người sống và tồn tại trên đời không đơn giản chỉ là làm sao có cơm ngày hai bữa mà một phần còn nhờ những kỷ niệm, những miền ký ức mà họ giấu kín ở một góc khuất nào đó trong sâu thẳm tâm hồn. Những miền ký ức tuy buồn nhưng lại là nơi nuôi dưỡng tâm hồn những con người thật thà chân chất, giúp họ có thêm nghị lực trong hành trình gian nan và bất trắc của kiếp người.

Một phần của tài liệu chất nam bộ trong ngôn ngữ truyện ngắn nguyễn ngọc tư (Trang 101 - 103)