6. Cấu trúc luận văn
2.2.1. Nhận xét chung
Ngôn từ trong truyện ngắn của chị, từ ngôn ngữ tác giả đến ngôn ngữ nhân vật đều khá thuần chất Nam Bộ. Số lượng từ ngữ Nam Bộ được sử dụng trong tác phẩm của chị khá lớn là 4609 đơn vị. Đặc điểm này tạo nên ở truyện của chị một văn phong riêng mà nhiều người cảm thấy yêu thích. Tư liệu dưới đây rút ra từ 36 truyện ngắn có trong ba tập “Cánh đồng bất tận”, “Giao thừa”
và “Khói trời lộng lẫy” của chị. Đây là những truyện ngắn thể hiện rõ nhất chất
Nam Bộ và ghi dấu sự thành công về mảng truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn TT Truyện ngắn Trong tập Từ ngữ TSXH % 1. Cánh đồng bất tận CĐBT 456 9,89 2. Dòng nhớ CĐBT 232 5,03
3. Khói trời lộng lẫy KTLL 217 4,71
4. Thềm nắng sau lưng KTLL 215 4,66
5. Nước như nước mắt KTLL 207 4,49
6. Cải ơi! CĐBT 167 3,62
7. Thương quá rau răm CĐBT 171 3,71
8. Cuối mùa nhan sắc CĐBT 171 3,71
9. Bởi yêu thương GT 165 3,58
10. Nhà cổ CĐBT 161 3,49
11. Cái nhìn khắc khoải CĐBT 158 3,43
12. Chuyện vui điện ảnh GT 157 3,41
13. Huệ lấy chồng CĐBT 155 3,36
14. Một mối tình GT 135 2,93
15. Mối tình năm cũ CĐBT 133 2,89
16. Đời như ý GT 120 2,60
17. Hiu hiu gió bấc GT 117 2,54
18. Biển người mênh mông CĐBT 116 2,52
19. Một dòng xuôi mải miết GT 115 2,50
20. Làm má đâu có dễ GT 108 2,34
21. Cảm giác trên dây KTLL 107 2,32
22. Duyên phận so le CĐBT 102 2,21
23. Làm mẹ GT 97 2,10
24. Lương GT 93 2,02
25. Một trái tim khô CĐBT 85 1,84
26. Hiểu lầm nhỏ về gia tài của cô gái nhỏ KTLL 85 1,84
27. Nhớ sông CĐBT 77 1,67
28. Ngày đã qua GT 68 1,48
29. Có con thuyền đã buông bờ KTLL 68 1,48
30. Người năm cũ GT 62 1,35 31. Tình lơ KTLL 61 1,32 32. Giao thừa GT 58 1,26 33. Mộ gió KTLL 47 1,02 34. Osho và bồ KTLL 43 0,93 35. Ngày đùa GT 42 0,91 36. Rượu trắng KTLL 38 0,82 Cộng 4609 100,00 Bảng 1
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Ấn tượng dễ thấy nhất trong các truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư là khả năng khai thác và vận dụng nhuần nhị và có hiệu quả vốn từ ngữ địa phương Nam Bộ nhằm phản ánh và làm nổi bật những tính cách của con người vùng sông nước. Xét về lượng, mật độ từ ngữ địa phương ở đây dầy đặc. Chính mật độ này làm nên không khí Nam Bộ đặc sệt trong bất kì một truyện ngắn nào của chị.
Đọc truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư cái đầu tiên khiến bạn đọc
“choáng” chính là sự đậm đặc của từ địa phương Nam Bộ trong lời kể chuyện
và lời nhân vật. Việc sử dụng chủ yếu từ địa phương đã tạo nên thế giới nhân vật sống động, phong phú, đa dạng và chuyển tải thành công nội dung muốn thể hiện.
Từ địa phương xuất hiện khi có sự khác nhau về điều kiện lịch sử, xã hội , địa lí giữa những cộng đồng dân cư. Lớp từ địa phương ít được sử dụng trong các văn bản khoa học, hành chính, chính luận. Tuy nhiên, sang lĩnh vực nghệ thuật thì việc sử dụng từ địa phương là cần thiết. Bởi vì nhờ có lớp từ này tác phẩm trở nên đa dạng hơn về cách biểu đạt, tạo ra màu sắc riêng cho tác phẩm và tạo nên giá trị nghệ thuật cũng như giá trị thẩm mĩ.
Tùy vào mức độ khác biệt so với từ toàn dân về vỏ ngữ âm của từ mà một từ địa phương có thể được xếp vào nhóm từ ngữ âm hay từ từ vựng. Các từ ngữ âm nảy sinh từ những tương ứng ngữ âm giữa các phương ngữ. Ví dụ như: thiệt/thật, thơ/thư, lịnh/lệnh, đờn/đàn, ác nhơn/ ác nhân... Tư liệu cho thấy các từ kiểu này đã dựa vào trên 56 mô hình ngữ âm tương ứng giữa phương ngữ Nam Bộ và ngôn ngữ toàn dân. Còn các từ từ vựng là những từ được cấu tạo một cách đơn nhất, không phải từ sự chi phối của các tương ứng ngữ âm này. Chúng là các từ đặc hữu của phương ngữ,ví dụ: bà chằn, lu bu,
bình bát, tràm… Trong vốn từ ngữ địa phương này, loại đầu chiếm tỉ lệ áp
đảo, loại thứ hai có số lượng rất hạn chế. Đây là những từ không có từ toàn dân tương ứng, nảy sinh trong hoạt động giao tiếp, biểu thị những khái niệm, sự vật, hiện tượng, lối sống đặc thù của Nam Bộ. Chẳng hạn: càm ràm, mẻ ung, nhậu, bần, lẹt đẹt...
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Từ địa phương trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư cho thấy sự am hiểu về lời ăn tiếng nói hàng ngày của người Nam Bộ của chị. Với những từ địa phương, nhà văn dễ dàng tìm được sự đồng điệu, đồng cảm với độc giả Nam Bộ. Bởi vì khi đọc tác phẩm của Nguyễn Ngọc Tư, người đọc như được sống trong không gian Nam Bộ với những cảnh vật, con người, sinh hoạt thật gần gũi, thân quen. Có cảm giác như được nghe chính tiếng nói của mình, được chia sẻ, được cảm thông. Có thể nói, ngôn ngữ truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư là thứ ngôn ngữ mang hơi thở cuộc sống và giàu sắc thái địa phương.
Ngoài ra, đọc truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư người đọc dễ dàng nhận ra một hệ thống từ biến âm thể hiện rõ đặc trưng ngôn ngữ của người dân vùng sông nước Đồng bằng sông Cửu Long so với người dân ở vùng miền khác như: ổng (ông ấy), bả (bà ấy), ảnh (anh ấy), chỉ (chị ấy), bịnh
(bệnh), sanh (sinh), kinh (kênh) , ác nhơn (ác nhân)... Bước đầu chúng tôi cũng hệ thống được khoảng trên dưới 56 biến âm trong 36 truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư. Hệ thống biến âm này được lặp lại khá thường xuyên trong ý thức sử dụng ngôn ngữ của Nguyễn Ngọc Tư góp phần làm cho ngôn ngữ truyện ngắn của chị “thuần chất Nam Bộ”.
Các từ từ vựng hay từ đặc hữu này trong các truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư thường rơi vào các lớp:
a. Đại từ nhân xưng và từ xưng hô
b. Tổ hợp định danh chỉ sản vật địa phương c. Tổ hợp định danh gọi tên người hay tên đất.