Bức tranh về những thân phận

Một phần của tài liệu chất nam bộ trong ngôn ngữ truyện ngắn nguyễn ngọc tư (Trang 99 - 101)

6. Cấu trúc luận văn

3.3.1. Bức tranh về những thân phận

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Phần nhiều truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư chủ yếu xoay quanh phản ánh tình cảnh nghèo khổ của ba đối tượng người dân ở vùng quê đồng bằng sông Cửu Long đó là:

Thứ nhất, tình cảnh những người nông dân quanh năm vất vả mưu sinh trên những “cánh đồng bất tận” như những truyện: Cái nhìn khắc khoải, Một

dòng xuôi mải miết, Cánh đồng bất tận... ; hay tình cảm của những người dân

sống kiếp thương hồ trên những dòng sông, con đò... như: Nhớ sông, Biển

người mênh mông, Dòng nhớ...

Đây là tình cảnh vất vả của ông Hai trong Cái nhìn khắc khoải được Nguyễn Ngọc Tư ghi lại một cách chân thực:

“Ông làm nghề nuôi vịt chạy đồng. Hôm nay ở đồng rạch Mũi, ngày mai ở nhà Phấn Ngọn, xa nữa lại dạt đến Cát Bà không chừng. Ông đậu ghe, dựng lều, lùa vịt lên những cánh đồng vừa mới gặt xong, ngó chừng chừng qua những cánh đồng lúa mới vừa chín tới và suy nghĩ về một vạt đồng khác lúa vừa no đòng đòng. Đời của ông là một cuộc đời lang bạt. Một cuộc sống trên đồng khơi. Chòi cắm ở đâu cũng được, miễn có chỗ khô ráo cho ông nằm.” [CĐBT, tr.50].

Thứ hai, tình cảnh những nghệ sĩ đã cuối mùa nhan sắc phải mưu sinh và sống lay lắt nơi đầu đường cuối chợ như: Đời như ý, Cải ơi!, Cuối mùa

nhan sắc, Làm má đâu có dễ, Nước như nước mắt, Bởi yêu thương...

Đời như ý là câu chuyện đau lòng về hàng loạt những số phận hẩm hiu

trong một gia đình bất hạnh. Chú Đời là một hành khất mù cùng với gia đình bé nhỏ của mình phải lang thang rong ruổi khắp các nẻo đường để tìm miếng ăn. Gia đình của chú Đời gồm bốn thành viên: chú Đời mù loà, người vợ nửa điên nửa tỉnh và hai con gái là bé Như và bé Ý. Cuộc đời của chú Đời còn khổ hơn cả “đời cô Lựu” trong một vở tuồng cải lương nổi tiếng: “Không ai biết chú khổ cả hơn ... cô Lựu. Chú Đời dẫn cả nhà rời chợ Cũ, Cầu Nhum lang thang lúc con Ý mới bồng nách. Gồng gánh như một gánh hát, chú ca cải lương bán vé số kiến thiết. Vợ chú nửa điên nửa tỉnh, không biết có phải vui

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Cuối cùng, tình cảnh những người phụ nữ phải đánh đổi cả thân xác để kiếm sống và những đứa trẻ tuổi thơ của nó bị đánh cắp phải sớm bươn chải, lặn lội tìm kế sinh nhai như: Làm mẹ, Cánh đồng bất tận, Rượu trắng, Bởi yêu thương, Duyên phận so le...

Trước cuộc sống nghèo khó, những người phụ nữ đôi lúc không còn sự lựa chọn nào khác là phải chấp nhận đánh đổi cả thân xác mình để tồn tại. Ai mà không nhói lòng khi đọc những đoạn văn miêu tả tình cảnh chẳng đặng đừng của những người phụ nữ thôn quê nghèo khó như những đoạn văn sau trong Cánh đồng bất tận: “Chúng tôi đã gặp rất nhiều, rất nhiều người phụ nữ giống chị. Cứ mỗi mùa gặt, họ lại dập dìu trên đê, lượn lờ quanh lều của những thợ gặt, những người đàn ông giữ lúa và bọn nuôi vịt chạy đồng. Họ cố làm ra vẻ trẻ trung, tươi tắn nhưng mặt và cổ đã nhão ra, nhìn kĩ phát ứa

nước mắt.” [CĐBT, tr.160] hay: “Chị làm đĩ quen rồi. Mấy chuyện này mà

nhằm bà gì! Mấy cưng đừng lo” [CĐBT, tr.160].

Qua những vấn đề trên, chúng tôi nhận thấy rằng đây là một nỗi ám ảnh khôn nguôi của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư trong cái nhìn về hiện thực cuộc sống của những người dân nghèo ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, Dĩ nhiên, chúng ta cũng cần phải hiểu rằng, những vấn đề trên không phải là toàn cảnh cuộc sống của người dân vùng đồng bằng sông Cửu Long hiện nay mà chỉ là một góc nhìn riêng của chị về một “góc khuất” trong cuộc sống xã hội mà thôi. Như chúng ta đã biết đồng bằng sông Cửu Long vốn được mênh danh là “vựa lúa, vựa lương thực lớn nhất cả nước”; thế nhưng ở đâu đó trên xứ sở phù sa màu mỡ, ruộng vườn cây trái sum xuê này vẫn còn những bộ phận người dân đang hàng ngày, hàng giờ “vật lộn” với cái nghèo. Đây là một thực tế mà Nguyễn Ngọc Tư- một nhà văn vốn sinh ra và lớn lên trên mảnh đất này đã nhìn thấy, đã dũng cảm phơi bày lên trang viết của mình để người đọc hiểu, thông cảm và chia sẻ.

Một phần của tài liệu chất nam bộ trong ngôn ngữ truyện ngắn nguyễn ngọc tư (Trang 99 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)