Đặc điểm lời thoại

Một phần của tài liệu chất nam bộ trong ngôn ngữ truyện ngắn nguyễn ngọc tư (Trang 61 - 122)

6. Cấu trúc luận văn

2.4.6. Đặc điểm lời thoại

2.4.6.1. Đối thoại là một dạng lời phát ngôn trực tiếp, mang tính cá thể hoá cao của nhân vật khi tham gia giao tiếp. Trong truyện ngắn, hình thức đối thoại được sử dụng rộng rãi và có vai trò quan trọng trong việc biểu đạt nội dung. Có kiểu đối thoại theo hình thức phân vai, có kiểu lời được nhấn mạnh nhờ những chỉ dẫn của người trần thuật nhằm giản lược hoạt động giao tiếp... Kết quả khảo sát các lượt cuộc thoại,và phân loại lời đối thoại nhân vật trong 3 tập truyện với 36 truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư như sau. Bảng 8

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Tập

truyện STT Tên truyện

Số lƣợt xuất hiện

đối thoại

Đối thoại

Song thoại Đa thoại

Lƣợt % Lƣợt %

Cánh đồng bất tận

1 Cải ơi! 32 32 3,47 0 0

2 Thương quá rau răm 34 30 3,25 4 0,43

3 Huệ lấy chồng 35 32 3,47 3 0,33

4 Cái nhìn khắc khoải 33 33 3,58 0 0

5 Nhà cổ 30 27 2,93 3 0,33

6 Mối tình năm cũ 13 13 1,41 0 0

7 Cuối mùa nhan sắc 36 26 2,82 10 1,08

8 Biển người mênh mông 33 33 3,58 0 0

9 Nhớ sông 21 17 1,84 4 0,43

10 Dòng nhớ 34 24 2,60 10 1,08

11 Duyên phận so le 14 14 1,52 0 0

12 Một trái tim khô 21 18 1,95 3 0,33

13 Cánh đồng bất tận 74 68 7,37 6 0,65

Giao thừa

14 Bởi yêu thương 25 20 2,17 5 0,54

15 Chuyện vui điện ảnh 22 14 1,52 8 0,87

16 Đời như ý 14 14 1,52 0 0

17 Giao thừa 15 12 1,30 3 0,33

18 Làm má đâu có dễ 17 9 0,98 8 0,87

19 Làm mẹ 27 20 2,17 7 0,76

20 Lương 20 18 1,95 2 0,22

21 Một dòng xuôi mải miết 17 17 1,84 0 0

22 Một mối tình 19 9 0,98 10 1,08

23 Hiu hiu gió bấc 30 15 1,63 15 1,63

24 Ngày đã qua 33 31 3,36 2 0,22 25 Ngày đùa 12 6 0,65 6 0,65 26 Người năm cũ 23 20 2,17 3 0,33 Khói trời lộng lẫy

27 Nước như nước mắt 25 22 2,38 3 0,33

28 Có con thuyền đã buông bờ 32 22 2,38 10 1,08

29 Tình lơ 12 12 1,30 0 0

30 Cảm giác trên dây 23 19 2,06 4 0,43

31 Mộ gió 18 17 1,84 1 0,11

32 Hiểu lầm nhỏ về gia tài của

cô gái nhỏ 19 17 1,84 2 0,22

33 Osho và bồ 25 23 2,49 2 0,22

34 Thềm nắng sau lưng 26 26 2,82 0 0

35 Khói trời lộng lẫy 35 25 2,71 10 1,08

36 Rượu trắng 24 20 2,17 4 0,43

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Lời đối thoại của nhân vật xuất hiện ở 36 truyện ngắn, được chia thành: song thoại và đa thoại, trong đó song thoại có TSXH cao hơn đa thoại. Cụ thể là song thoại xuất hiện 36/36 truyện ngắn còn đa thoại chỉ xuất hiện 27/36 truyện ngắn.

Khảo sát và phân loại 923 lượt đối thoại, được xác định là 775 lượt/923 lượt song thoại,148/923 lượt tam tứ thoại. So với tổng số lượt lời đối thoại thì song thoại chiếm 83,97%; lời tam, tứ thoại chiếm 16,03%. Một số truyện xuất hiện nhiều lời song thoại như: Cánh đồng bất tận (74 lượt), Biển người mênh mông (33 lượt)... Ngoài ra có những truyện xuất hiện lời song thoại ít như:

Ngày đùa; Tình lơ chỉ có (12 lượt)... Có 9/36 truyện không xuất hiện lời tam,

tứ thoại. Điều này cho thấy truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư ít chạm tới vấn đề mang tính rộng lớn mà thường đề cập có tính chất nhỏ hẹp của cuộc sống gia đình. Ví dụ:

Song thoại:

“Dì không nói nữa, ngồi dưới gốc ô môi, bới lại cái bới tóc nhỏ teo ngắt như trái cau. Ông Mười chợt ngẩng lên, đưa khuỷu tay lau mồ hôi chảy tràn trên mặt, hỏi:

- Tính đi không?

- Không. Đi gì mà đi, lu bu muốn chết. Lên phim hổng biết nói cái gì,

hư truyền hình của người ta” [CĐBT, tr.79].

Đa thoại:

“Anh đang nhớ món lươn um lá nhào muốn chết được đây, cháo cá lóc nữa... Bế nghe nói lại, chỉ nhẩn nha hỏ “Mà ổng có nói nhớ chị không?”. Chị chủ ngẩn ra, lắc đầu. Bế nổi quạu,“Vậy ổng về là do ổng muốn ăn chớ đâu phải nhớ vợ con. Đàn ông gì mà tệ, ưa không vô... Đừng thèm nấu nướng gì

mắc công” [KTLL, tr.33].

Qua thống kê lượt đối thoại như vậy, sau đây xin lần lượt đi vào cụ thể từng phần như sau:

2.4.6.2. Qua khảo sát cấu trúc cuộc thoại trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư, có thể nhận thấy: Lối mở đầu của đối thoại trên văn bản thường tồn tại ở ba dạng chủ yếu sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Sau dấu gạch đầu dòng: 31/36 truyện ngắn

- Trình bày cùng hàng với lời tác giả (hình thức khu biệt là dấu ngoặc kép): 36/36 truyện ngắn

- Trình bày cùng hàng với lời tác giả: 36/36 truyện ngắn.

Trong ba hình thức đối thoại trên thì hình thức đối thoại sau dấu gạch đầu dòng là cách thức thể hiện phổ thông; hình thức khu biệt đặt trong dấu ngoặc kép cũng mang tính phổ thông nhưng ít gặp hơn; hình thức đối thoại cùng hàng với lời tác giả là hình thức mang tính sáng tạo,được Nguyễn Ngọc Tư sử dụng rất linh hoạt.

Trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư lối mở đầu đối thoại thường tồn tại sau dấu gạch đầu dòng. Với hình thức này, nhân vật trực tiếp trao đổi những suy nghĩ của mình, người đọc dễ dàng nhận diện và hiểu được ý, lời của nhân vật tường minh. Ví dụ:

“Khi biết địa chỉ đứa trẻ tôi chọn để làm chuyên đề, Anh tần ngần: - Em hy vọng gì khi tới đây?Có thể rất buồn...

- À, em có vài thắc mắc ở đó...” [KTLL, tr.147]

Còn hình thức đối thoại trình bày cùng hàng với lời tác giả có trong dấu ngoặc kép. Với hình thức này, một mặt tạo ra sự cân đối trong cấu trúc hình thức tác phẩm. Mặt khác Nguyễn Ngọc Tư đã kéo gần khoảng cách lời thoại của nhân vật với lời kể của mình, làm cho nhân vật có nhiều cách thể hiện lời thoại hơn, làm tăng biểu đạt nội dung và hiệu quả thẩm mĩ:

“Chỉ Lương là già câng già cấc, già cóc thùng thiếc rồi mà chưa lấy vợ. Hỏi Lương, Lương cười hình hịch:“Tui xấu muốn chết ai mà thèm ưng...”. Lương xấu trai thiệt. Tướng Lương nhỏ xíu, teo héo. Đầu to, tóc dày, cứng, cháy nắng. Một bên mắt lé xẹ. Ai cũng cười: “Cái thằng, mầy chèo mà

không ngó đằng trước, ngó đâu trật lất vậy?”. [GT, tr.98-99]

Với hình thức đối thoại cùng hàng với lời tác giả ,mạch truyện và những câu văn trở nên nhanh hơn. Việc nhận diện ra đây là lời thoại có khó khăn, người ta chỉ có thể nhận diện được khi người đọc suy ý. Theo thống kê thì Cánh đồng bất tận là truyện ngắn có dấu hiệu đê phân biệt là nhiều nhất: 86 lượt.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Với việc lựa chọn lối mở đầu đối thoại như trên, Nguyễn Ngọc Tư đã làm phong phú cách thức diễn đạt. Qua đó tạo điều kiện để cho nhân vật được tự do phát ngôn, tự do bày tỏ thái độ, quan điểm và quan trọng hơn cả là tác giả dễ dàng truyền tải đến người đọc nội dung tác phẩm.

2.4.6.3.Cách triển khai lời thoại nhân vật trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư, có thể thấy tác giả thường dùng cấu trúc với nhiều từ ngữ chêm xen, sử dụng cấu trúc“mà” và triển khai lời thoại một cách như có vẻ lan man.

- Dùng cấu trúc“mà” trong khi triển khai lời thoại: Đọc truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư chúng tôi nhận thấy tác giả sử dụng rất nhiều các kiểu câu có kết cấu chữ “mà”.Với việc sử dụng kết cấu này, nhân vật của Nguyễn Ngọc Tư có thể tự do chuyển lời, chuyển ý. Đây có thể nói là kết cấu đặc thù trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư. Ví dụ:

“Huệ cười, người ta nói vậy, mầy còn nhắc làm chi. Mà sao bữa nay gió lạnh quá chừng, gió te tái đưa tới một tiếng gà gáy, nghe từng giọt, từng

tiếng buồn thỉu” [CĐBT, tr.39].

Ở lời thoại trên ta nhận thấy với cấu trúc “Mà” hoàn toàn phù hợp với tâm trạng “ngổn ngang” của Huệ trước ngày cưới.

- Dùng cấu trúc với nhiều từ ngữ chêm xen như: thì, rất là, ấy là, coi

như, tức là, nên... :

“Tới đám ăn trầu uống rượu mới hay dì Bảy có người chị sinh đôi, tức là má tôi. Hai người giống nhau tới mức khó mà phân biệt được, nên đã nhiều người há hốc, “Ủa, mới thấy con Bảy xách giỏ đi chợ cái độp giờ sao nó làm

cỏ ở nhà rồi?”[KTLL, tr.46].

Có thể nói cách chêm xen trong lời độc thoại hay đối thoại đã khiến cho câu văn trở nên dài dòng lê thê. Cách nói này rất phù hợp với kiểu “vừa nói vừa nghĩ”tự do lan man của người dân lao động. Với cách nói chêm xen này nhân vật có thể tự do liên tưởng, tự do kết dính những vấn đề khác. Và thông qua đó có thể nhân vật bộc lộ những trạng thái tâm lí và tính cách của mình một cách rõ nét.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

2.4.6.4. Người kể chuyện là hình tượng ước lệ về người trần thuật (hình thái của hình tượng tác giả trong tác phẩm văn học nghệ thuật, là người mang tiếng nói, quan điểm tác giả trong tác phẩm văn học nghệ thuật, là người mang tiếng nói, quan điểm tác giả trong tác phẩm văn xuôi) trong tác phẩm văn học, là yếu tố tích cực trong việc kiến tạo thế giới tưởng tượng... là kết hợp đồng thời trong mình cả nhân vật và người kể, nhân vật mà nhân danh nó cuốn sách được kể có vị thế hoàn toàn đặc biệt... , nó chỉ xuất hiện khi nào câu chuyện được kể bởi một nhân vật cụ thể trong tác phẩm.

Người kể chuyện đóng một phần quan trọng trong việc thể hiện quan điểm của tác giả, không chỉ trực tiếp qua những hành động trong tác phẩm, qua những lời tâm sự về chính bản thân nhân vật, mà đó còn là thái độ đối với câu chuyện được tác giả kể lại. Ngoài thái độ chủ quan, người kể chuyện còn mang trong mình nội dung khách quan của thế giới được phản ánh trong tác phẩm.

Ở một số tác phẩm, lời nhân vật không được sắp xếp theo thứ tự đối đáp mà đan xen trong lời người trần thuật, nhất là khi người trần thuật là nhân vật xưng “tôi”, vừa kể chuyện vừa tham gia giao tiếp. Nghĩa là giữa những lời đối thoại, có khi vẫn có những phát ngôn lạc khỏi giao tiếp- những phát ngôn mang tính độc thoại của người trần thuật trong truyện Nguyễn Ngọc Tư . Ẩn trong một vai giao tiếp, người trần thuật không chỉ trực tiếp trao đổi với nhân vật mà còn dễ dàng kể chuyện. Lời tác giả, lời người trần thuật, lời nhân vật lẫn vào nhau, nhiều khi tạo nên những tranh cãi đối đáp.

Ở truyện ngắn Huệ lấy chồng, kiểu lời người trần thuật đan xen với lời thoại nhân vật cũng được Nguyễn Ngọc Tư sử dụng nhằm làm tăng hiệu quả biểu đạt. Đây là lời kể xen lẫn trong những đối đáp giữa hai nhân vật Huệ và Điềm: “Huệ cười, người ta vậy, mầy còn nhắc làm chi (a). Mà, sao bữa nay gió lạnh quá chừng, gió te tái đưa tới một tiếng gà đang gáy, nghe từng giọt, từng

tiếng buồn thỉu Cái vali da với màu vôi đã đầy quần áo (b)” [CĐBT, tr.39].

Bằng cách giữ nguyên lời nói của nhân vật trong câu kể, người trần thuật ở đoạn văn trên đã chuyển từ lời đối thoại sang độc thoại. Nếu (a) là lời kể của người trần thuật (Huệ cười) mang hàm ý đối thoại (hướng tới đối tượng giao tiếp là Điềm: mầy còn nhắc làm chi) thì (b) đã nghiêng sang độc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

thoại có hướng. Vẫn như đang nói với Điềm, song cái cảm giác buồn thỉu bởi

gió lạnh, bởi tiếng gà te tái chỉ có thể là của riêng Huệ trước ngày xuất giá, khi bóng dáng người cũ chưa hẳn đã phôi phai... Rõ ràng, kiểu trần thuật “nhiều giọng” đã giúp độc giả thâm nhập sâu hơn vào thế giới nội tâm nhân vật. Sự chuyển đổi từ lời đối thoại sang lời kể đã làm lạ hoá kiểu trần thuật đơn âm, tiến tới một kiểu trần thuật đa giọng điệu.

Ngôn ngữ người kể chuyện được biểu hiện thông qua lời dẫn truyện. Đó là phần giới thiệu, trần thuật sự việc, con người, bao gồm lời dẫn thoại, lời trữ tình ngoại đề. Điểm đặc biệt trong sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư không phải ở chỗ tác giả sử dụng phương ngữ trong tác phẩm của mình mà nó là cách tác giả thể hiện thông qua lời người kể chuyện . Điều đó đã tạo nên một phong cách, một sắc thái biểu hiện chính xác, làm cho nó đậm đà hương vị miền Nam.

2.4.6.5. Nếu lời gián tiếp là lời người trần thuật ngôi thứ ba kể về đối tượng; lời trực tiếp là lời nhân vật được truyền đạt thông qua độc thoại và đối thoại ; thì lời nửa trực tiếp là kiểu lời nói kết hợp đồng thời hai hình thức phát ngôn gián tiếp (bởi người trần thuật) và trực tiếp (bởi nhân vật) nói trên. Lời nửa trực tiếp là “lời của nhân vật có bề ngoài thuộc về tác giả” (về mặt chấm câu, ngữ pháp) nhưng về nội dung và phong cách lại thuộc về nhân vật. Trong truyện , ngôn ngữ tác giả chủ yếu lại được thể hiện bởi ngôn ngữ người trần thuật, nên xét từ phương diện trần thuật học, có thể xem lời nửa trực tiếp là lời người trần thuật nhưng mang ngôn ngữ nhân vật (xuất phát từ điểm nhìn nhân vật). Đây là kiểu “câu hàm ẩn nhiều chủ thể”, “câu lai ghép”, theo cách gọi của A.Bakhtin.

Một trong những đặc điểm cơ bản của lời nửa trực tiếp là tính song điệu (giọng người kể và giọng nhân vật lẫn vào nhau). Đây là kiểu lời có sự hoà trộn giữa ngôn ngữ người trần thuật (ngôn ngữ tác giả) và ngôn ngữ nhân vật. Ví dụ:

Lúc về tôi ôm vai mẹ, tôi bảo mớ khô cá sặc rằn này hôm nào mẹ

tiễn con đi, mẹ nướng rồi xé trộn xoài sống, con thích món này lắm”

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Hình ảnh ôm vai mẹ , bảo thích món cá khô trộn xoài sống (bao hàm cả hành động của nhân vật) đã được người kể trần thuật lại. Lời kể này chứa đựng ngôn ngữ nói biểu cảm của nhân vật nên người trần thuật và lời nhân vật hòa vào nhau. Không đơn nghĩa như lời trực tiếp, lời nửa trực tiếp thường mở ra nhiều hướng tiếp nhận, trở thành kiểu lời nói đặc trưng cho ngôn ngữ trần thuật.

Một điểm quan trọng nữa, người đọc bắt gặp nhân vật người kể chuyện có khi đứng ngoài xưng “tôi” , có khi nhập vào nhân vật chính để kể lại những sự việc xảy ra một cách thản nhiên đôi khi có phần dửng dưng, lạnh lùng nhưng thực chất trong lòng rất đau đớn, xót xa... Trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư ,điều này thể hiện rõ nhất ở những câu văn mà tác giả cố tình (để cho nhân vật kể chuyện trong quá trình trần thuật):“Đáng lẽ phải nói như vầy, em thấy yêu mến, gắn bó mảnh đất này quá đi, anh à (nói theo kiểu thanh

niên tình nguyện trả lời phỏng vấn trên truyền hình” [CĐBT, tr.141].

2.4.6.6. Ở điểm nhìn ngôi thứ nhất, người kể chuyện tham gia vào hành

động của câu chuyện. Cách kể chuyện ở điểm nhìn này có thể tạo ra những hư cấu, tưởng tượng ngoài thời gian, không gian. Nó giúp nhân vật có khả năng tự “mổ xẻ” mình một các thành thật, sâu sắc “câu chuyện được kể trở thành câu chuyện của một cái tôi cụ thể, bởi lẽ cái tôi rất riêng ấy là nhân chứng duy nhất của những sự kiện được kể. Từ đó trần thuật ở ngôi thứ nhất tạo ra hình thức tồn tại của nhân vật, cho phép nhân vật hồi sinh và gắn với quãng đường

Một phần của tài liệu chất nam bộ trong ngôn ngữ truyện ngắn nguyễn ngọc tư (Trang 61 - 122)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)