Những nghiên cứu về quản lí bồi dưỡng năng lực dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh cho giáo viên tiểu học

Một phần của tài liệu Quản lí bồi dưỡng năng lực dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh cho giáo viên các trường tiểu học huyện thanh trì, thành phố hà nội trong bối cảnh chuyển Đổi số (Trang 20 - 23)

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÍ BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC DẠY HỌC THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH CHO GIÁO VIÊN TIỂU HỌC TRONG BỐI CẢNH CHUYỂN ĐỔI SỐ

1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề

1.1.2. Những nghiên cứu về quản lí bồi dưỡng năng lực dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh cho giáo viên tiểu học

Quản lý giữ vị trí then chốt trong mọi hoạt động. Trách nhiệm cốt lõi của người quản lý ở mọi cấp bậc là kiến tạo và duy trì môi trường thuận lợi, hỗ trợ cá nhân và nhóm đạt được mục tiêu tổ chức. Họ đóng vai trò điều phối hoạt động cá nhân, tối đa hóa hiệu quả đóng góp vào thành tựu chung. Vì tầm quan trọng ấy, công tác quản lý đã và đang là đề tài nghiên cứu sâu rộng của nhiều học giả trong và ngoài nước. Nghiên cứu này góp phần làm sáng tỏ vai trò không thể thiếu của quản

lý trong sự thành công của mọi tổ chức.

Trong cuốn Những vấn đề cốt yếu của quản lí [12], tác giả Harold Koontz, Cyril O’donnell, Heinz Weihrich không chỉ phân tích rõ cơ sở lí thuyết của quản lí, coi quản lí là một lĩnh vực khoa học để nghiên cứu mà còn nghiên cứu chi tiết từng hoạt động của công tác quản lí, giúp các nhà quản lí hiểu rõ công việc họ đang làm và tích cực tự bồi dưỡng để nâng cao chất lượng công tác quản lí nói chung, các nhà quản lí giáo dục nâng hiệu quả quản lí giáo dục nói riêng.

Tác giả, chủ biên Nguyễn Thị Mỹ Lộc đã phân tích trong cuốn Quản lí giáo dục – một số vấn đề lý luận và thực tiễn [21] nhiều khía cạnh của công tác quản lí giáo dục về mặt lí luận cũng như phân tích các quan điểm về hoạt động quản lí và sự vận dụng vào quản lí giáo dục. Trong cuốn sách, các tác giả coi công tác quản lí bồi dưỡng giáo viên là một trong bốn vấn đề trọng tâm của quản lí khâu hỗ trợ chương trình dạy và chương trình học.Các tác giả đề xuất chiến lược nâng cao năng lực đội ngũ giáo viên, ưu tiên phát triển học sinh. Phương pháp này tập trung vào việc định hướng, bồi dưỡng giáo viên bài bản, kết hợp giữa sự dẫn dắt mẫu mực của nhà quản lý, vai trò then chốt của giáo viên cốt cán và cơ hội tham gia các chương trình đào tạo chuyên nghiệp. Như vậy, việc bồi dưỡng giáo viên sẽ hiệu quả hơn.

Khi đề cập đến giáo dục trong bối cảnh mới, tác giả Đặng Xuân Hải [10] cho rằng: “Quản lý sự thay đổi thực chất là kế hoạch hóa, điều hành và chỉ đạo triển khai sự thay đổi để đạt được mục tiêu đề ra cho sự thay đổi đó”, và sau đó trong cuốn “Quản lí giáo dục, quản lí nhà trường trong bối cảnh thay đổi”, tác giả Đặng Xuân Hải cũng đã cụ thể hóa thành “10 bước của quá trình quản lý sự thay đổi”

trong công tác chỉ đạo đổi mới giáo dục trong nhà trường: nhận diện sự thay đổi;

chuẩn bị cho thay đổi; thu thập số liệu, dữ liệu; tìm các yếu tố khích lệ, hỗ trợ “sự thay đổi”; xác định mục tiêu cụ thể cho các bước quản lí sự thay đổi; xác định trọng tâm của các mục tiêu; xem xét các giải pháp và lựa chọn giải pháp; lập kế hoạch chỉ đạo việc thực hiện; đánh giá thay đổi; đảm bảo sự tiếp tục đổi mới [11]. Quá trình 10 bước này sẽ là điểm tựa để các nhà quản lí vận dụng vào đổi mới quản lí bồi dưỡng năng lực dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh cho giáo viên tiểu học trước những tác động của chuyển đổi số. Phân tích của tác giả Nguyễn

Thị Hường trong chuyên khảo "Lãnh đạo và quản lý sự thay đổi trong nhà trường" [20] đã minh chứng rõ nét những thách thức đổi mới trong quản trị giáo dục hiện đại, đồng thời xác định các lĩnh vực trọng tâm cần điều chỉnh. Bài viết nhấn mạnh vai trò then chốt của nhà trường trong việc lãnh đạo và quản lý sự phát triển chuyên môn đội ngũ giáo viên.

Luận án "Quản lý công tác bồi dưỡng giáo viên tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp" của tác giả Vũ Thị Thu Huyền đã tiến hành khảo sát toàn diện về quản lý nguồn nhân lực giáo dục trong và ngoài nước, cùng với phân tích thực tiễn công tác bồi dưỡng giáo viên, từ đó đúc kết những kinh nghiệm quý báu cho định hướng quản lý hiệu quả.

Từ thực trạng khảo sát thăm dò ý kiến CBQL, GV tiểu học các địa phương đại diện của 3 miền: Hải Dương (Miền Bắc), Khánh Hòa ( Miền Trung), Thành phố Hồ Chí Minh (Miền Nam) về nhận thức của CBQL, GV, tính hiệu quả, mức độ hài lòng, mức độ ảnh hưởng của một số yếu tố tác động đến quản lí, … Tác giả đề xuất các biện pháp quản lí theo chức năng quản lí: đánh giá thực trạng năng lực GV theo chuẩn nghề nghiệp và xác định nhu cầu bồi dưỡng, lập kế hoạch bồi dưỡng, thiết kế chương trình bồi dưỡng, tổ chức và chỉ đạo hoạt động bồi dưỡng, kiểm tra- đánh giá hoạt động bồi dưỡng.[18]

Trong nghiên cứu của mình về quản lý bồi dưỡng giáo viên tiểu học hướng phát triển năng lực giảng dạy tại cấp quận thuộc thành phố Hà Nội, tác giả Nguyễn Anh Tuấn đã tập trung phân tích lý luận về bồi dưỡng và quản lý bồi dưỡng giáo viên, đồng thời khảo sát thực trạng và các nhân tố tác động. Từ đó, luận văn đề xuất sáu giải pháp tối ưu hóa công tác quản lý bồi dưỡng: Thứ nhất, nâng cao nhận thức về năng lực giảng dạy cho đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên thông qua các chương trình tập huấn chuyên sâu. Thứ hai, xây dựng và ban hành hệ thống tiêu chí đánh giá năng lực giảng dạy, quá trình tự học và bồi dưỡng của giáo viên. Thứ ba, xây dựng và triển khai kế hoạch, văn bản hướng dẫn bồi dưỡng giáo viên theo định hướng phát triển năng lực giảng dạy. Thứ tư, ứng dụng công nghệ số vào quản lý bồi dưỡng. Thứ năm, thiết lập cơ chế đánh giá và tự đánh giá hiệu quả hoạt động bồi dưỡng. Cuối cùng, tăng cường bồi dưỡng theo cụm chuyên môn, đặc biệt tại các

cơ sở giáo dục ngoài công lập. Sáu giải pháp này đã được chứng minh tính khả thi và hiệu quả thông qua thực nghiệm và khảo sát.

Có thể thấy, ngoài những vấn đề đã được các tác giả đề cập về bồi dưỡng và quản lí bồi dưỡng giáo viên tiểu học, với định hướng giáo dục mới cùng những tác động của bối cảnh chuyển đổi số, các biện pháp quản lí bồi dưỡng năng lực dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh cho giáo viên tiểu học cần được nghiên cứu chuyên sâu hơn và có những điều chỉnh để bắt kịp với xu thế giáo dục hiện tại, phù hợp trong giai đoạn đang diễn ra sự phát triển mạnh mẽ của CNTT&TT.

Một phần của tài liệu Quản lí bồi dưỡng năng lực dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh cho giáo viên các trường tiểu học huyện thanh trì, thành phố hà nội trong bối cảnh chuyển Đổi số (Trang 20 - 23)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)