CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÍ BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC DẠY HỌC THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH
2.7. Đánh giá chung thực trạng
Bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên tiểu học, cụ thể là bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên, đặc biệt là năng lực dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh là hoạt động được các cấp lãnh đạo quan tâm với nhiều văn bản chỉ đạo, hướng dẫn cũng như khuyến khích các nhà trường thực hiện thường xuyên và chất lượng. Mỗi nhà trường đều được phân bổ nguồn tài chính
Bối cảnh chuyển đổi số hiện nay mang lại nhiều thuận lợi cho công tác tổ chức bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên nhờ những thành tựu CNTT được ứng dụng trong suốt quá trình bồi dưỡng, giúp các hoạt động tiết kiệm được thời gian, sức lực, CBQL và GV được tiếp cận với những trang thiết bị hiện đại phục vụ cho công tác dạy học và bồi dưỡng GV.
Cơ sở vật chất (phòng học, trang thiết bị dạy học, ...) các trường tiểu học huyện Thanh Trì hiện nay đã đáp ứng cơ bản yêu cầu đổi mới giáo dục, yêu cầu bồi dưỡng năng lực dạy học cho GV
2.7.2. Thách thức
Sự phát triển của kinh tế - xã hội đặt ra những yêu cầu mới đối với giáo dục
tiểu học, đòi hỏi người giáo viên tiểu học không ngừng cập nhật kiến thức và bổ sung những kĩ năng mới, nâng cao năng lực dạy học sao cho phát huy tốt năng lực HS, tạo cho các em niềm đam mê, hứng thú học tập; đòi hỏi người CBQL cần có tư duy mở để tiếp thu những xu thế mới trong giáo dục trên thế giới, nâng cao năng lực lãnh đạo để quản lí nhà trường, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên để ngày càng nâng cao chất lượng giáo dục.
Những kì vọng từ phía phụ huynh học sinh về kết quả dạy học của giáo viên cũng tạo ra những áp lực lớn đòi hỏi giáo viên thay đổi cách dạy, bồi dưỡng năng lực dạy học.
Nhu cầu học tập của học sinh tiểu học hiện nay cũng thay đổi so với những thế hệ trước. Học sinh được tiếp cận với nhiều nguồn tri thức, tiếp cận với các thành tựu công nghệ, tự tin và chủ động hơn. Điều này cũng đặt ra những yêu cầu đối với giáo viên tiểu học phải nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ, nhất là năng lực dạy học theo hướng phát huy năng lực HS
Khoa học công nghệ phát triển, công cuộc chuyển đổi số đòi hỏi CBQL, GV không ngừng nâng cao năng lực ứng dụng CNTT trong công tác chuyên môn để nâng cao chất lượng, hiệu quả công việc. Mặt khác, trang thiết bị hiện đại cho dạy học cũng như bồi dưỡng năng lực dạy học của GV để tương xứng với yêu cầu dạy học hiện đại mới ở mức thấp, cần sự đầu tư lớn, toàn diện và đồng bộ hơn.
2.7.3. Điểm mạnh
Đội ngũ CBQL và GV các trường tiểu học huyện Thanh Trì đều nhận thức được tầm quan trọng của công tác bồi dưỡng năng lực dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh trong bối cảnh chuyển đổi số hiện nay, có ý thức tham gia các khóa bồi dưỡng theo đúng chỉ đạo của các cấp.
Nhiều GV các trường tiểu học có trình độ chuẩn hoặc trên chuẩn nên chuyên môn khá vững vàng, biết sử dụng CNTT nên có khả năng tiếp cận các nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học hiện đại; nhiều GV trẻ có khả năng tiếp cận các ứng dụng CNTT tốt. Hai thế hệ GV có thể hỗ trợ nhau: GV nhiều kinh nghiệm hỗ trợ về chuyên môn, kinh nghiệm dạy học, GV trẻ hỗ trợ về ứng dụng thành tựu chuyển đổi số vào dạy học. Nhiều CBQL có năng lực quản lí, có tư duy mở nên luôn cập nhật kịp thời những xu thế dạy học mới trong nước và thế giới để
kịp thời có chiến lược, chính sách bồi dưỡng năng lực dạy học cho đội ngũ GV để nâng cao chất lượng giáo dục tại nhà trường.
Việc xây dựng kế hoạch bồi dưỡng năng lực dạy học cho GV được CBQL các nhà trường quan tâm triển khai hàng năm, được GV nhà trường nhất trí thực hiện. Công tác tổ chức, chỉ đạo, giám sát bồi dưỡng năng lực dạy học cho GV nhìn chung được đảm bảo. Một số GV đã có những thay đổi trong dạy học mang lại kết quả tích cực.
2.7.4. Điểm yếu
Những năng lực dạy học của GV các trường tiểu học huyện Thanh Trì chưa có sự đồng đều, thậm chí còn có sự cách biệt lớn, đặc biệt là về năng lực dạy học theo các phương pháp mới cũng như khả năng ứng dụng CNTT trong các hoạt động dạy học. Một bộ phận GV chưa biến nhận thức về tầm quan trọng của công tác bồi dưỡng năng lực dạy học theo hướng phát triển năng lực HS thành hành động nên còn tham gia bồi dưỡng thiếu tích cực, mang tính đối phó.
Việc xác định nhu cầu bồi dưỡng của GV chưa được thực hiện hoặc thực hiện chưa triệt để nên nhiều khi nội dung bồi dưỡng còn mang tính đại trà, chưa mang đặc trưng với điều kiện từng nhà trường, chưa phù hợp với nhu cầu thực tế của GV, chưa chú trọng nhiều đến bồi dưỡng năng lực dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh cũng như ứng dụng các thành tựu CNTT trong đổi mới dạy học. Thêm vào đó, việc quản lí tác động của chuyển đổi số tới bồi dưỡng năng lực dạy học theo hướng phát triển năng lực HS cho GV của đội ngũ CBQL chưa tốt cũng ảnh hưởng đến tính mới, cập nhật của công tác bồi dưỡng.
Một số phương pháp, hình thức bồi dưỡng năng lực dạy học cho GV chưa đạt hiệu quả. Việc tự xây dựng kế hoạch bồi dưỡng và tự bồi dưỡng của nhiều GV cũng như bồi dưỡng trực tuyến còn mang tính hình thức do thiếu tính tự giác, tích cực, tâm lí ngại đổi mới, ngại vất vả. Việc bồi dưỡng theo cụm trường, liên trường còn hạn chế do thiếu sự liên kết giữa các CBQL nhà trường trong bồi dưỡng GV.
Hình thức kiểm tra, đánh giá bồi dưỡng chưa mang lại tác dụng thúc đẩy GV bởi chưa có chế độ khen thưởng hay kỉ luật của hiệu trưởng được thực thi thỏa đáng.
Kế hoạch quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học theo hướng phát triển năng lực
HS cho giáo viên trong bối cảnh chuyển đổi số thiếu bao quát, cập nhật sự phát triển của CNTT. Xác định mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức bồi dưỡng; xác định sản phẩm cần đạt được sau bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên tiểu học theo hướng phát triển năng lực HS; Xác định những yêu cầu đối với báo cáo viên là những nội dung chưa được nêu hoạch định rõ ràng, chi tiết trong kế hoạch, làm ảnh hưởng đến chất lượng thực hiện.
Công tác tổ chức bồi dưỡng năng lực dạy học theo hướng phát triển năng lực HS cho giáo viên tiểu học huyện Thanh Trì trong bối cảnh chuyển đổi số còn hạn chế trong việc tổ chức cho GV thực hiện các nội dung bồi dưỡng cũng như tổ chức kiểm tra, rút kinh nghiệm về kết quả bồi dưỡng do vẫn được thực hiện theo cách thức truyền thống bởi cần sự đa dạng trong cách thức tổ chức thực hiện và chú ý tới việc khai thác CNTT để nâng cao hiệu quả.
Cùng với công tác tổ chức, việc chỉ đạo bồi dưỡng năng lực dạy học theo hướng phát triển năng lực HS cho giáo viên tiểu học huyện Thanh Trì trong bối cảnh chuyển đổi số cũng thiếu hiệu quả trong chỉ đạo kiểm tra, giám sát đội ngũ giáo viên, chỉ đạo đánh giá kết quả bồi dưỡng và chỉ đạo thực hiện chế độ chính sách cho các bộ phận tham gia bồi dưỡng.
Công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả bồi dưỡng năng lực dạy học theo hướng phát triển năng lực HS cho giáo viên tiểu học huyện Thanh Trì trong bối cảnh chuyển đổi số còn đạt hiệu quả thấp trong kiểm tra kết quả sau bồi dưỡng so với dự kiến ban đầu và kiểm tra mức độ hài lòng của GV sau bồi dưỡng do chưa khai thác tiềm năng của CNTT trong hoạt động này.
Tiểu kết chương 2
Hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học theo hướng phát triển năng lực HS cho giáo viên các trường tiểu học huyện Thanh Trì trong bối cảnh chuyển đổi số đã đạt được một số kết quả nhất định song bên cạnh đó vẫn bộc lộ một số hạn chế đòi hỏi công tác quản lí bồi dưỡng cần có những điều chỉnh phù hợp từ việc xây dựng kế hoạch bồi dưỡng đến tổ chức thực hiện, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát và đánh giá kết quả bồi dưỡng. Trong đó, điểm hạn chế lớn nhất là việc lựa chọn một số nội dung bồi dưỡng chưa thực sự sát với yêu cầu phát triển năng lực HS và nhu cầu của giáo viên. Một số phương pháp, hình thức bồi dưỡng như bồi dưỡng trực tuyến, bồi dưỡng liên trường, cụm trường, tự bồi dưỡng, bồi dưỡng qua trải nghiệm thực tế, … chưa được thực hiện thường xuyên và đánh giá cao về hiệu quả sử dụng. Các hình thức kiểm tra, đánh giá kết quả bồi dưỡng đã triển khai trong chưa triệt để. Một hạn chế lớn nữa là do các thành tựu của công cuộc chuyển đổi số chưa được triển khai hiệu quả trong bồi dưỡng năng lực dạy học cho GV, đặc biệt là khai thác CNTT để phát huy năng lực của HS và GV.
Công tác quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học theo hướng phát triển năng lực HS cho giáo viên các trường tiểu học huyện Thanh Trì trong bối cảnh chuyển đổi số đã được triển hai ở tất cả các khâu từ Lập kế hoạch bồi dưỡng năng lực dạy học, tổ chức thực hiện bồi dưỡng năng lực dạy học, chỉ đạo thực hiện hoạt động bồi dưỡng đến kiểm tra, đánh gia kết quả bồi dưỡng. Đánh giá chung của cán bộ quản lý và giáo viên: các nội dung quản lý đều đã được thực hiện khá thường xuyên và đạt được kết quả nhất định. Tuy nhiên, trong từng khâu của quá trình quản lý vẫn bộc lộ những hạn chế như: Xác định nhu cầu bồi dưỡng của giáo viên, năng lực đội ngũ báo cáo viên tham gia bồi dưỡng; đảm bảo chế độ chính sách cho các bộ phận tham gia hoạt động bồi dưỡng, việc kiểm tra kết quả bồi dưỡng sao cho mang lại hiệu quả thiết thực cho GV được bồi dưỡng cũng như rút kinh nghiệm cho các đợt bồi dưỡng tiếp theo chưa thực hiện tốt. Những hạn chế trong quản lí bồi dưỡng năng lực dạy học theo hướng phát triển năng lực HS cho GV xuất phát từ những nguyên nhân chủ quan và khách quan, trong đó ba nguyên nhân có ảnh hưởng nhiều nhất: Năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý; Tính tích cực, tự giác, ý thức, trách nhiệm tham gia hoạt động bồi dưỡng của đội ngũ giáo viên tiểu học; Những tác động từ sự phát triển của xu thế giáo dục hiện đại, CNTT, chuyển đổi số.
CHƯƠNG 3