Tương quan giữa các biện pháp

Một phần của tài liệu Quản lí bồi dưỡng năng lực dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh cho giáo viên các trường tiểu học huyện thanh trì, thành phố hà nội trong bối cảnh chuyển Đổi số (Trang 128 - 154)

CHƯƠNG 3: BIỆN PHÁP QUẢN LÍ BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC DẠY HỌC THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH CHO GIÁO VIÊN CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC HUYỆN THANH TRÌ TRONG BỐI CẢNH CHUYỂN ĐỔI SỐ

3.4. Khảo nghiệm tính cấp thiết và khả thi của biện pháp

3.4.6. Tương quan giữa các biện pháp

Nghiên cứu này đánh giá mối liên hệ giữa tính cấp thiết và khả thi của các biện pháp nâng cao năng lực sư phạm, hướng đến phát triển năng lực học sinh trong bối cảnh số hóa. Phương pháp nghiên cứu sử dụng hệ số tương quan thứ bậc Spearman để phân tích mối tương quan giữa hai yếu tố nêu trên.

r = 1 -

) 1 ( 6

2 2

  N N

D

Trong đó: r là hệ số tương quan

D là hệ số thứ bậc giữa hai đại lượng so sánh N là số các biện pháp quản lý đề xuất, N = 6

Bảng 3.3. Tương quan tính khả thi và tính cấp thiết của các biện pháp

Biện pháp Tính cấp thiết Tính khả thi

D D2

TB TB

Biện pháp 1 4.21 2 4.18 1 1 1

Biện pháp 2 4.23 1 4.14 2 1 1

Biện pháp 3 4.07 4 3.99 5 1 1

Biện pháp 4 4.13 3 4.07 3 0 0

Biện pháp 5 3.92 6 3.96 6 0 0

Biện pháp 6 3.98 5 4.03 4 1 1

4

Ta có r = 1 - = 0.9

Với hệ số tương quan r = 0.9 cho phép kết luận khẳng định mối tương quan trên là tương quan thuận và chặt chẽ.

Như vậy, các biện pháp đề xuất ở trên có thể áp dụng đảm bảo tính cần thiết, tính khả thi và phù hợp.

Tiểu kết chương 3

Trên cơ sở nghiên cứu lí luận về bồi dưỡng năng lực dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh trong bối cảnh chuyển đổi số (trình bày tại Chương 1) và kết quả khảo sát thực trạng công tác này tại 7 trường tiểu học huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội (trình bày tại Chương 2), ở Chương 3, tác giả đã đề xuất 6 biện pháp nhằm quản lí tốt hoạt động bồi dưỡng năng lực này cho giáo viên:

Thứ 1, triển khai chương trình tập huấn chuyên sâu, nâng cao nhận thức cho đội ngũ quản lý và giáo viên về phương pháp giảng dạy hiện đại, chú trọng phát triển năng lực học sinh trong kỷ nguyên số.

Thứ 2, ban hành kế hoạch đổi mới toàn diện nội dung, phương pháp và hình thức bồi dưỡng chuyên môn giáo viên, hướng tới phát triển năng lực học sinh trong bối cảnh chuyển đổi số.

Thứ 3, tích cực ứng dụng công nghệ số vào công tác quản lý và nâng cao chất lượng bồi dưỡng năng lực giảng dạy, nhằm phát triển năng lực học sinh.

Thứ 4, tăng cường giám sát, kiểm tra và đánh giá chặt chẽ việc bồi dưỡng năng lực sư phạm, tích hợp hiệu quả công nghệ thông tin.

Thứ 5, Tổ chức liên kết các trường trong bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên thông qua các phương tiện CNTT

Thứ 6, Xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên cốt cán làm nòng cốt trong bồi dưỡng thường xuyên năng lực dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh cho giáo viên

Các biện pháp được xây dựng trên nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn, tính đồng bộ, tính khả thi, tính khoa học, phù hợp với đặc điểm các trường tiểu học huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.

Thực hiện việc thu thập ý kiến từ các cán bộ quản lý và giáo viên 7 nhà trường về tính cần thiết và khả thi của các biện pháp quản lý đã đề xuất. Kết quả thu thập ý kiến đã xác nhận rằng các biện pháp đề xuất đều cần thiết và có tính khả thi cao với điều kiện thực tiễn giáo dục tiểu học ở huyện Thanh Trì hiện nay.

Các biện pháp được thiết kế nhằm đáp ứng tốt nhất và kịp thời nhất công tác quản lí bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên theo hướng phát triển năng lực

học sinh, phù hợp với những tác động của công cuộc chuyển đổi số đến giáo dục tiểu học Thanh Trì hiện nay. Để các biện pháp mang lại hiệu quả thiết thực, nâng cao chất lượng bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên, đòi hỏi sự thực hiện đồng bộ các biện pháp; sự tâm huyết, năng lực, tầm nhìn của đội ngũ CBQL; ý thức trách nhiệm, tinh thần cầu tiến, ham học hỏi của đội ngũ GV tham gia bồi dưỡng; cùng với đó là sự đầu tư hợp lí về hạ tầng công nghệ đáp ứng yêu cầu của xu thế chuyển đổi số trong giáo dục và sự liên kết, chia sẻ chuyên môn giữa các nhà trường qua ứng dụng CNTT.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận

Quá trình nghiên cứu về các biện pháp quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh cho giáo viên các trường tiểu học huyện Thanh Trì trong bối cảnh chuyển đổi số cho phép kết luận:

1.1. Về mặt lí luận

Năng lực dạy học là năng lực quan trọng trong các năng lực nghề nghiệp của giáo viên đã được nhiều chuyên gia Việt Nam và thế giới nghiên cứu. Với sự phát triển của giáo dục và khoa học công nghệ hiện nay, trước yêu cầu của chương trình GDPT 2018 đặt ra về năng lực dạy học của giáo viên: phải dạy học sao cho học sinh phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động và tinh thần tự học để không ngừng nâng cao năng lực học tập. Muốn làm được điều này, người giáo viên cần không ngừng bồi dưỡng và tự bồi dưỡng để nâng cao năng lực dạy học của bản thân, để không bị

“lạc lõng” giữa xu hướng dạy học mới, xu hướng dạy học ứng dụng các yếu tố của chuyển đổi số. Nhằm nâng cao chất lượng bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên, quản lí bồi dưỡng năng lực dạy học trở thành vấn đề quan tâm của nhiều học giả, cán bộ quản lí. Những tác phẩm, công trình nghiên cứu của các tác gia đó có được đánh giá cao là cơ sở lí luận để tác giả nghiên cứu, đề xuất các biện pháp quản lí bồi dưỡng năng lực dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh cho giáo viên các trường tiểu học huyện Thanh Trì trong bối cảnh chuyển đổi số mang lại hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng dạy học tiểu học của huyện Thanh Trì.

1.2. Về mặt thực tiễn

CBQL và GV các trường tiểu học huyện Thanh Trì đều nhận thức được tầm quan trọng, sự cần thiết của năng lực dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh, công tác bồi dưỡng cũng như quản lí bồi dưỡng năng lực này cho giáo viên trong bối cảnh chuyển đổi số hiện nay. Song, do kiến thức về năng lực dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh, kiến thức về ứng dụng chuyển đổi số trong dạy học cũng như trong bồi dưỡng giáo viên chưa thật đầy đủ nên vẫn xuất hiện những hạn chế: nội dung bồi dưỡng còn đại trà, chưa dựa trên nhu cầu của giáo viên, chưa tập trung vào năng lực dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh và khai thác

những yếu tố tích cực của chuyển đổi số trong dạy học; phương pháp và hình thức bồi dưỡng chưa đa dạng, phong phú, chưa chú trọng khai thác CNTT trong bồi dưỡng nên chưa phát huy được tính chủ động, sáng tạo của giáo viên. Thêm vào đó, công tác quản lí bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên cũng cần có những điều chỉnh để nâng cao chất lượng quản lí, từ đó nâng cao hiệu quả bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên đáp ứng yêu cầu của chương trình GDPT 2018 và xu thế phát triển của giáo dục trong thời đại công nghệ số. Các yếu tố quản lí bồi dưỡng chưa mang lại kết quả mong đợi do không xác định nhu cầu bồi dưỡng của giáo viên; xây dựng kế hoạch bồi dưỡng thiếu chi tiết, rõ trọng tâm bồi dưỡng năng lực dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh trong bối cảnh chuyển đổi số; ứng dụng các yếu tố tích cực của chuyển đổi số trong tổ chức bồi dưỡng, chỉ đạo và kiểm tra, giám sát các hoạt động quản lí bồi dưỡng chưa tối ưu, chưa phát huy hết những lợi thế của CNTT; đầu tư cơ sở vật chất, đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu ứng dụng CNTT trong dạy học mới ở mức đáp ứng yêu cầu cơ bản; …

Công tác quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh cho giáo viên các trường tiểu học huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội trong bối cảnh chuyển đổi số chịu ảnh hưởng của cả yếu tố chủ quan và khách quan:

năng lực của đội ngũ cán bộ quản lí; tính tích cực, tự giác, ý thức, trách nhiệm tham gia hoạt động bồi dưỡng của đội ngũ giáo viên tiểu học; năng lực của đội ngũ giảng viên, báo cáo viên; điều kiện cơ sở vật chất phục vụ bồi dưỡng; sự phát triển của xu thế giáo dục hiện đại, CNTT, chuyển đổi số; chế độ, chính sách cho hoạt động bồi dưỡng;… . Bởi vậy, để công tác quản lí bồi dưỡng đạt mục tiêu đề ra, mỗi nhà trường cần tính toán kĩ lưỡng mức độ ảnh hưởng của các yếu tố chủ quan và khách quan, thúc đẩy những tác động tích cực, hạn chế những tác động tiêu cực để tạo điều kiện tốt nhất cho công tác bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên đạt mục tiêu kì vọng.

1.3. Những kết quả nghiên cứu cơ sở lí luận và điều tra thực tiễn về năng lực dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh trong bối cảnh chuyển đổi số là cơ sở để tác giả đề xuất 5 biện pháp quản lí bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên các trường tiểu học huyện Thanh Trì vừa đáp ứng nhu cầu của giáo viên, vừa phù hợp

với thực tiễn: tổ chức tập huấn nâng cao nhận thức của cán bộ quản lí và giáo viên về năng lực dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh trong bối cảnh chuyển đổi số; Chỉ đạo đổi mới nội dung, phương pháp và hình thức thực hiện bồi dưỡng năng lực dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh cho giáo viên trong bối cảnh chuyển đổi số; Tổ chức ứng dụng những yếu tố tích cực của chuyển đổi số trong quản lí bồi dưỡng năng lực dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh;

Quản lý kiểm tra đánh giá, giám sát chặt chẽ công tác bồi dưỡng năng lực dạy học có ứng dụng CNTT; Tổ chức liên kết các trường trong bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên thông qua các phương tiện CNTT. Các biện pháp đã nêu trên tác động bổ trợ lẫn nhau để vừa nâng cao kiến thức chuyên môn về năng lực dạy học của giáo viên, vừa tác động đến ý thức tự giác, trách nhiệm của giáo viên tham gia bồi dưỡng; đưa quá trình dạy học tiểu học không nằm ngoài xu thế vận động, phát triển của công cuộc chuyển đổi số; làm cho quá trình bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên diễn ra thường xuyên, liên tục qua việc khai thác thành tựu về chuyển đổi số để tạo cơ hội tự bồi dưỡng cho giáo viên, tạo sự kết nối, chia sẻ chuyên môn giữa giáo viên các nhà trường trong huyện.

2. Khuyến nghị

Để các biện pháp quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh trong bối cảnh chuyển đổi số đáp ứng nhu cầu dạy học tại các trường tiểu học huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội trong giai đoạn hiện nay,tác giả xin đưa ra một số khuyến nghị như sau:

2.1. Đối với Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Thanh Trì

Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội cần chú trọng hơn nữa về bồi dưỡng năng lực dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh trong bối cảnh chuyển đổi số cho giáo viên tiểu học: ra các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên; tạo điều kiện cho các nhà trường tiểu học chủ động thực hiện các biện pháp bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên phù hợp với điều kiện thực tế mỗi nhà trường; là cầu nối giúp các trường tiểu học trong huyện liên kết chia sẻ, trao đổi về năng lực dạy học; tham mưu với UBND huyện đầu tư trang thiết bị công nghệ thông tin cũng như bổ sung nguồn kinh phí hợp lí cho các nhà

trường thuận lợi trong tổ chức bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên đáp ứng yêu cầu dạy học giữa tác động của công cuộc chuyển đổi số.

Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội tổ chức các khóa tập huấn, bồi dưỡng CBQL, khuyến khích CBQL tham gia các lớp học về quản lí bồi dưỡng nhằm giúp đội ngũ CBQL chủ động, vững vàng hơn trong quản lí bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên.

2.2. Đối với các trường tiểu học trong huyện

Đội ngũ cán bộ quản lí cần không ngừng bồi dưỡng, tự bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lí, năng lực ứng dụng CNTT, luôn có tư duy mở, sẵn sàng đón nhận những đổi mới trong giáo dục, sáng tạo trong công tác quản lí, trong đó có quản lí bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên.

Cán bộ giáo viên cần ý thức sâu sắc về trách nhiệm chuyên môn, tích cực tự rèn luyện và nâng cao năng lực sư phạm, hướng đến phát triển toàn diện năng lực học sinh. Triết lý sư phạm đổi mới, ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong giảng dạy cần được ưu tiên, nhằm khơi dậy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh.

Về quản lý và nâng cao năng lực sư phạm trong bối cảnh số hóa, ban giám hiệu nhà trường cần:

- Đánh giá kỹ năng giảng dạy, nhu cầu bồi dưỡng, điều kiện nguồn lực (nhân sự, vật chất) để xây dựng kế hoạch phù hợp với năng lực giáo viên, điều kiện trường học và mục tiêu giáo dục trong thời đại số.

- Cần tạo sự đa dạng trong các loại hình, phương thức và nội dung bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên đảm bảo tính cập nhật, thiết thực, phát huy năng lực giáo viên trong bồi dưỡng.

- Chú trọng đảm bảo các điều kiện về nền tảng CNTT phục vụ công tác bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên để công tác bồi dưỡng đáp ứng yêu cầu giáo dục trong bối cảnh chuyển đổi số, tạo điều kiện cho giáo viên được tiếp xúc với công nghệ và sử dụng công nghệ trong giảng dạy phù hợp với điều kiện của nhà trường.

- Ban hành những chính sách khuyến khích, tạo động lực cho giáo viên tích

cực bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn (kinh phí bồi dưỡng; chế độ khen thưởng, đãi ngộ;...) cùng với những chế tài xử lí với giáo viên chưa hoàn thành nhiệm vụ bồi dưỡng ( chế độ kỉ luật, xử phạt, …) để mỗi giáo viên nâng cao ý thức, trách nhiệm trong bồi dưỡng nhằm mang lại lợi ích cho bản thân giáo viên trong quá trình lao động nghề nghiệp cũng như mang lại lợi ích cho HS được phát triển năng lực trong quá trình học tập dưới sự dẫn dắt của giáo viên.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Danh mục tài liệu tiếng Việt

1. Ban chấp hành Trung ương Ðảng khóa XI (2013), “Nghị quyết số 29/NQ- TW”, Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, Hà Nội

2. Bộ Giáo dục và đào tạo (2019), Chương trình bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông, Thông tư số 17/2019/TT-BGDĐT ngày 01/11/2009 .

3. Bộ Giáo dục và đào tạo (2007), Quy định về Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học, Quyết định số 14/2007/QĐ-BGDĐT ngày 04/5/2007.

4. Bộ Giáo dục và đào tạo (2018), Chương trình giáo dục phổ thông chương trình tổng thể, Ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT 26/12/2018 của Bộ trưởng Bộ GDĐT)

5. Bộ Giáo dục và đào tạo (2022), Bộ chỉ số đánh giá mức độ chuyển đổi số của cơ sở giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên, Quyết định số 4725/QĐ- BGDĐT ngày 30/12/2022.

6. Bộ Giáo dục và đào tạo (2023), Chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học, Quyết định số 2001/QĐ-BGDĐT.

7. Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2014), Đại cương khoa học quản lý, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội.

8. Thomas Gordon (2021), Bồi dưỡng giáo viên hiệu quả, Nhà Xuất Bản Đại Học Quốc Gia Hà Nội.

9. Phạm Minh Hạc (1998), Một số vấn đề về quản lí giáo dục, NXB Giáo dục, Hà Nội.

10. Đặng Xuân Hải (2005), Vận dụng lý thuyết quản lý sự thay đổi để chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học trong các trường đại học trong giai đoạn hiện nay, Tạp chí Giáo dục số Tháng 1/2005

11. Đặng Xuân Hải, Nguyễn Sỹ Thư (2012), Quản lí giáo dục, quản lí nhà trường trong bối cảnh thay đổi, NXB giáo dục Việt Nam

12. Harold Koontz, Cyril O’donnell, Heinz Weihrich (1992), Những vấn đề cốt yếu của quản lí, NXB Khoa học và kĩ thuật Hà Nội.

13. Bùi Hiền (2001), Từ điển Giáo dục học, NXB Từ điển Bách khoa, Hà Nội.

14. Hiệp hội các trường Đại học, Cao đẳng Việt Nam (2020), Khái niệm chuyển đổi số và chuyển đổi số trong giáo dục đại học, Tài liệu tham khảo (Lưu hành nội bộ)

15. Cảnh Chí Hoàng, Trần Vĩnh Hoàng (2013), Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực ở một số nước và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam, Tạp chí Phát triển và hội nhập.

16. Trần Bá Hoành (2002), Bồi dưỡng tại chỗ và bồi dưỡng thường xuyên, Tạp chí giáo dục, tháng 11.

17. Vũ Xuân Hùng (2012), Dạy học hiện đại và nâng cao năng lực dạy học cho giáo viên, NXB Lao động – Xã hội

18. Vũ Thị Thu Huyền (2015), Quản lí công tác bồi dưỡng giáo viên tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp, Luận án tiến sĩ khoa học giáo dục.

19. Đặng Thành Hưng, Ngô Hải Chi (2017), Bản chất, cấu trúc và đặc điểm phát triển của năng lực học độc lập, Tạp chí Giáo dục, Số 400.

20. Nguyễn Thị Hường (2021), Lãnh đạo và quản lí sự thay đổi trong nhà trường, Bài giảng chuyên đề ĐH Vinh

21. Nguyễn Thị Mỹ Lộc (Chủ biên) (2012) Quản lí giáo dục – một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

22. Trịnh Văn Minh (CB), Đặng Bá Lãm (2020), Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục, NXB Đại học QG Hà Nội

23. Phạm Văn Ngát (2023), Báo cáo tóm tắt kết quả thực hiện kế hoạch nhiệm vụ năm học 2022-2023 và phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm năm học 2023- 2024 của ngành Giáo dục và Đào tạo huyện Thanh Trì, Phòng GD&ĐT huyện Thanh Trì, Hà Nội.

24. Phạm Hồng Quang (2016), Giải pháp đào tạo giáo viên theo định hướng năng lực, Tạp chí Giáo dục – Bộ GD&ĐT số 216.

Một phần của tài liệu Quản lí bồi dưỡng năng lực dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh cho giáo viên các trường tiểu học huyện thanh trì, thành phố hà nội trong bối cảnh chuyển Đổi số (Trang 128 - 154)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)