CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÍ BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC DẠY HỌC THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH
2.5. Thực trạng quản lí bồi dưỡng năng lực dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh cho giáo viên các trường tiểu học huyện Thanh Trì
2.5.4. Thực trạng tổ chức thực hiện bồi dưỡng năng lực dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh cho giáo viên tiểu học trong bối cảnh chuyển đổi số
Bảng 2.13. Kết quả khảo sát thực trạng tổ chức thực hiện bồi dưỡng năng lực dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh cho giáo viên tiểu học trong bối cảnh chuyển đổi số
1. Chưa đạt yêu cầu 2. Đạt yêu cầu; 3. Khá; 4. Tốt; 5. Rất tốt
TT Tổ chức thực hiện bồi dƣỡng năng lực dạy học
Hiệu quả thực hiện
TB
1 2 3 4 5
1
Triển khai, hướng dẫn các bước và quy trình bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên theo hướng phát triển năng lực học sinh rõ ràng, chi tiết
0 48 39 44 19
3.23 2
0.0% 32.0% 26.0% 29.3% 12.7%
2
Phân công, chỉ đạo từng bộ phận, thành viên tham gia bồi dưỡng năng lực dạy học đúng nhiệm vụ, đảm bảo tính chuyên sâu
0 35 63 41 11
3.19 3 0.0% 23.3% 42.0% 27.3% 7.3%
3
Xây dựng cơ chế phối hợp giữa các bộ phận để triển khai bồi dưỡng (quản lí, chuyên môn, văn phòng)
0 38 58 47 17
3.49 1 0.0% 25.3% 38.7% 31.3% 11.3%
4
Tổ chức chỉ đạo giáo viên tiểu học thực hiện từng nội dung bồi dưỡng năng lực dạy học theo hướng phát triển năng lực HS
0 46 59 37 8
3.05 5
0.0% 30.7% 39.3% 24.7% 5.3%
5 Huy động các nguồn lực 0 49 49 42 10 3.09 4
TT Tổ chức thực hiện bồi dƣỡng năng lực dạy học
Hiệu quả thực hiện
TB
1 2 3 4 5
thực hiện chế độ chính sách cho giáo viên và đảm bảo các điều kiện
bồi dưỡng 0.0% 32.7% 32.7% 28.0% 6.7%
6
Triển khai công tác kiểm tra và rút kinh nghiệm về kết quả bồi dưỡng năng lực dạy học theo hướng phát huy năng lực HS
0 51 48 46 5
3.03 6 0.0% 34.0% 32.0% 30.7% 3.3%
Kết quả khảo sát thể hiện tính bài bản trong tổ chức thực hiện kế hoạch bồi dưỡng năng lực dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh cho giáo viên tiểu học trong bối cảnh chuyển đổi số. Cả 6 yếu tố về tổ chức đều được triển khai đầy đủ ở mức khá (điểm trung bình trên 3.0).
“Xây dựng cơ chế phối hợp giữa các bộ phận để triển khai bồi dưỡng (quản lí, chuyên môn, văn phòng)” được đánh giá cao nhất, ở mức Tốt cho thấy các nhà trường luôn chú ý tới cơ chế phối hợp giữa các bộ phận để quá trình tổ chức bồi dưỡng diễn ra nhịp nhàng, thuận lợi. Cùng với đó, việc phân công nhiệm vụ cho các bộ phận, thành viên tham gia bồi dưỡng, việc triển khai hoạt động bồi dưỡng và hướng dẫn các bước thực hiện cũng được đánh giá gần mức tốt, xếp thứ 2 và 3 (điểm TB là 3.19 và 3.23).Việc huy động các nguồn lực để đảm bảo các điều kiện bồi dưỡng được thực hiện đảm bảo.
“Tổ chức chỉ đạo giáo viên tiểu học thực hiện từng nội dung bồi dưỡng năng lực dạy học theo hướng phát triển năng lực HS” và “Triển khai công tác kiểm tra và rút kinh nghiệm về kết quả bồi dưỡng năng lực dạy học theo hướng phát huy năng lực HS” chưa được đánh giá cao (xếp thứ tự 5 và 6) cho thấy cần có biện pháp hiệu quả hơn để tổ chức hai nội dung này, đặc biệt là triển khai công tác kiểm tra và rút kinh nghiệm về kết quả bồi dưỡng.
2.5.5. Thực trạng chỉ đạo thực hiện bồi dưỡng năng lực dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh cho giáo viên tiểu học trong bối cảnh chuyển đổi số
Bảng 2.14. Kết quả khảo sát thực trạng chỉ đạo thực hiện kế hoạch bồi dưỡng năng lực dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh cho giáo viên tiểu học trong
bối cảnh chuyển đổi số
1. Chưa đạt yêu cầu 2. Đạt yêu cầu; 3. Khá; 4. Tốt; 5. Rất tốt
TT Chỉ đạo thực hiện bồi dƣỡng năng lực dạy học
Hiệu quả thực hiện
TB
1 2 3 4 5
1
Chỉ đạo xây dựng nội dung bồi dưỡng năng lực dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh trong bối cảnh chuyển đổi số
0 45 44 48 13
3.19 3
0.0% 30.0% 29.3% 32.0% 8.7%
2
Chỉ đạo đội ngũ giảng viên, báo cáo viên thực hiện nhiệm vụ
0 45 54 39 12
3.12 4 0.0% 30.0% 36.0% 26.0% 8.0%
3
Chỉ đạo thực hiện đa dạng hóa các hình thức và phương pháp bồi dưỡng, ứng dụng thành tựu chuyển đổi số
0 49 48 42 11
3.10 5 0.0% 32.7% 32.0% 28.0% 7.3%
4
Chỉ đạo đảm bảo các điều kiện phục vụ đáp ứng yêu cầu bồi dưỡng trong bối cảnh chuyển đổi số
0 42 46 46 16
3.24 1 0.0% 28.0% 30.7% 30.7% 10.7%
5 Chỉ đạo công tác kiểm 0 51 46 46 7 3.06 6
TT Chỉ đạo thực hiện bồi dƣỡng năng lực dạy học
Hiệu quả thực hiện
TB
1 2 3 4 5
tra, giám sát đội ngũ giáo
viên được bồi dưỡng 0.0% 34.0% 30.7% 30.7% 4.7%
6 Chỉ đạo đánh giá kết quả bồi dưỡng
0 52 47 42 9
3.05 7 0.0% 34.7% 31.3% 28.0% 6.0%
7
Chỉ đạo thực hiện chế độ chính sách cho các bộ phận tham gia công tác bồi dưỡng
0 54 48 40 8
3.01 8 0.0% 36.0% 32.0% 26.7% 5.3%
8 Chỉ đạo huy động các nguồn lực cho bồi dưỡng
0 41 49 46 14
3.22 2 0.0% 27.3% 32.7% 30.7% 9.3%
Kết quả khảo sát về thực trạng chỉ đạo thực hiện bồi dưỡng năng lực dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh cho giáo viên tiểu học các trường tiểu học huyện Thanh Trì trong bối cảnh chuyển đổi số đang diễn ra khá tốt (điểm TB trên 3.0).
Các công tác “Chỉ đạo đảm bảo các điều kiện phục vụ đáp ứng yêu cầu bồi dưỡng trong bối cảnh chuyển đổi số”, “Chỉ đạo huy động các nguồn lực cho bồi dưỡng” được đánh giá ở mức độ đầu bảng (xếp thứ 1-2-3) thể hiện sự quan tâm và cách thức chỉ đạo phù hợp của đội ngũ CBQL nhằm tạo những điều kiện tốt nhất cho GV khi tham gia bồi dưỡng năng lực dạy học.
Tiếp sau đó là các công tác “Chỉ đạo xây dựng nội dung bồi dưỡng năng lực dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh trong bối cảnh chuyển đổi số”,
“Chỉ đạo đội ngũ giảng viên, báo cáo viên thực hiện nhiệm vụ”, “Chỉ đạo thực hiện đa dạng hóa các hình thức và phương pháp bồi dưỡng, ứng dụng thành tựu chuyển đổi số” thể hiện sự quan tâm chỉ đạo của CBQL về các yếu tố chuyên môn, yếu tố con người trong thực hiện bồi dưỡng, sẽ tác động trực tiếp đến bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên.
Trong khi đó, “Chỉ đạo đánh giá kết quả bồi dưỡng”, “Chỉ đạo công tác kiểm tra, giám sát đội ngũ giáo viên được bồi dưỡng” và “Chỉ đạo thực hiện chế độ chính sách cho các bộ phận tham gia công tác bồi dưỡng” mang lại hiệu quả thấp nhất trong công tác chỉ đạo ( điểm TB 3.06, 3.05 và 3.01). Điều này cho thấy cần có biện pháp chỉ đạo kiểm tra, giám sát đội ngũ GV tham gia bồi dưỡng cũng như đánh giá kết quả bồi dưỡng sao cho thúc đẩy GV tích cực, tự giác trong tham gia bồi dưỡng, đồng thời cũng cần thực hiện chế độ chính sách hợp lí cho các bộ phận tham gia bồi dưỡng để quá trình bồi dưỡng diễn ra với tâm lí thoải mái, mang lại hiệu quả cao hơn trong bồi dưỡng.