CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÍ BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC DẠY HỌC THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH
2.3. Thực trạng năng lực dạy học theo hướng phát triển năng lực học
Bảng 2.1. Kết quả khảo sát thực trạng các năng lực dạy học của giáo viên trong bối cảnh chuyển đổi số
(1) Chưa đạt (2) Đạt (3) Khá (4) Tốt (5) Rất tốt TT Nội dung khảo sát Mức độ đánh giá
TB
1 2 3 4 5
1 Kiến thức của giáo viên về dạy học Nắm vững kiến thức và
có hiểu biết rộng về bộ môn phụ trách giảng dạy
0 28 43 43 36
3.58 1 0.0% 18.7% 28.7% 28.7% 24.0%
Nắm vững kiến thức và có hiểu biết rộng về phương pháp, hình thức tổ chức, kĩ thuật dạy học tích cực, các phần mềm CNTT phục vụ dạy học
0 55 58 22 15
2.98 2
0.0% 36.7% 38.7% 14.7% 10.0%
Thường xuyên cập nhật kiến thức chuyên môn và các thành tựu CNTT hỗ trợ dạy học
0 69 50 22 9
2.81 3 0.0% 46.0% 33.3% 14.7% 6.0%
Tự học, tự bồi dưỡng để bổ sung và hoàn thiện tri thức bản thân về dạy học theo hướng phát triển năng lực HS
0 70 52 24 4
2.75 4 0.0% 46.7% 34.7% 16.0% 2.7%
2 Năng lực thiết kế dạy học
Hiểu trình độ của học 0 35 45 43 27 3.41 1
TT Nội dung khảo sát Mức độ đánh giá
TB
1 2 3 4 5
sinh trong lớp giảng dạy (vốn kiến thức đã có, khả năng lĩnh hội kiến thức mới, những khó khăn có thể gặp phải trong quá trình lĩnh hội
kiến thức mới, …) 0.0% 23.3% 30.0% 28.7% 18.0%
Xác định mục tiêu bài học, xây dựng kế hoạch bài dạy phù hợp với năng lực của học sinh
0 42 56 40 12
3.15 3 0.0% 23.3% 30.0% 28.7% 18.0%
Thu thập, nghiên cứu tài liệu về nội dung bài dạy
0 32 48 48 22
3.40 2 0.0% 21.3% 32.0% 32.0% 14.7%
Xác định các hoạt động, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học phát triển năng lực học sinh
0 64 61 17 8
2.79 4 0.0% 42.7% 40.7% 11.3% 5.3%
Ứng dụng ICT (CNTT và truyền thông) thiết kế bài giảng điện tử, học liệu điện tử
12 75 38 19 6
2.47 5 8.0% 50.0% 25.3% 12.7% 4.0%
3 Năng lực tổ chức dạy học Sử dụng các phương pháp, tổ chức các hoạt động dạy học phát triển năng lực HS
0 69 58 18 5
2.73 3 0.0% 46.0% 38.7% 12.0% 3.3%
TT Nội dung khảo sát Mức độ đánh giá
TB
1 2 3 4 5
Sử dụng phương tiện, thiết bị dạy học và ICT
8 66 41 29 6
2.67 4 5.3% 44.0% 27.3% 19.3% 4.0%
Trình diễn kĩ năng (thao tác mẫu), giao tiếp và sử dụng ngôn ngữ (lời nói, cử chỉ, điệu bộ, ...)
0 34 44 48 24
3.41 2 0.0% 22.7% 29.3% 32.0% 16.0%
Xử lí tình huống sư phạm trong dạy học
0 36 43 45 26
3.41 2 0.0% 24.0% 28.7% 30.0% 17.3%
Xác định khối lượng kiến thức mới và điều chỉnh những sai lệch trong quá trình lĩnh hội kiến thức mới của học sinh
0 35 41 48 26
3.43 1 0.0% 23.3% 27.3% 32.0% 17.3%
4 Năng lực kiểm tra, đánh giá HS trong dạy học Quan sát, theo dõi, trao
đổi, kiểm tra quá trình học tập của học sinh
0 32 43 48 27
3.47 1 0.0% 21.3% 28.7% 32.0% 18.0%
Tư vấn, hướng dẫn học sinh tự đánh giá, đánh giá lẫn nhau trong quá trình học tập
0 34 43 49 24
3.42 2 0.0% 22.7% 28.7% 32.7% 16.0%
Ra đề kiểm tra, đánh giá định tính, định lượng
0 44 45 42 19
3.24 3 0.0% 29.3% 30.0% 28.0% 12.7%
Ứng dụng CNTT (phần mềm ứng dụng, thiết bị công nghệ, …) trong kiểm tra, đánh giá
9 64 69 6 2
2.46 4 6.0% 42.7% 46.0% 4.0% 1.3%
TT Nội dung khảo sát Mức độ đánh giá
TB
1 2 3 4 5
5 Năng lực quản lí dạy học Lập kế hoạch dạy học, xây dựng lịch trình, thời gian biểu cho các hoạt động dạy học
0 32 48 48 22
3.40 2 0.0% 21.3% 32.0% 32.0% 14.7%
Phân phối, điều chỉnh thời gian hợp lí cho các hoạt động trong quá trình tổ chức dạy học
0 39 50 43 18
3.27 3 0.0% 26.0% 33.3% 28.7% 12.0%
Hướng dẫn, điều hành công việc học tập của học sinh đảm bảo tiến trình, mục tiêu
0 37 43 46 25
3.41 1 0.0% 24.7% 28.7% 30.7% 16.7%
Huy động, phân phối, tổ chức các nguồn lực, quản lý lớp học để thực hiện tốt các hoạt động dạy học
0 46 42 45 17
3.22 4 0.0% 30.7% 28.0% 30.0% 11.3%
Tự kiểm tra, đánh giá rút kinh nghiệm cho việc dạy học của mình
5 62 55 21 7
2.75 5 3.3% 41.3% 36.7% 14.0% 4.7%
6
Đánh giá chung về năng lực dạy học của giáo viên
0 56 71 17 6
2.82 0.0% 37.3% 47.3% 11.3% 4.0%
Dựa trên kết quả khảo sát đối với 150 cán bộ, giáo viên về những biểu hiện của các năng lực thành phần trong năng lực dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh của giáo viên các trường tiểu học huyện Thanh Trì trong bối cảnh chuyển đổi số, có thể thấy:
Khi đánh giá chung về năng lực dạy học theo hướng phát triển năng lực HS trong bối cảnh chuyển đổi số, năng lực của giáo viên tiểu học huyện Thanh Trì được xếp ở mức Khá ( điểm TB 2.82), tất cả các năng lực đều xếp ở mức Trung bình trở lên, song trong các năng lực được khảo sát, không có năng lực nào được đánh giá ở mức rất cao (các điểm TB đều dưới 4.2). Một số năng lực của GV đạt mức đánh giá cao (điểm TB hơn 3.4) đều là những năng lực GV đã được rèn luyện thường xuyên qua đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ tại các trường sư phạm rồi tiếp tục củng cố trong thực tiễn giảng dạy. Trong đó, kết quả khảo sát về năng lực nắm vững kiến thức và có hiểu biết rộng về bộ môn phụ trách giảng dạy đạt điểm trung bình cao nhất là 3.58. Tuy nhiên, các biểu hiện của năng lực dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh, năng lực ứng dụng CNTT trong các hoạt động thiết kế dạy học, tổ chức dạy học, … mới chỉ xếp ở mức Trung bình hoặc Khá.
Mặt khác, trong bối cảnh chuyển đổi số, việc ứng dụng các thành tựu của CNTT và chuyển đổi số trong dạy học mang tính đòi hỏi cao, song những năng lực này của GV còn thấp: ứng dụng ICT (CNTT và truyền thông) thiết kế bài giảng điện tử, học liệu điện tử; sử dụng phương tiện, thiết bị dạy học và ICT; ứng dụng CNTT (phần mềm ứng dụng, thiết bị công nghệ, …) trong kiểm tra, đánh giá vẫn còn GV chưa đạt cũng như mức điểm trung bình của các năng lực này còn thấp với mức Trung bình hoặc đầu mức Khá với mức điểm lần lượt: 2.47 – 2.67 – 2.46. Mặt khác, một năng lực quan trọng để giúp giáo viên không ngừng phát triển năng lực dạy học: tự kiểm tra, đánh giá rút kinh nghiệm cho việc dạy học của mình cũng đạt điểm trung bình đầu mức Khá (2.77), thấp nhất trong các năng lực Quản lí dạy học. Số liệu này cho thấy nhiều giáo viên chưa ý thức được hết tầm quan trọng của năng lực này, bởi đây có thể coi là những điều kiện không thể thiếu để GV ngày càng có năng lực dạy học vững vàng để thực hiện thành công nhiệm vụ dạy học hiện nay.
Qua phỏng vấn, CBQL01 cho biết: “Năng lực dạy học của giáo viên tiểu học hiện nay không đồng đều giữa các nhà trường với các điều kiện dạy học khác nhau mà còn không đồng đều ở cả trong mỗi nhà trường. Những giáo viên có tuổi nghề, nhiều kinh nghiệm về các năng lực dạy học đặc thù của giáo viên tiểu học nhưng lại hạn chế về cập nhật đổi mới PPDH, ứng dụng CNTT. Những giáo viên trẻ thiếu
kinh nghiệm giảng dạy nhưng lại có ưu thế về khai thác CNTT trong dạy học. Mặc dù, một vài năm trở lại đây, năng lực dạy học của giáo viên đã có sự chuyển biến song vẫn chưa đáp ứng tốt yêu cầu của giáo dục hiện tại ngày càng nâng cao.”
CBQL02 cho rằng: “Những năm gần đây, đặc biệt là khi chương trình GDPT 2018 được triển khai, dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh được chú trọng hơn trước song vẫn còn nhiều giáo viên chưa thực hiện thường xuyên, tích cực. Thêm vào đó, bối cảnh chuyển đổi số lại đặt ra những thách thức mới cho giáo viên, đặc biệt là đội ngũ giáo viên lâu năm có nhiều hạn chế về năng lực ứng dụng CNTT. Yêu cầu đặt ra là cần bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên khai thác CNTT hiệu quả trong dạy học góp phần phát triển năng lực học sinh”.
Tóm lại, việc khảo sát cho thấy năng lực dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh của giáo viên các trường tiểu học huyện Thanh Trì đã đáp ứng ở mức cơ bản yêu cầu giáo dục trong bối cảnh chuyển đổi số và cần được cải thiện để chất lượng dạy học, giáo dục tại các trường tiểu học của huyện Thanh Trì được nâng cao hơn nữa. Kết quả khảo sát cũng giúp các nhà quản lí xác định được nhu cầu bồi dưỡng năng lực dạy học của giáo viên để có biện pháp quản lí và bồi dưỡng giáo viên đạt chất lượng.